Bài 32

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1 (trang 167 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Lớp 6

Tên tác phẩm Tác giả Nước Thế kỉ Thể loại Nội dung và nghệ thuật
Cây bút thần Trung Quốc Cổ tích

*Giá trị nội dung

“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

*Giá trị nghệ thuật

– Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.

– Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.

Ông lão đánh cá và con cá vàng A. Pu-skin Nga Thế kỉ XIX Cổ tích

*Giá trị nội dung

“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

*Giá trị nghệ thuật

– Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện.

– Sự đối lập giữa các nhân vật.

– Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo.

Mẹ hiền dạy con Trung quốc năm 18 TCN Truyện trung đại

*Giá trị nội dung

– Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:

 + Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp.

 + Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.

 + Thương con nhưng không nuông chiều mà ngược lại rất kiên quyết.

– Truyện nêu vai trò, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

*Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian.

– Có nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa gợi xúc động trong lòng người đọc.

Lòng yêu nước I-li-a Ê-ren- bua Liên Xô 1942 Bút kí

*Giá trị nội dung

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

*Giá trị nghệ thuật

– Lập luận chặt chẽ.

– Dẫn chứng điển hình, thuyết phục.

Buổi học cuối cùng An-phông-xơ Đô-đê Pháp Thế kỉ XIX Truyện

*Giá trị nội dung

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.

*Giá trị nghệ thuật

– Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng.

– Ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động.

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn 1854 Thư

*Giá trị nội dung

Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn,tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

*Giá trị nghệ thuật

– Giọng văn giàu sức truyền cảm.

– Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

Lớp 7

Tên tác phẩm Tác giả Nước Thế kỉ Thể loại Nội dung và nghệ thuật
Mẹ tôi Ét-môn-đô A-mi-xi I-ta-li-a 1886 Truyện

*Giá trị nội dung

– Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con.

– Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”.

*Giá trị nghệ thuật

– Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.

– Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.

– Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố) Lí Bạch Trung Quốc Thế kỉ VIII Thơ

*Giá trị nội dung

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

*Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

– Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo.

– Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm.

– Nghệ thuật so sáng và phóng đại.

– Tả cảnh ngụ tình.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch Trung Quốc Thế kỉ VIII Thơ

*Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.

*Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ ngũ ngôn cổ thể.

– Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện.

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm.

– Nghệ thuật đối.

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương Trung Quốc Thế kỉ VIII Thơ

*Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

*Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

– Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi.

– Phép đối.

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm.

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ Trung Quốc Thế kỉ VIII Thơ

*Giá trị nội dung

Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của chính bản thân Đỗ Phủ vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

*Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ cổ thể.

– Sự sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí.

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Lớp 8

Tên tác phẩm Tác giả Nước Thế kỉ Thể loại Nội dung và nghệ thuật
Cô bé bán diêm An-đéc-xen Đan Mạch Thế kỉ XIX Truyện

*Giá trị nội dung

– Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

*Giá trị nghệ thuật

– Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) Xéc-van-tét Tây Ban Nha Đầu thế kỉ XVII Tiểu thuyết

*Giá trị nội dung

– Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.

– Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

*Giá trị nghệ thuật

– Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.

– Có giọng điệu hài hước, phê phán.

Chiếc lá cuối cùng O Hen-ri Đầu thế kỉ XX Truyện ngắn

*Giá trị nội dung

– Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

*Giá trị nghệ thuật

– Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp Cư-rơ-gư-xtan Thế kỉ XX Tiểu thuyết

*Giá trị nội dung

– Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội hoạ và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.

*Giá trị nghệ thuật

– Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

– Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

– Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô Pháp Năm 1762 Tiểu thuyết

*Giá trị nội dung

– Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên.

*Giá trị nghệ thuật

– Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) Mô-li-e Pháp Năm 1670 Hài kịch

*Giá trị nội dung

– Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

*Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

Lớp 9

Tên tác phẩm Tác giả Nước Thế kỉ Thể loại Nội dung và nghệ thuật
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Mác-két Cô- lôm-bi-a 1986 Nghị luận

*Giá trị nội dung

– Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.

*Giá trị nghệ thuật

– Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ của trẻ em 1990 Nghị luận

*Giá trị nội dung

Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

*Giá trị nghệ thuật

Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vô cùng hợp lí, toàn diện về các vấn đề được nêu ra.

Cố Hương Lỗ Tấn Trung Quốc Thế kỉ XX Truyện ngắn

*Giá trị nội dung

– Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

*Giá trị nghệ thuật

– Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

– Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

– Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) M. Go-rơ-ki Nga Năm 1913 -1914 Tiểu thuyết

*Giá trị nội dung

– Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm con ông đại tá sống thiếu tình thương, bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội.

*Giá trị nghệ thuật

– Đoạn trích thành công bởi cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích.

Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm Trung Quốc Thế kỉ XX Nghị luận

*Giá trị nội dung

– Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

*Giá trị nghệ thuật

– Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị.

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Hi-pô-lít Ten Pháp 1853 Nghị luận

*Giá trị nội dung

– Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

*Giá trị nghệ thuật

– Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn.

Mây và sóng R. Ta-go Ấn Độ 1909 Thơ

*Giá trị nội dung

– Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

– Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

*Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.

– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

– Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô) Đ. Đi-phô Anh 1719 Tiểu thuyết

*Giá trị nội dung

– Đoạn trích khắc họa thành công hình tượng Rô-bin-xơn. Tuy cuộc sống gian nan nhưng Rô- bin- xơn không thốt ra lời than phiền đau khổ nào khi khắc họa chân dung mình. Trái lại, qua lời kể của chàng, hiện lên như bức chân dung một vị chúa đảo trị vì đảo quốc của mình.

*Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn…là nét đặc sắc trong đoạn trích.

Bố của Xi-mông Mô- pa-xăng Pháp Thế kỉ XIX Truyện ngắn

*Giá trị nội dung

– Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt và Phi- líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác.

*Giá trị nghệ thuật

– Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.

Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) Giắc Lân-đơn 1903 Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

*Giá trị nội dung

– Đoạn trích bộc lộ những nhận xét tinh tế của tác giả về con cho Bấc đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật.

*Giá trị nghệ thuật

– Kết hợp tự sự miêu tả bằng quan sát, nhận xét và trí tượng tượng tuyệt vời của tác giả.

– Không sử dụng nhân hóa một cách triệt để.

– Chỉ qua lời kể chuyện đã bộc lộ “tâm hồn” của con chó Bấc.

– Nhà văn đứng ngoài quan sát và miêu tả chứ không đóng vai nhân vật.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 946

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống