Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Sách giải văn 9 bài chương trình địa phương phần tiếng việt (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài chương trình địa phương phần tiếng việt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Chỉ sự vật, hiện tượng…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :
– Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.
– Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
– Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm :
Phương ngữ Bắc | Phương ngữ Trung | Phương ngữ Nam |
Bát | Đọi | Chén |
Mẹ | Mẹ | Má |
Bố | Cha, Bo | Ba, Tía |
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa :
Từ ngữ | Phương ngữ Bắc | Phương ngữ Trung | Phương ngữ Nam |
Hòm | Dụng cụ để đựng đồ | Quan tài | Quan tài |
Bổ | Có ích | Ngã | Té |
Mắc | Treo lên | Bận | Đắt |
Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
– Thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.
Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1.b), (1.c) :
(1.b) : cá quả, lợn, ngã.
(1.c) : ốm
=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.
Câu 4 (trang 176 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.
→ Giúp khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.