Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Sách giải văn 9 bài lặng lẽ sa pa (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài lặng lẽ sa pa sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:
Tóm tắt:
Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.
Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu…cô độc nhất thế gian): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
– Phần 2 (tiếp…có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác hoạ sĩ và cô kỹ sư.
– Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba nhân vật.
Câu 1 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người : ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn.
– Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ.
– Bức chân dung : Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
Câu 2 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh anh thanh niên :
– Người say mê công việc, tinh thần trách nhiệm cao:
+ Sống một mình trên đỉnh núi cao suốt bốn năm trời, “người cô độc nhất thế gian”.
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác nhưng anh vẫn luôn nghiêm túc, đúng giờ.
– Nếp sống khoa học, ngăn nắp: Căn phòng làm việc của anh sắp đặt gọn gàng.
– Có tâm hồn đẹp : Ở một mình song anh vẫn trồng hoa, niềm vui đọc sách.
– Cởi mở, chu đáo với mọi người : tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, nói năng cởi mở và chân thành.
– Khiêm tốn giản dị : Anh nói ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình.
Câu 3 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nhân vật ông họa sĩ :
– Người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế : Nhận ra Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu, vô cùng tinh tế.
– Say mê nghề : Xông xáo đi thực tế để tìm cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.
– Có trực giác nhạy bén : Tình cờ gặp anh thanh niên đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy. Thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên.
Câu 4 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả “Nắng bây giờ đã…như một bó đuốc lớn”.
– Tác dụng : Làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.
Câu 5 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Chủ đề truyện :
Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người hằng ngày âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc, nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.
(trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phát biểu cảm nghĩ …
Ông họa sĩ là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”. Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên: “Chao ôi ! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hãn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.