Bài 13

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

I, Chuẩn bị ở nhà

Đề 1:

a. Mở bài :

– Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.

– Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

b. Thân bài :

– Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.

– Mình loay hoay định giở vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.

– Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.

– Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.

– Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.

– Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, cô không tin là bạn quên mà cho là bạn cố tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.

– Cô, phê bình bạn.

– Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

c. Kết bài

– Bạn đã chuyển trường theo gia đình.

– Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.

Đề 2

a. Mở bài: Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp có chủ đề: Tình bạn.

b. Thân bài:

– Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất lớp?

Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.

– Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt vì các lí do như: – Luôn gần gũi với mọi người.

– Giúp nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “Trò chơi tiếng Anh” “Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”.

– Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới.

– Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn để hướng dẫn Tuấn giải các bài tập khó.

c. Kết luận: Nam là người bạn tốt.

Đề 3

a. Mở bài

– Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…)

– Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức …)

b. Thân bài

– Trước khi đi lính:

   + Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.

   + Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc . Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

   + Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

– Khi trở về:

   + Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

   + Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.

   + Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.

   + Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.

c. Kết bài

– Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát

– Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1145

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống