Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Tóm tắt
Đoạn trích Những đứa trẻ là câu chuyện về tình bạn khăng khít giữa A-li-ô-sa với ba đứa trẻ thiếu thốn tình thương nhà Ốp-xi-an-ni-cốp. Chúng đã cùng đùa chơi với nhau, cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện, trở nên thân thiết bất chấp những rào cản trong quan hệ xã hội, bởi gia đình của A-li-ô-sa chỉ là một gia đình bình dân, con ba đứa trẻ kia là con cái nhà giàu, có địa vị cao trong xã hội.
Soạn bài
Câu 1 (trang 233 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Phần 1 (từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn thân thiết giữa bốn đứa trẻ qua những câu chuyện chúng chia sẻ cho nhau.
– Phần 2 (tiếp theo đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn của những đứa trẻ bị ngăn cấm bởi ông của ba đứa trẻ nhà giàu.
– Phần 3 (đoạn còn lại): Những câu chuyện và tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn tiếp tục bất chấp sự ngăn cản.
– Những chi tiết ở phần 1 và phần 3 đều nói về những con chim mà lũ trẻ bẫy được
Câu 2 (trang 233 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– A-li-ô-sa là đứa trẻ mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng khác, sống với ông ngoại. Ba đứa trẻ nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ. Chúng đều là những đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương
– Do địa vị xã hội giữa A-li-ô-sa và ba đứa trẻ khác nhau đã tạo ra sự ngăn cấm. Nhưng chính tình cảm trong sáng và ngây thơ giữa chúng đã vượt qua mọi rào cản. Điều đó khiến nhà văn ấn tượng sâu sắc
Câu 3 (trang 233 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): những câu cho thấy sự cảm nhận tinh thế của A-li-ô-sa
– “Qua những truyện cổ tích …. rồi các cậu xem”
– “Tức thì ….ngoan ngoãn”
– “Nó thường nói ….thằng lớn hơn cả”
– A-li-ô-sa là đứa trẻ có sự quan sát tinh tế và tấm lòng dễ xúc cảm. Nó cảm thông trước tình cảnh của ba anh em nhà Ốp-xi-an-ni-cốp. Nên nó thường dùng những lời động viên, an ủi để lũ trẻ với bớt đi sự thống khổ. Hơn nữa nó cũng rất hiểu hoàn cảnh và sự xa cách về địa vị giữa nó với 3 đứa trẻ nhưng nó vẫn mặc kệ và tới chơi cùng bọn trẻ
Câu 4 (trang 233 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”,…