Bài 34

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Sách giải văn 9 bài tổng kết phần văn học (tiếp theo), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài tổng kết phần văn học (tiếp theo) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:

Câu 1 (trang 200 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể

– Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.

   + Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội

– Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

– Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống

– Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người

– Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…

Câu 2 (trang 200 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Các kiểu nhân vật :

– Dũng sĩ: Thạch Sanh

– Tài năng đặc biệt: Em bé thông minh, Cây bút thần

– Ngốc nghếch: Chàng Ngốc, Con chim ánh sáng

– Hình dáng xấu xí: Sọ Dưà, Công chúa Ếch…

Bài 3 (trang 200 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Quy tắc niêm luật trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài Qua Đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá chen hoa
T B B T T B B
Lom khom dưới núi tiều vài chú
B B T T B B T
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
T T B B T T B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T T B B B T T
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
B B T T T B B
Dừng chân đứng lại trời non nước
B B T T B B T
Một mảnh tình riêng ta với ta
T T B B B T T

Câu (1) và (2) đối nhau về thanh điệu (khác về bằng trắc các chữ thứ 2, 4, 6)

Câu 3 và 4; câu 5 và câu 6 đối nhau về âm thanh và hình ảnh

Các vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8

Câu 4 (trang 200 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Tóm tắt truyện thơ Truyện Kiều – Nguyễn Du

Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu, có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai em là Vương Quan và Thúy Vân. Trong cuộc du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu mến và tự ý thề nguyền, đính ước với chàng. Sau đó gia đình Kiều gặp tai vạ, Kiều phải bán mình chuộc cha, còn Kim Trọng thì về Liêu Dương chịu tang chú nên không hay tin tức của Kiều.

Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà, những kẻ buôn người xảo trá, đẩy vào lầu xanh, ép nàng phải tiếp khách. Ở đây, Kiều gặp Thúc Sinh và được chàng cứu ra, Thúc Sinh chưa kịp lấy Kiều làm vợ lẽ thì Hoạn Thư bắt Kiều về hầu hạ. Kiều trốn thoát, nhưng rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. Ở đây, Kiều được Từ Hải, anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất cứu thoát, giúp Kiều báo ân báo oán. Kiều vì nghe lời dụ dỗ của Hồ Tôn Hiến khiến Từ Hải chết, nàng bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu và gả cho tên thổ quan. Vì đau xót, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử và được sư Giác Duyên cứu giúp. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều hội ngộ.

Câu 5 (trang 200 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Một số câu ca dao thể hiện sự linh hoạt của thể thơ lục bát:

   Thương nhau mấy núi cũng trèo

      Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

   Dẫu rằng da trắng tóc mây

      Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

   Vợ ta dù có quê mùa

      Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

Thơ lục bát linh hoạt trong Truyện Kiều:

   Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

   Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

   Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

   Thể thơ lục bát giúp có khả năng phong phú trong việc diễn đạt tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.

Câu 6 (trang 201 sgk ngữ văn 9 tập 2)

So sánh về cách trần thuật và xây dựng nhân vật của hai tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Lão Hạc
Cách trần thuật Trần thuật theo hành trạng, tên tuổi, các việc làm, con cháu liên tục Biến hóa đa dạng, châm đóm hút thuốc rồi kể chuyện bán chó
Lời văn Đối thoại, thuật lại Lời đối thoại: trực tiếp
Cách miêu tả nhân vật Miêu tả giản lược, chỉ kể sự việc Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật
Mối quan hệ giữa các nhân vật Mối quan hệ giữa các nhân vật được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác được thể hiện bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm
Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn toàn tri của tác giả, người kể ở ngôi thứ ba Điểm nhìn của nhân vật ông giáo, ngôi kể thứ nhất

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1051

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống