Tác giả tác phẩm Ngữ Văn 10 Học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Nội dung bài thơ

Phiên âm:

Dịch nghĩa:

Dịch thơ:

I. Đôi nét về tác giả Lí Bạch

– Lí Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch

– Quê quán: Lũng Tây, nay thuộc tỉnh Cam Túc.

– Ông là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc với trên 1000 bài thơ, ông được gọi là thi tiên

– Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt

– Phong cách thơ Lí Bạch: hào phóng, bay bổng, tự nhiên, tinh tế và giản dị

– Đặc trưng thơ Lí Bạch: sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

II. Đôi nét về tác phẩm Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

1. Hoàn cảnh ra đời

    Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ nổi tiếng phóng khoáng, coi thường công danh, từng treo ấn về ở ẩn. Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ. Mạnh Hạo Nhiên có việc quay về Dương Châu, hai người chia tay nhau tại Lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch làm bài thơ này để tiễn bạn

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (hai câu đầu): Khung cảnh tiễn biệt

– Phần 2 (hai câu còn lại): Tâm trạng của tác giả

3. Giá trị nội dung

    Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lí Bạch trong khung cảnh tiễn biệt.

4. Giá trị nghệ thuật

– Sự hòa quyện giữa tình và cảnh, giữa tự sự và trữ tình

– Lời thơ cô đọng, hàm súc

– Hình ảnh thơ kì vĩ, mang đậm hồn thơ Lí Bạch.

III. Dàn ý phân tích Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Lí Bạch: Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung quốc. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng tự nhiên, tinh tế và giản dị

– Giới thiệu về bài thơ “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”: Bài thơ thuộc chùm thơ tống biệt, qua đó thể hiện phong cách thơ Lí Bạch và tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

II. Thân bài

    1. Hai câu thơ đầu: Khung cảnh tiễn biệt

– Đối tượng đưa tiễn: cố nhân – bạn cũ, thể hiện mối quan hệ dài lâu, sâu nặng, là người bạn tri âm, tri kỉ, người bạn ấy chính là Mạnh Hạo Nhiên

– Không gian đưa tiễn:

    + Điểm xuất phát: lầu Hoàng Hạc – một tiên cảnh, nơi chỉ có mây trời và thiên nhiên phóng khoáng, không gian thanh cao. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đưa tiễn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

    + Phía tây: chỉ điểm nhìn, bạn ra đi từ phía Tây

        → Không gian đẹp đẽ, mĩ lệ, huyền ảo, lãng mạn, chốn tiên cảnh

– Điểm đến: Dương Châu – địa điểm ở phía đông, nơi phồn hoa đô hội, là nơi Mạnh Hạo Nhiên sẽ tới.

        → Không gian trần tục, rực rỡ, đô hội

– Thời gian đưa tiễn: giữa tháng Ba, mùa hoa khói

– Hình ảnh “yên hoa tam nguyệt”: có nhiều cách hiểu về hình ảnh này, đó là hình ảnh hoa trong khói, ẩn dụ cho vẻ đẹp của mùa xuân, tượng trưng cho cảnh phồn hoa đô hội.

        ⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh chia li buồn và đẹp, lãng mạn.

        ⇒ Hai câu đầu dường như là thuần túy tự sự song hàm chứa trong lời tự sự là nỗi niềm tâm sự thầm kín, là tình cảm sâu nặng, lưu luyến trong buổi chia tay.

    2. Hai câu thơ còn lại: Nỗi lòng của tác giả

– Hình ảnh “cô phàm” – cánh buồm cô đơn: hình ảnh mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất đó là hình ảnh dùng để chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, lẻ loi. Đồng thời, còn là hình ảnh diễn tả nỗi lòng cô đơn của nhà thơ.

– “Bích không tận”: Khoảng không xanh biếc, mênh mông → Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi và người ở lại

– Nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh “cô phàm” và “bích không tận”: diễn tả sựu nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của con người trước không gian bao la rộng lớn, mênh mông.

– Hình ảnh “Trường Giang thiên tế lưu”: hình ảnh đẹp, lãng mạn, thiên nhiên thoáng đãng, kì vĩ, gợi nên nhiều cảm xúc.

        ⇒ Tâm trạng lưu luyến, cô đơn cùng nỗi nhớ da diết của người ở lại

III. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ thể hiện phong cách thơ lãng mạn của Lí Bạch, đồng thời thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 891

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống