Tác giả tác phẩm Ngữ Văn 10 Học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

I. Đôi nét về tác giả

– Hoàng Đức Lương chưa rõ năm sinh, năm mất

– Nguyên quán: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

– Trú quán: huyện Gia Lâm, Hà Nội

– Năm Mậu Tuất (1478) thi đỗ Tiến sĩ

II. Đôi nét về tác phẩm Tựa “Trích diễm thi tập”

1. Hoàn cảnh sưu tầm

    Năm 1497 trong phong trào Phục hưng nền văn hóa dân tộc sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, tác giả đã viết lời tựa cho tập “Trích diễm thi tập”

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu … không rách nát tan tành) : Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc

– Phần 2 (tiếp … chê trách người xưa vậy) : Thực trạng thơ văn nước nhà và tâm sự của tác giả

– Phần 3 (còn lại) : Giới thiệu về người viết và công cuộc sưu tầm “Trích diễm thi tập”

3. Giá trị nội dung

    Bài tựa cho thấy niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc

4. Giá trị nghệ thuật

– Cách lập luận chặt chẽ, săc sảo

– Ngôn ngữ ngắn gọn, hành văn chân thực, tình cảm chân thành

– Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghị luận

III. Dàn ý phân tích Tựa “Trích diễm thi tập”

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hoàng Đức Lương và “Trích diễm thi tập”

– Giới thiệu khái quát về Tựa “Trích diếm thi tập”: Năm 1497 trong phong trào Phục hưng nền văn hóa dân tộc sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, tác giả đã viết lời tựa cho tập “Trích diễm thi tập”

II. Thân bài

    1. Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc

– Các nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc:

    + Thơ văn hay nhưng ít người am hiểu (chỉ bộ phận thi nhân).

    + Người có học thì bận rộn ít để ý đến thơ ca.

    + Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.

    + Chính sách in ấn của nhà nước còn nhiều hạn chế.

    + Thời gian và chiến tranh hủy hoại sách.

– Nghệ thuật lập luận:

    + Liên tưởng, so sánh

    + Phương pháp lập luận quy nạp

    + Sử dụng câu hỏi tu từ: “ Làm sao giữ mãi…được mà không….”

    2. Thực trạng thơ văn nước nhà và tâm sự của tác giả

– Thực trạng thơ văn nước nhà:

    + Chỉ trông chờ vào thơ Đường

    + Thơ Lí – Trần không khảo cứu vào đâu được

    + Chỉ nhặt nhạnh trong giấy tàn, vách nát

– Tâm sự của tác giả:

    + Than thở (buồn)

    + Đổ lỗi cho tiền nhân

    + Xót xa cho nền văn hiến dân tộc

    3. Công cuộc sưu tập “Trích diễm thi tập” và con người tác giả

– Công việc sưu tập “Trích diễm thi tập” gồm các bước: tìm quanh hỏi khắp, thu lượm của quan đương thời, chọn thơ văn hay, chia xếp từng loại, đặt tên, phần cuối phụ thêm thơ của mình

– Thái độ của Hoàng Đức Lương đối với công việc: khiêm nhường

    + Không tự lượng sức mình

    + Tài hèn sức mọn

    + Chỉ dùng làm sách dạy trong gia đình

– Vẻ đẹp tâm hồn của Hoàng Đức Lương:

    + Tha thiết với những giá trị văn hóa của dân tộc

    + Là một trí thức vừa có trách nhiệm vừa có tài năng

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

– Bài học rút ra cho bản thân: phải trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1099

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống