Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
I. Đôi nét về tác phẩm: Cây bút thần
1. Tóm tắt
Mã Lương là một em bé mồ côi, thông minh, nghèo nhưng say mê học vẽ, vẽ giỏi và ao ước có một cây bút vẽ. Được thần cho cây bút thần, Mã Lương vẽ vật nào, vật ấy đều thành vật thực. Em vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Đến tai địa chủ, hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn, em quyết không làm theo, trừng trị và bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh kiếm sống, sơ ý để lộ năng lực bút thần, vua biết và bắt em vẽ theo ý vua. Vì chống lại nên em bị bắt vào ngục. Vua cướp bút thần vẽ nhưng không thành, Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển, vẽ sóng trừng trị tên vua tham. Mã Lương trở về với dân, đem tài năng giúp đỡ người nghèo khổ.
2. Bố cục (5 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “thích thú vô cùng”): Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần
– Phần 2 (tiếp đó đến “em vẽ cho thùng”): Mã Lương dùng bút thần giúp đỡ dân nghèo
– Phần 3 (tiếp đó đến “phóng như bay”): Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ
– Phần 4 (tiếp đó đến “lớp sóng hung dữ”): Mã Luong dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam
– Phần 5 (còn lại): Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần
3. Giá trị nội dung
Truyện “Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
4. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc
II. Phân tích văn bản Cây bút thần
I. Mở bài
– Giới thiệu về truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa…)
– Giới thiệu về truyện cổ tích “Cây bút thần” (thuộc kiểu nhân vật nào, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần
– Cha mẹ đều mất sớm, phải chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày nhưng vẫn không đủ tiền mua một cây bút
– Là một em bé rất thông minh, có tài vẽ và hằng ngày đều chăm chỉ, dốc lòng học vẽ: vẽ chim, cá giống hệt
– Luôn ao ước có được một chiếc bút
– Được ban một chiếc bút thần – vẽ gì được nấy
→ Mã Lương là người có tài, có tâm, thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ
2. Mã Lương và cây bút thần
– Với những người nghèo: vẽ cho họ dụng cụ lao động – cày, cuốc, đèn, thùng nước, chò múc…
→ Nhân hậu, giúp đỡ những người cùng khổ
– Với tên địa chủ:
+ Nhân vật tên địa chủ: tham lam, độc ác, bắt giam Mã Lương, dụ dỗ, dọa nạt, thậm chí muốn giết Mã Lương với mong muốn có được cây bút thần
+ Mã Lương vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ
→ Trừng phạt kẻ tham lam, độc ác, hung hăng
– Với nhà vua:
+ Nhân vật nhà vua: tham lam, làm điều tàn ác với dân nghèo, dụ dỗ, dọa nạt bắt Mã Lương về hoàng cung để vẽ những điều mà hắn muốn
+ Mã Lương và cây bút thần trước những yêu cầu của ông vua:
● Bắt vẽ rồng:vẽ con cóc ghẻ
● Bắt vẽ con phượng: vẽ con gà trụi lông
● Vẽ núi vàng: biến thành những tảng đá lớn
● Vẽ thỏi vàng: biến thành con mãng xà
+ Kết quả: Mã Lương vẽ thuyền và biển cả, gió bão, sóng dữ và tên vua bị nhấn chìm trong những lớp sóng hung dữ
→ Tiêu diệt, trừng trị kẻ tham lam, độc ác
3. Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần
– Có nhiều lời truyền tụng khác nhau về Mã Lương và cây bút thần khắp cả nước:
+ Mã Lương trở về quê cũ, sống với ruộng đồng
+ Mã Lương đi khắp đó đây, đem hết thời gian và sức lực để vẽ cho những người nghèo khổ…
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
+ Nội dung: Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
+ Nghệ thuật: sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì….
– Bài học cho bản thân: sống hiền lành, không tham lam, ở hiền gặp lành….