- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Nội dung bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
I. Đôi nét về tác giả Đỗ Phủ
– Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thực nổi tiếng vào đời Đường ở Trung Quốc, tự là Tự Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam
– Ông từng làm quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật
– Năm 759, ông cáo quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, phủ Tứ Xuyên.
– Ông để lại cho đời 1500 bài thơ
– Bút pháp hiên thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của ông đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau
II. Đôi nét về tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
1. Hoàn cảnh ra đời
– Bài thơ được sáng tác năm 760. Khi được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát.
– Bài thơ là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ
2. Bố cục (4 phần):
– Phần 1 (khổ 1): Cảnh ngôi nhà bị gió thu phá
– Phần 2 (khổ 2): Cảnh những đứa trẻ cướp tranh
– Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ của gia đình trong đêm
– Phần 4 (khổ 4): Ước vọng của nhà thơ
3. Giá trị nội dung
Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của chính bản thân Đỗ Phủ vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ
4. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ cổ thể
– Sự sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
I. Mở bài
– Giới thiệu khát quát về tác giả Đỗ Phủ (giới thiệu một số nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…)
– Giới thiệu về bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Cảnh ngôi nhà bị gió thu phá
– Kết hợp kể và tả
– Gió mùa thu tháng tám làm cuốn mất những lớp tranh của ngôi nhà
– Hình ảnh những mảnh tranh bị gió thu cuốn:
+ Bay sang sông rải khắp bờ
+ Treo tót rừng xa
+ Quay lộn mương sa
⇒ Khung cảnh xơ xác, tiêu điều, tan tác.
⇒ Tâm trạng của tác giả: buồn, lo lắng, bất lực trước hình ảnh ngôi nhà sau trận gió lớn
2. Cảnh những đứa trẻ cướp tranh
– Kết hợp tự sự và biểu cảm
– Hình ảnh những đứa trẻ cướp tranh:
+ Khinh tác giả già yếu
+ Xô cướp giật
+ Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
⇒ Loạn lạc, cùng cực, cuộc sống suy đồi ngay cả đối với những đứa trẻ
– Tâm trạng của tác giả:
+ Môi khô, miệng cháy không gào lên được
+ Ấm ức, bất lực trước hiện thực
⇒ Nỗi đau nhân tình thế thái
3. Nỗi khổ của gia đình trong đêm
– Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
– Khung cảnh thiên nhiên:
+ Gió lặng
+ Mây tối mực
+ Đêm đen đặc
+ Mưa dày hạt chẳng dứt
– Nỗi khổ của gia đình trong đêm:
+ Chăn lâu năm không đủ ấm
+ Nhà dột không chừa chỗ nào
+ Loạn lạc
⇒ Nỗi khổ thiếu thốn về vật chất và vì chiến tranh loạn lạc. Đây không phải là nỗi khổ của riêng gia đình tác giả mà là nỗi khổ của những gia đình Trung Quốc trong xã hội bấy giờ
– Câu hỏi tư từ cuối khổ thơ cho thấy nỗi lo lắng khôn nguôi của tác giả trước cuộc sống của gia đình ông, trước nỗi khổ của nhân dân
4. Ước vọng của tác giả
– Biểu cảm trực tiếp
– Ước có một ngôi nhà “rộng muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc cho mọi người nghèo khổ trong thiên hạ
– Tác giả đặt nỗi khổ của nhân dân lên trên nỗi khổ của bản thân mình: “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”
⇒ Tác giả là người có tâm lòng nhân ái và cao thượng với tình yêu thương muôn dân sâu sắc. Đó cũng chính là chiều sâu giá trị nhân đạo của bài thơ.