Ngữ văn 7 Tập 1

I. Đôi nét về tác giả Minh Hương

– Minh Hương quê ở Quảng Nam, vào sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1945

– Thường viết về các thể loại: bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự…

II. Đôi nét về tác phẩm Sài Gòn tôi yêu

1. Hoàn cảnh ra đời

“Sài Gòn tôi yêu” đưuọc tác giả Minh Hương sáng tác tháng 12 năm 1990, in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994)

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả

– Phần 2 (tiếp đó đến “hơn trăm triệu”): Cảm nhận và bàn về phong cách sống của người Sài Gòn

– Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu Sài Gòn của tác giả

3. Giá trị nội dung

Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

4. Giá trị nghệ thuật

– Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn

– Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Sài Gòn tôi yêu

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Minh Hương

– Giới thiệu thể loại tùy bút

– Giới thiệu về văn bản “Sài Gòn tôi yêu” (khái quát về xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm…)

II. Thân bài

1. Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả

– Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

   + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơm mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

   + Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

⇒ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

– Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp:

   + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

   + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

– Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết, nồng nhiệt với thành phố Sài Gòn:

   + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên đến con người

   + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ “yêu” được lặp lại 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

   + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

2. Phong cách sống của con người Sài Gòn

– Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi, phần đông ít dàn dựng, tính toán, chơn thành, bộc trực

– Hình ảnh các cô gái Sài Gòn:

   + Tóc: buông thõng trên lưng hoặc tết bím

   + Áo bà ba trắng, quần đen rộng

   + Mang giày bố trắng, xăng đan đa hay guốc vuông trơn

   + Khỏe khoắn, mạnh dạn, đơn sơ, hồn hậu

   + Nụ cười tươi tắn và ít nhiều thơ ngây

– Bất khuất, sẵn sàng vào khó khăn, nguy hiểm và thậm chí hi sinh cả tính mạng trong giai đoạn 1945 – 1975

– Thái độ và tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

3. Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

– Khẳng định tình yêu da diết, dai dẳng của tác giả đối với Sài GÒn

– Mong ước của tác giả: mọi người đều yêu mến Sài Gòn như tác giả

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên, khí hậu và con người Sài Gòn và tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho mảnh đất nơi đây

   + Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt…

– Cảm nhận của bản thân về Sài Gòn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 912

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống