Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 8 – Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào hình 23.2 trong SGK, em hãy:
– Điền tên từng điểm cực trên đất liền của nước ta vào bảng sau:
Điểm cực | Bắc | Nam | Đông | Tây |
Địa danh | ………………………… | ………………………… | ………………………… | ………………………… |
Thuộc tỉnh | ………………………… | ………………………… | ………………………… | ………………………… |
– Bờ biển nước ta có hình dạng giống chữ gì. Nhận xét đặc điểm nổi bật của hình dạng nước ta về chiều ngang so với chiều dài.
– Có nơi nào trên đất nước ta không chịu ảnh hưởng của biển. Vì sao?
– Ở phía Đông và Đông Nam của nước ta có hai quần đảo lớn nào.
Lời giải:
Điểm cực | Bắc | Nam | Đông | Tây |
Địa danh | Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn | Xã Đất Múi, huyện Ngọc Hiển | Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh | Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé |
Thuộc tỉnh | Tỉnh Hà Giang | Tỉnh Cà Mau | Tỉnh Khánh Hòa | Tỉnh Điện Biên |
– Bờ biển nước ta có hình dạng giống chữ S dài 3260km. Phần đất liên của nước ta kéo dài theo chiều bắc – nam tới 1650 km, tương đương với 150 vĩ tuyến. Lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều đông – tây, nơi hẹp nhất là Quảng Bình khoảng 50km.
– Tây Nguyên không chịu ảnh hưởng của biển. Vì phía Đông của Tây Nguyên là dãy Trường Sơn cao, đồ sộ đã ngăn ảnh hưởng của biển đến khu vực này.
– Ở phía Đông và Đông Nam của nước ta có hai quần đảo lớn: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Bài 2 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 8: Đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng nhất.
Bờ biển nước ta chạy dài dọc theo đất nước, lãnh thổ hẹp ngang; lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên:
Lời giải:
Bờ biển nước ta chạy dài dọc theo đất nước, lãnh thổ hẹp ngang; lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên: