Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 8 – Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Bài 1 trang 47 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ” và nội dung SGK, em hãy:

    – Nêu vị trí, giới hạn của miền:

    – So sánh với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, hãy rút ra những nhận xét về:

    + Độ cao của địa hình miền này.

    + Hình dạng địa hình của miền (đỉnh, sườn, thung lũng)

    + Sự phân bố các dãy núi và hướng chính của chúng.

    Lời giải:

    – Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên – Huế. Phía bắc, đông bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; phía tây giáp Lào; phía nam ngăn cách với miền Nam Trung Bộ bởi đèo Hải Vân; phía đông giáp biển Đông.

    – So sánh với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

    + Độ cao của địa hình miền: Đây là miền có địa hình cao nhất Việt Nam.

    + Hình dạng địa hình của miền (đỉnh, sườn, thung lũng): đây là miền nhiều núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

    + Sự phân bố các dãy núi và hướng chính : các dãy núi phân bố chủ yếu ở phía tây của vùng, hướng chủ yếu là hướng tây bắc – đông nam.

    Bài 2 trang 48 Tập bản đồ Địa Lí 8: Nêu những thuận lợi và khó khăn về giao thông vận tải trong nội bộ miền với các miền khác ở nước ta.

    Lời giải:

    – Thuận lợi:

    + Phát triển tất cả các loại hình giao thông.

    + Có tuyến đường bộ và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, dễ dang giao lưu với các miền khác trên cả nước.

    + Có các tuyến đường sang nước bạn Lào hay Trung Quốc, dễ dàng thông thương, giao lưu văn hóa.

    – Khó khăn: Nhiều núi cao, hiểm trở nên giao thông còn hạn chế, nhiều nơi ở vùng núi cao chưa có giao thông hiện đại, việc đi lại của người dân còn khó khăn.

    Bài 3 trang 48 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào lược đồ, nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy:

    – Giải thích vì sao mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm.

    – Cho biết tại sao gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào? Vùng nào trong miền chịu tác động nhiều nhất của loại gió này?

    – Giải thích sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam khi thổi qua dãy Trường Sơn.

    Lời giải:

    – Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm:

    + Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa đông bắc.

    + Càng xuống phía nam thì gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính.

    + Càng xuống phía nam lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần lên nên nhiệt độ trung bình năm tăng.

    + Do ảnh hưởng từ biển nên làm giảm nhiệt độ vào mùa hạ, tăng nhiệt độ mùa đông.

    + Các dãy núi phía tây biên giới gây nên hiệu ứng “phơn”, tạo nên gió tây khô nóng.

    – Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào vì gió thổi từ phía nước bạn Lào sang nước ta nên nó còn có tên gọi như vậy. Vùng ít chịu tác động nhiều nhất của loại gió này là vùng phía đông bắc, nơi giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1025

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống