Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 1 trang 34 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.
Lời giải:
+) Những việc làm nào sau đây của Mạc Đăng Dung dẫn đến sự thành lập triều Mạc?
Phô diễn thế lực của mình | |
Uy hiếp nhà Lê | |
X | Dẹp yên các thế lực phong kiến, phế truất vua Lê |
Xây dựng lực lượng, phát động nhân dân nổi dậy |
+) Sau khi thành lập nhà Mạc thực hiện những việc làm gì để củng cố chính quyền?
X | Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển quan lại |
X | Xây dựng quân đội thường trực mạnh |
X | Cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất |
Ra sức phát triển kinh tế |
+) Nhà Mạc được thành lập phải chịu sức ép nào?
X | Cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy |
Nông dân nổi dậy khởi nghĩa | |
Nhà Minh đe dọa xâm lược nước ta | |
Các thế lực phong kiến ở địa phương nổi dậy cát cứ |
+) Ở Đàng Ngoài, các tập đoàn phong kiến có quyền lực như thế nào?
Quyền hành thuộc hoàn toàn vua Lê | |
X | Quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh |
X | Vua Lê không còn quyền hành như trước mà chỉ là bù nhìn |
Mọi quyền hành chia đều cho cả vua Lê và chúa Trịnh |
Bài 2 trang 34 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Quan sát lược đò bên, em hãy:
a. Xác định và điền tên con sông được chọn làm giới tuyến của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
b. Vẽ ranh giới, tô màu và điền tên Đàng Ngòai, Đàng Trong để thể hiện hai chính quyền phong kiến riêng biệt.
Lời giải:
c. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã gây nên hậu quả gì?
Lời giải:
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã gây nên hậu quả nặng nề:
– Đất nước bị chia cắt.
– Tình trạng chiến tranh liên miên làm cho nền kinh tế bị tàn phá, kém phát triển.
– Đời sống nhân dân khổ cực.
d. Đánh giá vai trò của Vương triều Mạc:
Lời giải:
– Vương triều Mạc đã có những cố gắng để ổn định lại tình hình đất nước.
– Những chính sách Mạc Đăng Dung đưa ra rất tiến bộ, phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng của nhân dân, thể hiện tư duy cởi mở của người lãnh đạo.
– Tuy nhiên, việc cắt đất thần phục nhà Minh làm cho nhà Mạc không được lòng dân và nhanh chóng suy yếu.
Bài 3 trang 35 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền các cơ quan vào các khung chữ nhật ở sơ đồ dưới đây, để thấy được tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài (sơ đồ 1) và Đàng Trong (sơ đồ 2):
Lời giải:
a. So sánh điểm khác biệt của chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong:
Lời giải:
– Chính quyền Đàng Ngoài là nhà nước vì bộ máy nhà nước do mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ đã được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
– Chính quyền Đàng Trong chỉ là chính quyền vì lúc đầu chỉ là chính quyền địa phương , đến thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương nên chưa hoàn chỉnh.
b. Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài:
Lời giải:
Bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh ở Đàng ngoài:
– Là bộ máy đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
– Ở trung ương hình thành hai bộ phận Triều đình và Phủ chúa.
– Vua Lê vẫn đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa nhưng không còn quyền hành như trước mà chỉ là bù nhìn. Quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.