Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 1 trang 41 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.
Lời giải:
+) Giai cấp thống trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm những giai cấp nào?
Nông dân | |
Công nhân | |
X | Vua quan, địa chủ, cường hào |
Thợ thủ công |
+) Giai cấp bị trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm những giai cấp nào?
X | Nông dân, thợ thủ công |
X | Nô lệ |
Công nhân | |
Tư sản |
+) Điểm mới trong cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với các triều đại trước là gì?
Phong trào lan rộng khắp cả nước | |
Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số ít người | |
X | Có sự tham gia của binh lính triều đình |
Do giai cấp tư sản lãnh đạo |
+) Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa “phù Lê” là ai?
Nông Văn Vân | |
Cao Bá Quát | |
X | Tù trưởng họ Quách |
Phan Bá Vành |
Bài 2 trang 41 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Hoàn thành bảng thống kê sau:
Lời giải:
STT | Sự kiện | Địa điểm | Thời gian |
---|---|---|---|
1 | Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Nam Định, Thái Bình, Hải Dương | 1821-1827 |
2 | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | Hà Tây | 1854-1855 |
3 | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Gia Định | 1833-1835 |
4 | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Cao Bằng | 1833-1835 |
5 | Khởi nghĩa của người Mường ở Hòa Bình và Tây Thanh Hóa | Hòa Bình, Thanh Hóa | 1832-1838 |
6 | Khởi nghĩa của người Khơme | Tây Nam Kì | 1840-1848 |
Bài 3 trang 41 Tập bản đồ Lịch Sử 10: So với các triều đại trước cuộc đấu tranh của nông dân dưới thời Nguyễn có điểm gì khác?
Lời giải:
– Về thời gian: Các triều đại trước các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra vào cuối triều đại thì nhà Nguyễn các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra ngay đầu triều đại.
– Về quy mô, số lượng: nhà Nguyễn số lượng các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn hơn (trên 400 cuộc) trên địa bàn rộng khắp cả nước.
– Lực lượng tham gia: đông đảo hơn các triều đai trước bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân kể cả binh lính trong quân đội triều đình và người dân tộc thiểu số.
Bài 4 trang 42 Tập bản đồ Lịch Sử 10: So sánh tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII.
Lời giải:
– Giống nhau:
+ Tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII đều khủng hoảng sâu sắc, giai cấp thống trị ra sức bóc lột nhân dân.
+ Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
+ Bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân.
– Khác nhau:
+ Mâu thuẫn xã hội thế kỉ XVIII xay ra khi các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn nổ ra ngay khi triều Nguyễn mới thành lập.
Bài 5 trang 42 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Điền địa danh nơi diễn ra các cuộc đấu tranh lớn của nhân dân và binh lính đầu thế kỉ XIX vào chỗ chấm (…) ở lược đồ dưới đây:
Lời giải: