Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Lịch Sử Lớp 11
- Giải Lịch Sử Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 11
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 11
Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học trong SGk và bảng chú giải trong lược đồ dưới đây, em hãy hoàn thành lược đồ theo gợi ý sau:
– Dùng bút chì màu xanh xẫm tô các mũi tên chỉ hướng quân Pháp tấn công và đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì.
– Dùng bút chì màu xanh và đỏ tô các khuyên tròn, thể hiện các tỉnh bị quân Pháp đánh chiếm lần thứ nhất và lần thứ hai.
– Ghi tên các tỉnh bị quân Pháp đánh chiếm vào chỗ chấm trên lược đồ.
– Ghi tên các địa phương có phong trào kháng chiến chống Pháp vào bên cạnh kí hiệu ngọn lửa.
Lời giải:
Bài 2 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Quan sát các bức ảnh dưới đây và dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy:
– Ghi tên bức ảnh vào phía dưới mỗi bức ảnh.
Lời giải:
– Các bức ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào.
– Viết những thông tin ngắn gọn về mỗi bức ảnh.
Bài 3 trang 37 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung SGK và bảng chú giải trong lược đồ dưới đây, em hãy hoàn thành lược đồ theo gợi ý sau:
– Sử dụng chì màu khác nhau tô các kí hiệu để mô tả chiến sự diễn ra tại Hà Nội qua hai lần giao tranh giữa quân ta với quân Pháp xâm lược.
– Ghi tên các chỉ huy giặc bị quân ta tiêu diệt trong cuộc chiến vào các vị trí đúng trên lược đồ.
Lời giải:
– Viết ngắn gọn về các trận đánh lịch sử ở Cầu Giấy năm 1873 và năm 1883.
Lời giải:
– Trận Cầu Giấy năm 1873:
+ Quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch.
+ 21/12/1973: Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác – ni – ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp đã bị tiêu diệt.
– Trận Cầu Giấy năm 1883:
+ 19/05/1883: Một toán quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây, đến Cầu Giấy bị đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt.
Bài 4 trang 38 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy hoàn thành lược đồ dưới đây theo gợi ý sau:
– Vẽ ranh giới Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì theo nội dung của hai bản Hiệp ước 1883 và 1884.
– Tô màu khác nhau lên lược đồ, để phân biệt các phần lãnh thổ nước ta: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì theo Hiệp ước Pa tơ nốt.
– Ghi tên Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì lên lược đồ.
Lời giải:
– Viết tóm tắt nội dung chính của hai bản hiệp ước 1883 và 1884.
Lời giải:
– Hiệp ước 1883:
+ Việt Nam đặt dưới sự bảo trợ của Pháp.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.
+ Pháp nắm toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
– Hiệp ước 1884:
+ Cơ bản giống Hiệp ước 1883, nhưng được sửa chữa thêm một số bộ luật nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tủ phong kiến đầu hàng.
– Nêu nhận xét của em về hai bản hiệp ước kể trên.
Lời giải:
Sau các Hiệp ước này, thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.