Chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Bài 1 trang 48 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK,em hãy khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng về: 5 địa điểm Pháp phải phân tán quân ra để chiếm giữ.

Lời giải:

X A. Điện Biên Phủ, Plâyku, Luông Phabang-Mường Sài, Đồng bằng Bắc Bộ, Xênô
B. Plâyku, Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô, Hòa Bình
C. Luông Phabang, Xênô, Đồng bằng Bắc Bộ, Lai Châu, Plâyku
D. Điện Biên Phủ, Đồng bằng Bắc Bộ, Xênô, Tây Nguyên, Luông Phabang-Mường Sài

Bài 2 trang 48 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 53 trong SGK và kết hợp với nội dung bài học, em hãy hoàn thành lược đồ bên theo các bước sau:

a. Xây dựng bảng chú giải: tô màu vàng nhạt cho vùng tự do và căn cứ du kích của ta; Tô màu xanh xám cho vùng quân Pháp tạm chiếm; Tô màu đỏ kí hiệu hướng tiến công của quân đội Việt Nam; Tô màu đỏ và màu cam kí hiệu hướng tấn công của quân đội giải phóng Lào với quân tình nguyện Việt Nam; Tô màu xanh.

b. Triển khai các kí hiệu từ bảng chú giải sáng lược đồ.

c. Ghi một số địa danh vào lược đồ (lưu ý 5 vùng quân Pháp phân tán lực lượng)

Lời giải:

Bài 3 trang 48 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào lược đồ nêu nhận xét về hình thái chiến trường Đông Dương 1953-1954.

Lời giải:

– Địch từ tập chung một nơi ở Đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi: Điện Biên Phủ, Plâyku, Luông Phabang-Mường Sài, Đồng bằng Bắc Bộ, Xênô, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

– Vùng giải phóng của ta ngày càng được mở rộng, vùng chiếm đóng của địch bị thu hẹp.

Bài 4 trang 49 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 54 trong SGK và kết hợp với nội dung bài học, em hãy:

a. Tô màu kí hiệu chỉ các mũi tấn công của quân ta đợt 1,2 và 3 (màu gam nóng, độ đậm tăng dần, để phân biệt rõ nội dung)

b. Tô màu vàng nhạt vùng quân ta bao vây địch sau đợt 1 và màu vàng đậm vùng quân ta bao vây địch sau đợt 2.

c. Ghi một số địa danh quan trọng (tên bản, tên đồi, tên cứ điểm)

Lời giải:

Bài 5 trang 49 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào lược đồ hãy tóm tắt diến biến và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Lời giải:

* Diễn biến:

Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

– Đợt 1 từ ngày 13 đến 17 – 3 – 1954:

     + Ta tiến công toàn bộ phân khu Bắc và đồi Him Lam.

     + Giải phóng toàn bộ phân khu Bắc và đồi Him Lam.

     + Nối liền con đường tiếp tế từ Tuần Giáo, Lai Châu vào Điện Biên Phủ.

– Đợt 2 từ ngày 30 -3 đến 26 – 4 – 1954:

     + Tấn công các cứ điểm phía Đông của phân khu Trung tâm.

     + Kết thúc đợt 2, ta khép chặt vòng vây ở phân khu Trung tâm.

– Đợt 3 từ ngày 1-5 đến 7-5-1954:

     + Đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam.

     + Tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.

* Ý nghĩa:

– Giáng đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

– Là chiến thắng oanh liệt nhất của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Góp phần quyết định vào thắng lợi của nhân dân ta trên bàn đàm phán.

– Bảo vệ những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

– Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bài 6 trang 50 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 56 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

a. Cho biết bức ảnh bên mô tả hội nghị nào?Tổ chức tại đâu? Thời gian? Về vấn đề gì?

Lời giải:

– Bức ảnh mô tả Hội nghị Giơnevơ.

– Tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954.

– Về vấn đề Giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

b. Phân tích hoàn cảnh dẫn tới Hội nghị Giơnevơ.

Lời giải:

– Bước vào đông – xuân 1953-1954, ta giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến trên mặt trận ngoại giao.

– Tháng 1 – 1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Béclin thỏa thuận triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ.

c. Cho biết nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ?

Lời giải:

* Nội dung Hiệp định Giơnevơ:

– Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

– Cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

– Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

– Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

– Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

– Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.

– Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.

– Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa:

– Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

– Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.

– Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1030

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống