Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Bài 1 trang 24 Tập bản đồ Lịch Sử 7 Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.

Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ tên của các cuộc khởi nghĩa.

Lời giải:

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Nguyên nhân nào dân tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV?

X Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa đói kém.
X Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.
Nông dân nổi dậy để chống lại các cuộc tấn công của Cham-pa và các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

+) Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV chứng tở điều gì?

X Nhà Trần đã suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình trong việc ổn định và phát triển đất nước.
Ý thức của nông dân đã được giác ngộ và nâng cao.
X Ý thức của nông dân đã được giác ngộ và nâng cao.

Trình bày ngắn gọn diễn biến một cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV mà em đã được học.

Lời giải:

Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai – Hà Nội:

Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai – Hà Nội. Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, lực lượng hùng hậu, đã kéo quân về đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong ba ngày. Vua Trần phải bỏ thành chạy lên Bắc Giang. Sau đó, cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp.

Bài 2 trang 25 Tập bản đồ Lịch Sử 7 Quan sát hình 40 – Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý đúng.

Lời giải:

Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.
X Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Hồ Quý Ly có những cải cách gì về chính trị?

X Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Phân chia lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc và quy định công việc cụ thể của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Thay đổi toàn bộ các quan lại trong triều bằng những người họ hàng thân thích của mình.

Hồ Quý Ly có những cải cách gì về kinh tế?

Chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, già trẻ.
Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
X Quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu, kể cả Đại vương và Trưởng công chúa.

Hồ Quý Ly có những cải cách gì về xã hội và văn hóa, giáo dục?

Giải phóng cho các nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Sửa đổi cả nội dung học tập và chế độ thi cử theo nhà Minh.
X Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
X Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm.

Nêu ý nghĩa, tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly.

Lời giải:

+ Tích cực:

Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

+ Hạn chế:

Một số chính sách chưa triệt để, các chính sách chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1135

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống