Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 19 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Lời giải:
+) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới có nét gì nổi bật?
X | Cách mạng tháng Mười Nga thành công. |
X | Làn sóng cách mạng đã dâng cao trên thế giới, lan rộng từ châu Âu sang châu Á, châu Mĩ và châu Phi. |
X | Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) được thành lập ở Mát-xcơ-va (3/1919) và Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới được thành lập. |
Phong trào cách mạng trên thế giới bị đàn áp và bị thiệt hại nặng nề. |
+) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác?
Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội năm 1920. | |
Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc tại Hương Cảng, Thượng Hải năm 1921. | |
Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì năm 1922. | |
X | Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tháng 8 năm 1925. |
Bài 2 trang 19 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền những thông tin về phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.
Lời giải:
Lực lượng tham gia | Mục tiêu đấu tranh | Tính chất | Những điểm tích cực | Những điểm hạn chế |
Giai cấp tư sản dân tộc | Đòi quyền lợi cho mình chủ yếu về kinh tế | Dân chủ tư sản | Đưa ra một số khẩu hiệu đòi quyền tự do dân chủ. | Mang tính hai mặt, sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được Pháp ban phát một số quyền lợi. |
Tầng lớp tiểu tư sản trí thức | Đòi quyền tự do, dân chủ | Dân chủ tư sản | Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ thức tỉnh, cổ vũ phong trào đấu tranh nhân dân. | Giai cấp Tiểu tư sản còn thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, nông nổi, bồng bột. |