Văn mẫu lớp 10 Học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Đề bài: Dàn ý Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ô-đi-xê

– Khái quát vị trí và nội dung đoạn trích Uy-lít-xơ trở về: Thuộc khúc ca thứ 23, kể lại cuộc gặp gỡ, sum họp đầy thử thách nhưng cũng vô cùng hạnh phúc của hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

I.. Thân bài

1. Sự trở về của Uy-lít-xơ trong bộ dạng kẻ hành khất.

a. Lời thông báo và thuyết phục của nhũ mẫu Ơ-ri-clê.

– Nhũ mẫu Ơ-ri-clê:

     + Hí hửng, reo cười thông báo về sự xuât hiện của Uy-lít-xơ

     + Thuyết phục nàng Pê-nê-lốp bằng bí mật vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ

     + Lấy tính mạng ra để đánh cược với Pê-nê-lốp

→ Niềm vui mừng của người đầy tớ trung thành khi thấy chủ nhân trở về.

– Pê-nê-lốp:

     + Nửa tin nửa ngờ, cho rằng đó là một vị thần đã đến để giết bọn cầu hôn, còn Uy-lít-xơ đã chết.

     + Tỏ ra hoài nghi: Dù có sáng suốt đến đâu cũng không hiểu được hết ý định của thần linh bất tử.

→ Pê-nê-lốp thận trọng trong từng suy nghĩ.

b. Uy-lít-xơ trong bộ dạng kẻ hành khất.

– Pê-nê-lốp:

     + Lòng phân vân: Không biết nên đứng xa hỏi chuyện hay lại gần ôm lấy chồng mà hôn, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng lúc lại không nhận ra chồng trong bộ quần áo rách mướp.

     + Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu.

→ Pê-nê-lốp rất thận trọng trong khi lòng cực kì xúc động.

– Uy-lít-xơ: Chờ đợi xem người vợ cao quý sẽ nói gì với mình.

→ Hồi hộp, mong chờ khoảnh khắc đoàn tụ

c. Lời trách móc của Tê-lê-mác

– Tê-lê-mác:

     + Ngay lập tức nhận cha

     + Trách móc mẹ tàn nhẫn, độc ác

     + Nghi ngờ sự sắt đá, cứng rắn của mẹ

→ Khát khao được đoàn tụ gia đình, trong sáng, hồn nhiên chưa hiểu hết được nỗi niềm sâu sa của mẹ

– Pê-nê-lốp

     + Thận trọng đáp lại lời con, bày tỏ sự kinh ngạc, phân vân của mình.

     + Tin chắc về sự đoàn tụ của gia đình bằng những dấu hiêu riêng.

→ Nàng thận trọng và luôn có niềm tin về hạnh phúc, đoàn tụ

– Uy-lít-xơ:

     + Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta.

     + Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau.

→ Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại

2. Thử thách và đoàn tụ.

a. Cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

– Lời thử thách:

     + Pê-nê-lốp ngầm ngỏ ý thử thách với Uy-lít-xơ qua lời nói với con: Cha mẹ sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng bởi cha mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết

     + Uy-lít-xơ chấp nhận lời thử thách ấy: Nghe nàng nói vậy, Uy-lit-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười.

→ Sự tế nhị, khéo léo, thông minh của cả Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

– Quá trình thử thách

     + Pê-nê-lốp: Sai người khiêng giường, bắt đầu thử thách.

     + Uy-lít-xơ miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ chiếc giường, giải mã bí mật của nó, thuyết phục hoàn toàn Pê-nê-lốp

→ Sự thông minh, khôn khéo của Pê-nê-lốp và sự nhạy bén của Uy-lít-xơ

– Ý nghiã biểu tượng của chiếc giường cưới:

     + Chứa đựng những bí mật, dấu hiệu riêng chỉ hai người biết.

     + Là phép thử để chứng minh thân phận vị khách và làm dịu đi kịch tính trong cảnh sum họp.

     + Gợi lại kỉ niệm tình yêu, hạnh phúc của hai người

     + Biểu tượng của sự thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng.

b. Cảnh sum họp.

– Pê-nê-lốp:

     + Bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng

     + Giải thích, phân trần với chồng về thái độ lạnh lùng của mình

     + Nàng nhìn chồng không chán mắt, ôm cổ chồng không nỡ buông rời.

– Uy-lít-xơ

     + Ôm lấy người vợ thân yêu, thủy chung

     + Xúc động khóc nước mắt dầm dề.

→ Cảm sum họp vô cùng cảm động, thể hiện tình yêu chân thành, thủy chung, sâu nặng của vợ chồng Uy-lít-xơ.

3. Nghệ thuật

– Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, chi tiết qua hành động, ngôn ngữ

– Khắc họa những mâu thuẫn, xung đột

– Ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chậm rãi

– Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

– Sử dụng các định ngữ: “Uy-lít-xơ cao quý”, “Pê-nê-lốp thận trọng” là cách dùng từ đặc trưng của thể loại sử thi

I.I. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

– Mở rộng: Thông qua đoạn trích, khẳng định vẻ đẹp, trí tuệ của con người Hi Lạp cổ đại, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình thời kì ấy.

Đề bài: Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Bài văn mẫu

     I-lit-át và Ô-đi-xê là hai sử thi nổi tiếng của Hi Lạp, vẫn thường được cho là Hô-me-rơ sáng tác. Tác phẩm đề cao, ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và khám phá thế giới. Nổi bật trong sử thi Ô-đi-xê là người anh hùng trí tuệ Uy-lít-xơ. Vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của chàng được thể hiện một cách đầy đủ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.

     Uy-lít-xơ sau khi dành chiến thắng thành Tơ-roa, trải qua nhiều biến cố, nhận được sự giúp đỡ của nhà vua An-ki-nô-ốt đã trở về quê hương. Nhưng khi trở về nhà chàng lại phải đối mặt với một nguy cơ mới: 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn vợ chàng là nàng Pê-lê-nốp, hòng đoạt tài sản của gia đình. Bằng sự mưu trí chàng đã đánh đuổi chúng ra khỏi nhà và trừng trị kẻ phản trắc. Nhưng Pê-lê-nốp vẫn không tin chồng mình đã trở về. Đoạn trích là thử thách để hai vợ chồng nhận ra nhau và gia đình đoạn tụ.

     Nghe tin chồng trở về Pê-nê-lốp vô cùng hạnh phúc, nhưng là một người phụ nữ thông minh và kiên định, Pê-nê-lốp vẫn nghi ngờ. Nhũ mẫu là người thân cận với Pê-nê-lốp là người trung thực, có uy tín trong gia đình nên mọi lời nói của bà đều rất có trong lực trong nhà. Bà là người đã thông báo tin dẹp tan những kẻ cầu hôn và chồng nàng đã trở về, nàng vô cùng vui mừng. Đây là cảm xúc tất yếu củ người vợ đang nhớ thương và xa chồng lâu ngày, nó còn biểu thị cho lòng chung thủy, nỗi nhớ mong khắc khoải đợi chồng của nàng. Nhưng vốn là người thận trọng nên nàng không tin ngay những lời nhũ mẫu nói. Khi gặp lại Uy-lít-xơ nàng “rất đỗi phân vân” và nàng lung túng “không biết nên đứng ra xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Nàng vẫn thận trọng dò xét, tính toán nhưng cũng dâng lên niềm xúc động. Không chỉ chịu sự tác động của nhũ mẫu, nàng còn chịu sự tác động của con trai. Tê-lê-mác trách cứ mẹ gay gắt, trước những lời ấy nàng vẫn phân vân, chưa biết sẽ phải làm thế nào.

     Và trong lúc ấy nàng đã nảy ra ý định sẽ đưa ra thử thách với chồng mình. Nàng không nói trực tiếp mà rất nhã nhặn thông qua con để nói với Uy-lít-xơ về những “dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết”. Là một người thông minh Uy-lít-xơ ngay lập tức nhận ra ý định thử thách của vợ. Uy-lít-xơ mỉm cười, đó là cái mỉm cười của sự bình tĩnh, bản lĩnh, tự tin vào trí tuệ của mình.

     Uy-lít-xơ lên tiếng trách cứ Pê-nê-lốp được “các thần trên núi Ô-lem-pơ ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối”. Chàng nói với nhũ mẫu tìm cho mình chiếc giường để ngủ, hàm ý để nói về chiếc giường của hai vợ chồng. Ngay lập tực, Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra cho Uy-lít-xơ. Nghe những lời Pê-nê-lốp nói, Uy-lít-xơ tinh ý nhận ra thử thách của mình, chàng “giật mình” vì đó là chiếc giường không thể xê dịch. Chàng kể chi tiết, tỉ mỉ về đặc điểm chiếc giường: đó là chiếc giường mà bốn chân được làm từ bốn gốc cây ô liu, chiếc giường do chính chàng thiết kế và thi công. Chiếc giường ngập tràn kỉ niệm và chứa đựng tình yêu vô bờ Uy-lít-xơ dành cho vợ. Tất cả những điều ấy làm sao Uy-lít-xơ có thể quên. Nhắc lại những điều đó Uy-lít-xơ vừa nhắc lại kỉ niệm, tình cảm thắm thiết của hai vợ chồng, vừa là để chứng minh cái giấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp vừa nhắc đến trước đó. Hai con người tài trí, thông minh đã tìm được cách để xác nhận sự thật, và giải quyết thử thách. Đây là sự gặp gỡ, hòa hợp của hai trí tuệ sắc sảo.

     Sau khi nhận ra nhau, Pê-nê-lốp mới bày tỏ nỗi lòng mình, nàng nói rõ vì sao bao lâu nay nàng khép lòng mình. Bởi nàng luôn lo sợ những kẻ gian xảo đánh lừa. Đó là một lí do chính đáng thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng với chồng. Tấm lòng ấy giúp nàng xứng đáng được hưởng sự đoàn viên và hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

     Tạo nên thành công cho tác phẩm ta còn phải kể đến nghệ thuật dựng truyện đặc sắc, cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Tính cách nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, có những diễn biến tâm lí phức tạp qua cử chỉ, hành động của nhân vật. Ngôn ngữ cũng là một điểm nhấn của tác phẩm. Tác giả sử dụng hệ thống ngôn ngữ trang trọng, thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.

     Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và lựa chọn chi tiết đặc sắc, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Tình yêu và trí tuệ chính là hai vẻ đẹp tiêu biểu mà con người thời đại Hô-me-rơ luôn hướng tới.

Bài văn mẫu

   Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca XVIII của Ô-đi-xê, một tác phẩm sử thi Hi Lạp nổi tiếng thế giới. Đoạn trích kể lại cuộc tái ngộ của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uy-lít- xơ sau hai mươi năm cách biệt. Cuộc tái ngộ ấy đầy hạnh phúc nhưng trước khi được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc đoàn tụ họ đã trải qua nhiều thử thách gay go. Ta hãy thử cùng tìm hiểu đoạn trích của tác phẩm qua hai nhân vật chính của đoạn trích Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

   Khi Uy-lít-xơ với nhưng với tư cách là một người hành khất giả danh, đây là lúc vị trí của Uy-lít-xơ đã thay đổi dưới cách nhìn của Pê-nê-lốp. Từ vai trò là người bạn của Uy-lít-xơ, người chia sẻ buồn vui với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã xuất hiện như một đại diện cho sức mạnh. Việc diệt trừ một lúc 108 tên cầu hôn quấy đảo đã nàng vị trí một kẻ bình thường lên vị trí một người khác thường. Sự nâng cấp này làm cho Uy-lít-xơ gần với Uy-lít-xơ hơn. Nghĩa là khả nãng trở thành Uy-lít-xơ thật của người hành khất mở ra một triển vọng lạc quan đối với người vợ chung thủy đợi chồng. Nhưng dù thế, khi người nhũ mẫu báo tin vui là Uy-lít-xơ đã trở về câu nói của Pê-nê-lốp không phải là thái độ “đồng thanh tương ứng”. Trước sự phấn khích của người nhũ mẫu trung thành, tận tụy, lời nói của nàng như gáo nước lạnh dội vào. Câu đối thoại của Pê-nê-lốp với người nhũ mẫu làm hiện lên một tâm trạng. Với Pê-nè-lốp, việc Uy-lít-xơ trở vềlà một mơ ước, nhưng mơ ước đó quá xa xôi, xa xôi như hai mươi năm cách biệt. Ngọn lửa ấy không phải không có lúc bùng lên. Chỉ cần nhắc đến nó là người nói đã xao xuyến bồi hồi: “Già cũng biết, nếu chàng trở về thì mọi người trong nhà, nhất là tôi và con trai chúng tôi sinh ra kia sẽ sung sướng xiết bao!”. Nhưng giờ đây, do đã kìm nén nhiều năm, mơ ước ấy bị gạl sang một bên chí còn âm ỉcháy. Thậm chí dấu vết còn lại của nó chỉnhư một nhúm tro than bị thời gian sóng gió dập vùi. (Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người, chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi). Mặc cảm ấy dẫn đến sự không dễ dàng thừa nhận là hết sức tự nhiên. Trả lời câu hỏi: Ai là người giết bọn cầu hôn, theo Pê-nê-lốp, chiến tích phi thường ấy thuộc về thần linh: “Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng”. Đoạn văn này mới diễn tả một tình cảm thật của nàng. Đó là sự sung sướng hả hê của người trút được gánh nặng, của một nạn nhân khi mắt thấy tai nghe sự trừng phạt thích đáng những kẻ tội đồ. Bao nhiêu hào hứng của nàng thuộc về phía ấy: “… một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng. Vì chúng chẳng kiêng nể một ai trên cõi đời này, dù là dân đen hay người quyền quý, hễ gặp chúng là bất cứ ai cũng bị chúng khinh miệt.Vì sự bất công điên rồ của chúng, nên chúng phải đền tội đấy thôi”. Còn Uy-lít-xơ thật có phải làngười ấy hay không, trong cách nghĩ của Pê-nê-lốp như có sự lảng tránh. Ngay cả lúc người nhũ mẫu già đưa ra một chứng cớ (vết sẹo trên bắp chân của Uy-lít-xơ do lợn lòi húc ngày xưa) cũng bị nàng gạt đi. Bởi trong ý nghĩa của Pê-nê-lốp người ta không thể tin vào bất cứ điều gì bởi tất cả là do thẩn linh sắp đặt: “Già ơi! Dù già sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử”.

   Song, tiếng nói ấy dù sao cũng là tiếng nói của lí trí. Khi đối diện với người đàn ông mà nhũ mẫu ơ-ri-clê cho là Uy-lít-xơ, trái tim nhạy cảm của Pê-nê-lốp không còn có thể lặng yên được nữa. Mong muốn gặp chồng và nay gần như đã gặp chồng dù mới chỉ là linh cảm, trái tim tưởng như đã trở thành băng giá đã tan ra. Lần đầu tiên, nàng run rẩy, thiếu tự tin không làm chủ được bản thân mình. Trạng thái bất ổn ấy không chỉ diễn ra trong cái bối rối rất con người là “nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn?”, mà ngay từ lúc Pê-nê-lốp quyết định bước xuống cầu thang để giáp mặt với “người ấy”.”Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”. Kết hợp với độc thoại nội tâm và đối thoại lấp lửng với người nhũ mẫu, trái tim cứng rắn của Pê-nê-lốp đã gần bước qua các ranh giới vô hình mà chính nàng đã phân chia rạch ròi từ trước. Nhưng đến lúc có thể bước qua, nàng lại ngập ngừng dừng lại. Lí trí giúp nàng tỉnh táo. Tỉnh táo để không rơi vào ngộ nhận ở phút cuối cùng. Pê-nê-lốp nói với con hay nói với lòng mình và cả Uy-lít-xơ nữa về sự nấn ná dường như khó hiểu lúc này: “Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng”. Nàng cầu cứu vào sự thật, vào lí trí một lần cuối cùng trước khi hành động, trước khi quyết định, một quyết định quan trọng biết dường nào. Trước khi có quyết định ấy, mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí làm cho Pê-nê-lốp ở vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan vừa khó có thể rời xa vừa không thể đến gần con người ấy. Cảm giác thân thiết một cách xa lạ này được phản chiếu vào đôi mắt, vào cái cửa sổ của tâm tư khi nàng ngồi yên mà trong lòng đang nổi sóng “khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

   Khi Uy-lít-xơ ở phòng tắm bước ra, từ một người hành khất, Uy-lít-xơ “đẹp như một vị thần”. Điều đó với Uy-lít-xơ không phải là không chúý. Nhưng dù chàng có cốtình thay đổi, cái nhìn của Pê-nê-lốp vẫn không thay đổi. Bởi ý thức tự thay đổi của Uy-lít-xơ không nằm trong vùng cảm nghĩ của nàng. Chỉ tới khi lòng kiên nhẫn của Uy-lít-xơ cạn dần đến mức phải thốt ra những lòi tuyệt vọng “Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”, trong tâm trí khôn ngoan của Pê-nê-lốp mới bật ra một phép thử. Phép thử ấy không phải bất ngờ vì trước đó, nàng đã đinh ninh sẽ đánh thức trí nhớ của Uy-lít-xơ nếu Uy-lít-xơ thật về những bí mật đời tư của họ, “những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau”. Chỉ có điều Pê-nê-lốp còn chưa tìm ra thì may sao chính lời than thở vô tình của Uy-lít-xơ lại sáng lên cho nàng một gợi ý. Và hiệu quả tức thời của nó nhanh đến mức Uy-lít-xơ vừa nhắc đến chiếc giường bí mật thì với nàng, con đê cuối cùng, con đê tự bảo vệ mà Pê-nê-lốpđã dựng lên trong suốt hai chục năm qua đã không còn cần thiết nữa. Đây là lời kể của Hô-me-rơ: “Người nói vậy và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay… Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng…” ở vào giờ phút thiêng liêng này, vai trò của hai người đã được đổi chỗ cho nhau. Người cầu xin không còn là Uy-lít-xơ nữa. Người ấy là vợ chàng. Đó là sự cầu xin vì hạnh phúc, hạnh phúc quá lớn lao một khi định mệnh “Thần linh đã dành cho hai ta một số phận biết bao cay đắng” đã buông tha, cầu xin sự tha thứ nữa, tha thứ cho một người vợ đã cốtình sắt đá với chàng, vì “thiếp luôn luôn lo sợ có người đến dây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…” Hạnh phúc mà Pê-nê-lốp tìm lại cho mình là cả hai mươi năm li biệt, là lòng thủy chung sắt son, là cả sự mẫn tiệp của trí tuệ thiên bẩm. Dường như chỉ có nàng mới thấm thìa cái ngọt ngào sau bao nỗi đắng cay, chỉ có nàng mới đo được cái tầm vóc vô hình của nó và chỉ có thiên nhiên mới nói được niềm vui sướng vô biên của “rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ”. Biểu hiện tột cùng của hạnh phúc ở nàng như trạng thái của một giấc chiêm bao: “nàng nhìn chồng không chán mát và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.

   – Tê-lê-mác: “Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng ! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”.

   – Uy-lít-xơ: “Khốn khổ ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”.

   Ấy là chưa nói đến có tới hai lần ý nghĩ của Uy-lít-xơ hoặc không nằm trong vùng tâm tư, cảm nghĩ của đối tượng (vợ chàng) hoặc nằm ngoài mạch truyện.

   Chứng cớ thứ nhất là khi phát hiện một nửa cái nhìn của Pê-nê-lốp (vừa âu yếm vừa xa lạ) của mình “dưới bộ áo quần rách mướp”, chàng nghĩ ra ngay một giải pháp. Điều mà vợ chàng nói là “sẽ nhận ra nhau”, Uy-lít-xơ cũng đinh ninh là thế với cái ý nghĩ giản đơn: “Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”. Để rồi sau đó, từ nhà tắm bước ra, yên trí cho rằng tuy ngồi lại vào chỗ cũ, nhưng Pê-nê-lốp sẽ nhìn nhận chàng bằng một con mắt khác, bởi lúc đó: không còn là người hành khất rách rưới mà “đẹp như một vị thần”. Kết quả là Pê-nê-lốp không có một thái độ đổi thay (như chờ đợi của chàng). Chứng cớ thứ hai khi đang là đối tượng thử thách của Pê-nê-lốp, vấn đề vợ chàng nhận ra hay không nhận ra chàng mới là điều hệ trọng thì Uy-lít-xơ lại quay ra nói chuyện với con về một vấn đề chẳng liên quan gì đến mạch Tuyện: “Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất”. Nhất là cách bàn chuyện lại dài dòng: “Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở […] cha khuyên con nên suy nghĩ”.

   Nhưng cũng may là do quá thật thà (không biết dụng ý của Pê-nê-lốp) mà khi Pê-nê-lốp vừa nói đến việc di chuyển chiếc giường bí mật, Uy-lít-xơ đã quá đỗi ngạc nhiên. Đó chính là cái “giật mình”mà vợ chàng nóng lòng chờ đợi. Và kế sau đó, đoán chắc như đinh đóng cột (“nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này”) nhất là cách tả như đếm của chàng (làm bằng cây gì, thiết kế tí mỉ ra sao,…) thì Pê-nê-lốp lại như người bắt được vàng. Gạt bỏ đi tất cả những yếu tố “ngoại đề” (thậm chí còn là lạc đề) của Uy-lít- xơ ngây thơ, Pê-nê-lốp đã thực sự nhận ra người chồng vô cùng yêu quý.

   Việc miêu tả Uy-lít-xơ như trên vừa nói là một đồ ý nghệ thuật của Hô-me-rơ. Nó chẳng những không hạ thấp trí tuệ của chàng (trí tuệ ấy thể hiện ở một vùng không gian khác) mà còn tạo ra một thứ mặt bằng để từ đó sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp nổi bật hẳn lên. Trong một lát cắt ngang của tác phẩm, sứ mệnh nghệ thuật của Uy-lít-xơ đã hoàn thành một cách ngoài dự kiến.

   Kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác như cách dàn dựng cốt truyện, ngôn ngữ sử thi (ngôn ngữ trực tiếp và lời kể của người dẫn truyện), việc xây dựng nhân vật theo lối đa dạng hóa có tính khắc họa khá cao dù tác phẩm ra đời từ cái thời rất đỗi xa xôi của lịch sử.

Bài văn mẫu

   Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.

   Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp.

   Mặt khác ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít- xơ trở về.

   Trí tuệ và tình yêu của Uy- ỉít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cô đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả râm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện.

   Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp- đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt. Biết chàng là ngời đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp – vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được xum họp một nhà.

   Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.

   Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.

   Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ “Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”… cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.

   Tâm trạng “rất đỗi phân vân” của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: “Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quýcủa mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: “Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

   Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng.

   Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

   Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ…

   Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh “mặt đất” và “người đi biển” nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.

   Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.

Đề bài: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu về sử thi Hô-me-rơ và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Uy-lít-xơ, gọi tên những diễn biến tâm lí của nhân vật: Là nhân vật chính của đoạn trích với những diễn biến tâm trạng phong phú trong cuộc đoàn tụ cùng vợ con.

I.. Thân bài

1. Sự xuất hiện Uy-lít-xơ trong đoạn trích

– Giả bộ làm người hành khất

– Chiến thắng trong cuộc thi bắn cung.

– Giết chết bọn cầu hôn và giai nhân phản bội

→ Là con người tài giỏi, trí tuệ, vượt qua những thử thách khó khăn với niềm khát khao, mong mỏi được trở về đoàn tụ cùng vợ con

2. Tâm trạng của Uy-lít-xơ trước sự lạnh lùng của vợ.

– Khi còn trong bộ dạng của kẻ hành khất

     + Không cho nhũ mẫu Ơ-ri-cle nói ra dấu hiệu chiếc sẹo vì đang có trong đầu một suy nghĩ khôn ngoan.

     + Hồi hộp chờ mong sự đón nhận của vợ, mong chờ những câu nói của vợ

     + Mặc cảm trước bộ dạng hiện tại của mình, bẩn thỉu, rách rưới

     + Có chút hờn dỗi khi vợ không nhận ra mình: Mẹ con khinh cha chưa nói “Đích thị là chàng rồi”

     + Tin tưởng vào sự thông minh của người vợ mình, có niềm tin tuyệt đối về sự đoàn tụ: Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn vậy.

→ Uy-lít-xơ hồi hộp chờ mong sự đón nhận của vợ, bình tĩnh, nhẫn nại, tin tưởng vào sự thông minh và chung thủy của vợ. Tuy nhiên, vẫn có sự chạnh lòng, hờn dỗi, trách móc trước sự lạnh lùng, sắt đá ấy.

– Khi tắm xong, chàng đẹp như một vị thần nhưng vẫn không được đón nhận

     + Nghi ngờ sự sắt đá của vợ: Thần núi đã ban cho nàng một trái tim sắt đá, một người đàn bà khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế…

     + Tỏ ra giận dỗi trước sự lạnh lùng, sắt đá của vợ: Nhờ nhũ mẫu kê cho một chiếc giường để ngủ một mình.

     + Tự tin vượt qua thử thách về chiếc giường một cách dễ dàng vì chính chàng là chủ nhân của nó.

→ Sau những nghi ngờ, giận dỗi, Uy-lít-xơ đã tự tin vượt qua thử thách của vợ

3. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi vượt qua thử thách và đoàn tụ cùng vợ con

– Xúc động vô cùng trước những lời nói yêu thương của Pê-nê-lốp

– Ôm lấy người vợ thân yêu mà khóc dầm dề

→ Uy-lít-xơ xúc động, hạnh phúc, nghẹn ngào trong giây phút đoàn tụ

4. Nghệ thuật thể hiện diễn biến tâm trạng

– Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói.

– Sử dụng các định ngữ, biện pháp so sánh,..

– Ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chậm rãi.

I.I. Kết bài

– Khái quát diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy-lít-xơ: Từ hồi hộp mong chờ, bình tĩnh, nhẫn nại đến hờn dỗi trách móc và cuối cùng là niềm xúc động, nghẹn ngào.

– Đánh giá về con người Uy-lít-xơ qua diễn biến tâm trạng đó: Nhẫn nại, cao quý, hết lòng vì gia đình.

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Bài văn mẫu

     Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” của Hô-me-rơ đã cho thấy vẻ đẹp trí tuệ và tình yêu chung thủy của chàng đối với người vợ đã xa cách hàng chục năm. Chàng là đại diện cho vẻ đẹp trí tuệ của cộng đồng.

     Bằng tình yêu quê hương, tình yêu gia đình cùng với lòng dũng cảm, trí tuệ sắc sảo, Uy-lít-xơ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, trắc trở để về bên gia đình thân yêu. Khi đặt chân lên mảnh đất thân yêu, chàng lại phải đối mặt với 108 tên cầu hôn hung hãn, tìm mọi cách hòng chiếm đoạt gia sản của gia đình chàng. Nhưng bằng sự thông minh và sự giúp sức của những người khác, chàng đã tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên thử thách cuối cùng, khó khăn nhất với chàng chính là người vợ thủy chung, đầy trí tuệ Pê-nê-lốp. Trái tim Pê-nê-lốp từ khi Uy-lít-xơ đi đã đóng kín, vậy Uy-lít-xơ làm cách nào để có thể mở cảnh cổng lòng ấy ra? Đoạn gặp gỡ vợ là một chuỗi những tâm trạng, cảm xúc khác nhau của chàng. Thông qua cách xử lí ta còn thấy chàng là người vô cùng thông minh, nhanh trí.

      Trước hết, khi trở về sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn dù vô cùng nhớ vợ, và muốn đoàn tụ cùng gia đình nhưng Uy-lít-xơ vẫn hết sức kiên nhẫn đợi chờ những hành động âu yếm, tình cảm của vợ, chàng không vồ vập, không yêu cầu vợ phải tin mình ngay, vì chàng hiểu vợ mình là người vô cùng thận trọng. Sự kiên nhẫn của Uy-lít-xơ được đối sánh với nhũ mẫu Ơ-ri-cle và người con trai Tê-lê-mác. Nhũ mẫu đã nhiều lần khẳng định đó là Uy-lít-xơ để Pê-nê-lốp yên tâm, thậm chí con trai nàng Tê-lê-mác còn nổi cáu với mẹ: “mẹ ơi, ,mẹ thật tàn nhẫn, và lòng mẹ độc ác quá chừng”, nhưng mọi người càng hối thúc bao nhiêu thì Pê-nê-lóp càng thận trọng bấy nhiều. Đáp lại Uy-lít-xơ cũng vô cùng kiên nhẫn đợi chờ người vợ thân thương và nói: “Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy”. Đó là phong thái, phẩm chất của một bậc anh hùng, chỉ đến khi Pê-nê-lốp thừa nhận mình, chàng mới giải thích rõ lí do.

     Không chỉ vậy, khi Pê-nê-lốp chưa nhận ra mình, Uy-lít-xơ còn tỏ ra giận dỗi và vô cùng lo âu. Đây cũng là nét tâm lí thường thấy của những người chồng khi xa nhà đã lâu, nay trở về vợ vẫn kiên quyết không nhận, chàng lo âu, giận dỗi cũng chính là biểu hiện của một tình yêu cao đẹp, của sự thủy chung son sắt. Sau khi rũ bỏ lớp quần áo bẩn thỉu, thay bộ quần áo mới, Uy-lít-xơ trông “đẹp như một vị thần”, nhưng Pê-nê-lốp vẫn kiên định không nhận chàng. Uy-lít-xơ vô cùng đau khổ mà than với vợ: “Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế,…”. Và chàng đã đưa ra một yêu cầu hết sức khôn ngoan để thử người vợ của mình: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”. Chàng đã vô cùng ngạc nhiên, sửng sốt khi Pê-nê-lốp yêu cầu nhũ mẫu mang chiếc “giường kiên cố” ra cho Uy-lít-xơ nằm. Tâm trạng chàng vô cùng âu lo, bởi đó là chiếc giường không thể di chuyển được, nếu mang được nó ra tức là nàng Pê-nê-lốp đã không còn chung thủy với chàng, Uy-lít-xơ sẽ mất tất cả. Chàng sợ hãi hơn bao giờ hết.

     Uy-lít-xơ nhanh chóng kể những đặc điểm, chi tiết đặc biệt của chiếc giường với giọng điệu lo âu “chột dạ”: “Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này” “Đây là chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai” và chàng bắt đầu kể ra những đặc điểm của nó, bí mật mà chỉ hai vợ chồng chàng mới biết. Nghe những lời chồng kể chi tiết, rành mạch Pê-nê-lốp như vỡ òa trong hạnh phúc, những giọt nước mắt cứ thế tuôn trào. Đây là những giọt nước mắt sung sướng và hạnh phúc nhất của Pê-nê-lốp kể từ ngày Uy-lít-xơ rời xa căn nhà yêu dấu. Bấy giờ trong dòng nước mắt nàng mới nghẹn ngào thanh minh về sự chậm trễ âu yếm của mình với chồng. Hình ảnh nàng khóc trong hạnh phúc cùng với đó là lời thanh minh gây xúc động sâu sắc trong lòng người đọc, nó cho gạt bỏ hoàn toàn mọi hiểu nhầm, nghi ngại bấy lâu nay. Đồng thời cũng gợi được nỗi cảm thông với vợ trong lòng Uy-lít-xơ: “Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc” “ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề”. Hai tiếng khóc ấy hòa vào nhau, càng nhấn mạnh hơn nữa niềm hạnh phúc, sung sướng vô bờ khi được đoàn tụ với vợ, với gia đình.

     Chỉ trong một đoạn trích ngắn, nhưng tâm trạng của Uy-lít-xơ đã được bộc lộ một cách đầy đủ, với vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Cho thấy tình yêu gia đình vô bờ bến, đồng thời bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất của chàng. Bức tranh tâm trạng Uy-lít-xơ được tái hiện còn cho thấy tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Hô-me-rơ.

Đề bài: Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu về sử thi Hô-me-rơ và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

– Giới thiệu về nhân vật Pê-nê-lốp, khái quát những vẻ đẹp phẩm chất của nàng: Là nhân vật trung tâm của đoạn trích và mang vẻ đẹp của người phụ nữ thủy chung, cứng cỏi, khôn ngoan nhưng cũng rất giàu tình cảm.

I.. Thân bài

1. Pê-nê-lốp – người phụ nữ giàu nghị lực

– Chờ đợi chồng đằng đẵng 20 năm, phải chống trọi với những âm mưu, thủ đoạn và sự hối thúc của bọn cầu hôn.

– Nghĩ ra kế trì hoãn sự hối thúc của bọn cầu hôn: Tấm thảm ngày dệt đêm tháo

→ Pê-nê-lốp là người vợ thủy chung, khôn ngoan, cứng cỏi

2. Pê-nê-lốp – người phụ nữ thận trọng, thông minh

– Trước lời thông báo và những bằng chứng của nhũ mẫu Ơ-ri-cle

     + Nửa tin nửa ngờ, “câu chuyện già kể không hoàn toàn đúng sự thật”. Nàng cho rằng đó là một vị thần đã ra tay giúp đỡ còn chồng nàng đã chết nơi đất khách lâu rồi

     + Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng là vết sẹo ở chân và đem cả tính mệnh ra đánh cược nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin, nàng cho đó là những ý định huyền bí của thần linh bất tử.

→ Pê-nê-lốp thận trọng, chắc chắn, nàng hoài nghi tất cả

– Khi Uy-lít-xơ trong bộ dạng người hành khất

     + Nàng phân vân không biết nên đứng xa hỏi chuyện hay lại gần ôm hôn chồng.

     + Nàng ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, khi thì đăm đâm âu yếm nhìn chồng, khi thì không nhận ra chồng trong bộ dạng rách rưới.

→ Diễn biến tâm lí phức tạp, nàng rất thận trọng trong khi trong lòng đang vô cùng xúc động

– Trước lời trách móc gay gắt của Tê-lê-mác

     + Tê-lê-mác trách mẹ tàn nhẫn, độc ác, lòng dạ sắt đá

     + Pê-nê-lốp vẫn thể hiện sự thận trọng, kinh ngạc của mình.

     + Có niềm tin chắc chắn hai người sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng bằng những dấu hiệu riêng.

→ Nàng thận trọng, có niềm tin sắt đá vào tình yêu của hai người

→ Sự thận trọng xuất phát từ tấm lòng thủy chung và ý thức giữ gìn, bảo vệ phẩm giá và hạnh phúc gia đình

– Khi Uy-lít-xơ đã thay đổi diện mạo

     + Pê-nê-lốp vẫn ngồi cách xa chồng

     + Trước lời hờn dỗi, trách móc của Uy-lít-xơ, nàng vẫn quyết tâm thử thách chồng bằng chiếc giường cưới – đây là bí mật chỉ riêng Pê-nê-lốp cùng chồng và một người thị tì biết được.

→ Pê-nê-lốp thận trọng cao độ, nhưng cũng rất khéo léo và thông minh

3. Pê-nê-lốp – người phụ nữ giàu tình cảm

Khi Uy-lít-xơ nói hoàn toàn đúng về bí mật chiếc giường, Pê-nê-lốp thay đổi hoàn toàn thái độ:

– Bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán

– Phân trần cùng chồng về những nỗi khổ, nỗi dằn vặt: Sợ có người đến đây, dùng lời lẽ đường mật để đánh lừa vì đời có rất nhiều kẻ gián trá, xảo quyệt,…

– Nói những lời lẽ yêu thương cùng chồng: Chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp tin chàng.

– Gặp lại chồng, nàng sung sướng, nhìn chồng không biết chán mắt, tay ôm cổ chồng không nỡ buông

→ Pê-nê-lốp là người phụ nữ giàu tình cảm, thủy chung, yêu thương chồng.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại

– Sử dụng các định ngữ “Pê-nê-lốp thận trọng” đây là cách sử dụng từ phổ biến trong sử thi

– Các hình ảnh so sánh độc đáo

– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chậm rãi

I.I. Kết bài

– Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp: Thủy chung, thận trọng, khôn ngoan, nghị lực, hết lòng thương nhớ chồng

– Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật: Trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất ấy của Pê-nê-lốp.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Bài văn mẫu

     Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” của tác giả Hô-me-rơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tình cảm cũng như trí tuệ của hai con người toàn tài là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Nếu như Uy-lít-xơ hiện lên với sự thông minh, bình tĩnh thì Pê-nê-lốp vợ chàng cũng hiện lên với những phẩm chất hết sức đẹp đẽ.

     Trước khi đi tìm hiểu những vẻ đẹp phẩm chất của nàng, chúng ta cần hiểu rằng bấy giờ chế độ mẫu hệ đã rời xa, bằng chứng là vị thần đứng đầu trên đỉnh Ô-lem-pơ là Thần Dớt. Lúc này cần sức mạnh trí tuệ và cơ bắp của người đàn ông. Nhưng sử thi này vẫn ca ngợi người phụ nữ, đây là một quan niệm mới mẻ, sâu sắc.

     Trước hết, Pê-nê-lốp là một người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng chồng nàng là Uy-lít-xơ xa nhà đã có vô số những kẻ đến cám dỗ hòng mong nàng nhận lời cầu hôn. Không chỉ vậy, ngay cả về phía Uy-lít-xơ nhiều năm xa nhà, nhưng vẫn một lòng hướng về nàng, hướng về gia đình, vượt qua bao khó khăn thử thách để trở về, cũng ngầm khẳng định vẻ đẹp của nàng. Nhưng ở Pê-nê-lốp nổi bật hơn cả là vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ.

     Trước hết nàng là người vợ thủy chung, son sắt luôn một lòng đợi chồng trở về. Trong suốt hơn hai mươi năm chồng xa nhà, đã có biết bao người đến cầu hôn nàng, bên cạnh đó còn là sự giục giã của cha mẹ buộc nàng phải tái giá. Nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chờ chồng. Không chỉ vậy nàng còn nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để trì hoãn việc tái giá, đây đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nàng đợi chồng trở về. Và dù đã phải chờ đến hai mươi năm, nhưng trong những lời tâm sự với nhũ mẫu, Pê-nê-lốp vẫn khẳng định, dù Uy-lít-xơ có không trở về, nàng vẫn sẽ tìm ra mọi cách để không tái giá. Và giây phút hạnh phúc nhất của nàng chính là đã xác minh được người đàn ông hành khất kia, người đã đánh bại 108 kẻ cầu hôn chính là chồng mình, thái độ của nàng đã hoàn toàn thay đổi. Nàng giải thích trong hàng nước mắt: “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “ Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Nàng bày tỏ niềm vui, hạnh phúc một cách hồn nhiên, bồng bột bởi không kiềm chế được cảm xúc, những cử chỉ, lời nói vô cùng âu yếm, tràn đầy tình yêu thương.

     Không chỉ vậy, Pê-nê-lốp còn hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ – khôn ngoan và thận trọng. Trước hết, nàng là một người hết sức khôn ngoan. Để có thể trì hoãn, kéo dài thời gian đợi chồng về, nàng đã nghĩ ra mưu kế tấm thảm ngày dệt đêm tháo nên không bao giờ tấm thảm được hoàn thành, bởi vậy cũng chẳng bao giờ có việc nàng chấp nhận lời cầu hôn của một trong 108 tên kia. Đây quả là một diệu kế, chính nó đã giúp nàng kéo dài thời gian lâu đến vậy, để đợi được đến ngày Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Không chỉ vậy, khi nghe những lời nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo do răng một con lợn nòi húc để lại trong một lần Uy-lít-xơ đi săn nhưng Pê-nê-lốp vẫn rất đỗi “phân vân”, trong lòng nàng vẫn đầy nghi ngờ và để đập tan nỗi nghi ngờ ấy nàng nghĩ ra một kế hoạch cực kì thông minh, thử thách Uy-lít-xơ về bí mật chiếc giường cưới mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết.

     Cách nàng đưa ra bài toán rất tự nhiên khiến không ai có thể nghi ngờ. Chỉ có Uy-lit-xơ mới nhận ra sự bất thường trong bài toán ấy. Nhận ra có vấn đề là người biết sự thật, biết sự thật mới là Uy-lit-xơ. Khi Uy-lít-xơ rất giận dỗi, hờn trách “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, đáp lại lời chàng Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường”. Uy-lít-xơ giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di chuyển. Từ chỗ bất ngờ, Uy-lít-xơ nói hết những đặc điểm có một không hai về chiếc giường, mà chỉ có chàng và Pê-nê-lốp biết. Đây chính là sự không ngoan để xác minh sự thật, để đón nhận hạnh phúc trọn vẹn mà không còn nghi ngờ.

     Không chỉ vậy nàng còn là người vô cùng thận trọng. Sự thận trọng thể hiện gián tiếp qua việc tác giả sử dụng đến bốn lần từ “Thận trọng nói” trước mỗi câu nói của Pê-nê-lốp. Nó không chỉ được thể hiện gián tiếp mà còn được thể hiện trực tiếp qua chính ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Khi nhũ mẫu vui mừng báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp hoàn toàn không tin đó là sự thật. Nàng đưa ra hai lí lẽ để phản bác lại ý kiến của nhũ mẫu: thứ nhất đó là một vị thần xuống trừng trị những kẻ láo xược và hành động nhuốc nhơ của chúng; thứ hai “còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Khi nói ra những điều này có lẽ nàng rất đau khổ, nhưng cũng cho thấy nàng vô cùng thận trọng, bĩnh tĩnh để chỉ ra sự vô lí trong các thông tin mà nhũ mẫu đưa ra. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thứ hai, nhũ mẫu cho đó là không thể cãi lại được chính là vết sẹo trên tay của Uy-lít-xơ. Nhưng ngay cả bằng cớ đó, bản thân nàng chưa thật làm tin tưởng người hành khất kia chính là chồng của mình. Và trong nàng bắt đầu có sự phân vân, liệu đây có phải là Uy-lít-xơ thật sự hay không. Nàng xuống nhà xem xác 108 người cầu hôn và cũng là để xác minh người hành khuất kia có đúng là chồng nàng hay không.

     Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng mình, nhưng nàng là người thận trọng nên vẫn muốn tìm thêm bằng cơ để chứng minh. Khi gặp Uy-lít-xơ nàng ngồi phía đối diện để có cơ hội nhìn thật kĩ, thật rõ người hành khất. Lúc quan sát nàng lại vô cùng phân vân, lúc thì nghĩ đó là chồng mình, có lúc lại không tin người hành khất đó là chồng mình bởi hình dáng rách rưới không giống Uy-lít-xơ nàng vẫn biết. Trước những lời Tê-lê-mác trách móc nàng là người độc ác và sắt đá, nàng vẫn kiên định, thận trọng: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Đến đây Pê-nê-lốp không phủ nhận nữa nhưng nàng cần có thêm những bằng cớ khác để xác nhận người đàn ông kia là chồng mình.

     Qua đây là có thể thấy rằng, Pê-nê-lốp là người phụ nữ vô cùng thận trọng. Bản thân nàng cũng vô cùng muốn nhận chồng, nhưng lại sợ những kẻ ác đến đánh lừa mình. Trong hai mươi năm chồng đi vắng, nàng đã phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội. Bởi vậy, mọi sự thận trọng của nàng là hoàn toàn hợp lí. Sau tất cả, chỉ khi Uy-lít-xơ giải được bài toán về chiếc giường thì Pê-nê-lốp mới tin đó là chồng mình. Khi ấy tình yêu với chồng mới được thể hiện một cách rõ ràng, nồng nàn nhất.

     Với nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc, Hô-me-rơ đã có thấy vẻ đẹp nhan sắc cũng nhưng vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Hi Lạp cổ đại. Qua đó cho thấy thái độ ngợi ca, tôn vinh, những bước phát triển mới trong cách nhìn nhận vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả.

Bài văn mẫu

   Hô-me–rơ là nhà thơ mù sống vào thời kì trước công nguyên. Ông sinh ra trong một ngôi nhà nghèo khó. Ông đã tập hợp tất cả những tiểu thuyết và sử thi đồ sộ để hoàn thành bộ sử thi Ô-Đi xê. Tác phẩm nới về sự nghiệp chinh phục thế giới bao la và hùng dũng con ngời ngoài lòng dũng cảm thì đòi hỏi phải có những phẩm chất như sự thông minh tỉnh táo mưu trí và khôn ngoan. Tác phẩm Uy lit xơ trở về được trích trong tác phẩm Ô đi xê. Tác phẩm miêu tả hai cuộc tác động đối với Pê lê nót và Uy lít xơ để được đoàn tụ cùng nhau. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê ne nót hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.

   Trước hết vẻ đẹp của nàng được hiện lên là một người có thái độ trân trọng qua thái độ của nàng đối với người ăn mặc lôi thôi lếch thếch và còn tự nhận là chồng của nàng. Nàng bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của những tên hậu cần nói đó không phải là chồng của nàng. Nàng mời người đó vào điện và nói người đó hãy kể cho nàng nghe những chuyện mà người đó đã trải qua trong suốt hai mươi năm đi xa. Khi nghe nhũ mẫu báo tin là chồng nàng đã trở về thì nàng rất vui mừng nhảy cẫng kên vì vui sướng đến tột độ. Thế là người chồng sau bao nhiêu năm xa cánh bặt vô âm tín đã trở về bên nàng. Điều này là biểu thị của lòng chung thủy là sự chờ đợi bò bõ của nàng suốt bao nhiêu năm xa cách. Biết bao ngày đêm nàng dệt tấm thảm rồi đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự hối thúc của bọn đến cầu hôn biết bao nhiêu năm sự chờ đợi chung thủy của nàng dành cho chồng.

   Giờ đây sự chờ đợi của nàng đã được đền bù xứng đáng. Nhưng từ sự phẩn khích vui sướng nàng lại có một thái độ hoàn toàn khác đó là sự thận trọng. Tâm trạng này của nàng chúng ta hoàn toàn hiểu được. Nàng rất phân vân vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).

   Tâm trạng của nàng trước khi ra gặp chồng rất phân vân. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng trong cách ứng sử của nàng. Nàng không biết nên đứng xa mà nhìn hay là chạy đến mà ôm chạy đến mà hôn lấy tay chàng. Thế rồi nàng ngồi cách xa chồng, Phải chăng tâm trạng của nàng lúc này đang rất rối bời. Nàng đã chọn cánh ngồi xa chồng nhưng dường như khi nào ta cũng thấy sự chăm chú cái vẻ mặt thương cảm cái ánh mắt của nàng chưa lúc nào rời khỏi con người ấy. Nàng ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì mà đứa con trai đã vội trách mẹ “mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ thật tàn nhẫn qua chừng. Không một người đàn bà nào sắt đá đến mức mà chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm mới trở về mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến như thế. Đứa con trai chỉ nhìn vào cái bên ngoài mà không hiểu thấu được lòng mẹ lúc này cũng đang như lửa đốt vậy. Đứng trước câu nói của đứa con trai càng khiến lòng nàng trở nên rối trí. Nhưng chỉ trong giây lát nàng đã tìm được lại lí trí lấy được lòng dũng cảm và nàng đã tìm ra cách để xác minh sự thật để chứng minh được đó là chồng của nàng. Sự thận trọng của nàng khiến cho chúng ta cảm thấy nàng là một người rất thông minh sự thận trọng ấy rất phù hợp với hoàn cảnh và điều đó càng chứng minh cái sự thủy chung trong con người nàng. Nàng đã đợi người ấy suốt bao nhiêu năm vì thế không thể dựa vào những lời nói bâng quơ hay là một dáng hình bề ngoài là nàng tin tưởng để rồi có khi lại có những lựa chọn sai lầm được.

   vẻ đẹp của người phụ nữ ấy còn được hiện lên bằng những tào trí sáng tạo hơn người thể hiện nàng là một người có học thức có tài trí sức sảo một con người có học thức. Đó còn là một tư thế ung dung khi tiếp một vị khách xa lạ mà đặc biệt khi ông ta đã giúp nàng đánh đuổi được một trăm lẻ tám tên cầu hôn. Nàng đã làm chủ được tình thế làm chủ được bản thân, nàng không hề thất lễ với khách cũng không làm mất lòng với kẻ ở người ăn.

   Nhưng nếu chỉ dừng lại trong cái cách sử trí với người lạ thì ta chưa thể thấy được cái sự thông minh sắc sảo của con người này. Qua lời đối thoại với con trai nàng đã cố tình đưa ra phép thử về dấu hiệu nhận biết của chiếc giường mà chỉ nàng với chồng nàng mới biết được. Nàng sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra và Uy lít xơ cũng cảm thấy chột dạ khi mà chiếc giường không thể xê dịch được. nhưng với trí thông minh của mình uy lít xơ đã tìm ra bí mật của chiếc giường bằng cách miêu ta nó thật chi tiết. Đó là chiếc giường được làm bằng gỗ cây ô liu và bằng việc miêu tả nó chàng đã kể lại những câu chuyện tình yêu giữa chàng với vợ mình. Cuối cùng chàng đã giải mã được cái dấu hiệu bí mật mà vợ mình đã đặt ra. Khi nhận ra chồng nàng dã thể hiện tình cảm của mình bằng những biểu hiện yêu thương khát vọng mong chờ đối với người chồng mà bấy lâu nay nàng đã không thể biểu thị tình cảm yêu thương ấy đối với một ai mà chỉ một lòng đợi người chồng này về. Nàng “bủn rủn cả chân tay chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng. Pê-nê-lốp bằng sự thông minh tài trí của mình đã xác minh và tìm ra được chồng mình còn Uy lít xơ thì bằng trí tuệ nhạy bén đã đáp ứng được tất cả mọi thử thách mà vợ chàng đã đưa ra. Đó chính là sự gặp gỡ của hai tâm hồn hai trí tuệ, thật cảm động và thiêng liêng biết bao. Từ đó ta cũng thấy được những phẩm chất cao dẹp của nàng đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ. . . không ai biết hết” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp. Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.

   Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Qua hành động của Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.

   Tác phẩm cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ chung thủy họ thông minh họ sắc sảo đến kì lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ và đầy bản lĩnh.

Bài văn mẫu

   Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngay xum họp.

   Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp – kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ.

   Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà ; v thời gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng.

   Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Ngưòi hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà”. Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn ? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng ? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ đã trở về nàng không mừng sao được ? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác – thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng “chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.

   Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ “rất đổi phân vân”, điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết “nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Pê-nê-lốp ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt : “Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng… không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm… bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy ?”. Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ.

   Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh, có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn.

   Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử “bí mật của chiếc giường”. Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lit-xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã giấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt.

   Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng “bủn rủn cả chân tay…bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.

   Đoạn trích Uy-lit-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh xum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng dặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.

Bài văn mẫu

   Sử thi ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ (Hi Lạp) được sáng tác dựa theo Truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra trước thời kì Hô-me-rơ sống khoảng ba thế kỉ. Nhân vật chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba, biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ; ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới và niềm mơ ước mãnh liệt về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

   Phần cuối sử thi kể về cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa Uy-lít-xơ và người vợ thuỷ chung Pê-nê-lốp sau hai mươi năm trời xa cách, vốn là một phụ nữ đẹp tuyệt vời nên Pê-nê-lốp thường xuyên bị đám đàn ông quý tộc quấy rầy, không thể sống yên. Uy-lít-xơ đã giết chết chúng cùng với đám gia nhân phản bội.

   Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đưa ra bằng chứng là vết sẹo do nanh trắng của một con ợn lòi húc vào chân chàng ngày xưa để lại, Pê-nê-lốp vẫn chưa tin. Sau khi (xống gác, nàng bước đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ mà lòng phân vân khôn siết: có nên lại gần để hỏi chuyện người chồng yêu quý, hay ôm lấy đầu, cầm lấy tay chàng mà hôn? Tận mắt nhìn thấy chàng ngồi tựa vào một cái cột cao, vất nhìn xuống đất, chờ đợi phản ứng của nàng, nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.

   Hô-me-rơ quả là có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến mức tinh tế, sâu sắc lạ thường. Có nhiều lí do để nàng Pê-nê-lốp giữ thái độ thận trọng như thế. Từ ngày chồng tham gia chinh chiến, một mình nàng phải đối phó với bao nhiêu kẻ độc ác, tham lam, háo sắc. Chúng có vô vàn mưu ma chước quỷ, song nàng chỉ có trí thông minh sắc sảo và lòng thuỷ chung son sắt chờ chồng.

   Tác giả khéo léo dùng lời trách móc của Tê-lê-mác để gián tiếp thể hiện sự cảnh giác cao độ của Pê-nê-lốp. Con trai gay gắt chỉ trích mẹ là tàn nhẫn và độc ác, vì cứ ngồi nhìn cha trân trân mà không biết đến gần vồn vã hỏi han: Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao gian lao, bây giờ mới trờ về xử sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.

   Nếu ở vào hoàn cảnh bình thường thì thái độ của Tê-lê-mác là hỗn xược, đáng giận, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, Uy-lít-xơ thấu hiểu nỗi bức xúc và hờn giận không phải là vô cớ của con trai: Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mĩm cười. Chàng âu yếm nói với con trai những lời có cánh như sau: Tê-lê-mác, con đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thiu, quần áo rách rưởi, nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”.

   Sau khi tắm rửa, Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Chàng ngồi lên chiếc ghế bành ban nãy đã ngồi rồi nói với vợ bằng giọng hờn trách nhẹ nhàng, thoáng chút ngậm ngùi, tủi thân: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biện biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Rồi chàng quay sang nói với nhũ mẫu: Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.

   Nghe chàng nói vậy, chắc chắn những người xung quanh phải mủi lòng, nhửng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin và tiếp tục thử chàng bằng bí mật của chiếc giường mà không ai biết ngoài vợ chồng nàng. Phép thử cuối cùng này quả là màu nhiệm! Nó làm rung động dữ dội cả trái tim và khối óc của người anh hùng Uy-lít-xơ. Chàng giật mình nói với vợ: Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này… Đây là một Chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai… Rồi chàng kể cách thức làm giường cùng các chi tiết độc đáo của nó. Chàng băn khoăn, sốt ruột hỏi cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây Ô-liu mà dời nó đi nơi khác?

   Như vậy là Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mỏi mòn đợi chờ, trông ngóng. Nghe chàng nói vậy, nàng bủn rủn cả chân tay… bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nồi tiếng khôn ngoan. Ôi Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác… Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp… Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

   Những lời tâm huyết của ngựời vợ xinh đạp, thuỷ chung khiến Uy-lít-xơ muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao thương yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề.

   Uy-lít-xơ trở về có lẽ cao trào của cảm xúc nhân vật, cảm xúc tác giả và cảm xúc người đọc đã gặp nhau ở đây, cộng hưởng và thăng hoa để trở thành bất diệt! Đó cũng chính là những yếu tố làm nên chất lãng mạn bay bổng trong nghệ thuật cùng chất nhân văn sâu sắc tròng nội dung ý nghĩa của đoạn trích này.

   Nhà thơ mù Hô-me-rơ của văn học Hi Lạp cổ đại xứng đáng là bậc thầy của những thiên trường ca – sử thi có sức sống muôn đời trong tâm hồn nhân loại.

Đề bài: Trong vai Tê-lê-mác kể lại buổi Uy-lit-xơ trở về

Bài văn mẫu

   Tôi là Tê-lê-mác, con trai của vị anh hùng Uy-lít-xơ. Sau khi hạ được thành Tơ-roa, người cha vĩ đại của tôi đã phải trải qua hai mươi năm lênh đênh trên biển cả, đương đầu với rất nhiều thử thách trước khi về được quê hương I-tác.

   Thuyền của nhà vua xứ Phê-a-ki đưa cha tôi về I-tác, cập bến vào đúng thời điểm mẫu thân tôi đang gặp rắc rối vì bọn cầu hôn thúc ép. Bà tìm cách chối từ, bèn lấy chiếc cung của cha tôi ra, giao hẹn: hễ kẻ nào gương được cung, bắn xuyên qua mười hai cái vòng rìu thì bà sẽ lấy kẻ đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, trừ một người. Ây chính là cha tôi. Tôi nhận ra ông ngay lập tức bởi thần hình vạm vờ, lực lưỡng cánh tay giương cung nỗi cơ bắp cuồn cuộn, rắn chắc, ánh mắt cháy rừng rực như ngọn lửa mặt trời. Tôi kể nhanh sự tình và cùng cha trừng trị bọn cầu hôn cũng như những gia nhăn phản bội. Lúc rửa chán cho cha, nhũ mẫu ơ-ri-clê đã nhận ra người qua vết sẹo ở chân và mặc dù bị cha ngăn lại, nhũ mẫu vẫn đem chuyện kể cho mẫu thân. Thật trái với những gi tôi tưởng tượng, mẫu thân tôi không tin.

   Sau bao năm xa cách, lẽ ra giây phút gặp lại, cha mẹ phải ôm hôn nhau thắm thiết, nhưng thật không thể thiếu nổi: cha ngồi dựa vào một cây cột cao, mắt nhìn xuống đất trong khi mẹ bước qua ngưỡng cửa bằng đá đến ngồi trước mặt dựa vào một bức tường dối diện. Giữa hai người là bếp hồng cháy rừng rực. Im lặng. Một sự im lặng khó hiểu đến nghẹt thở khiến tôi không thể chịu nổi. Tôi thấy mẹ tôi thật bất công với cha bèn buông lời trách bà gay gắt, rằng: người thật độc ác, thật nhẫn tâm, trái tim người là bằng sắt đá…

   Mặc dù bị tôi, đứa con yêu trách cứ nặng nề, nhưng Pê-nê-lốp, mẹ tôi, vẫn nói những lời thận trọng. Người nói với tôi để bóng gió với cha rằng họ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Cha tôi nhẫn nại mỉm cười và nói với tôi những lời có cánh. Tôi chỉ biết đáp lại: “Cha thân yêu, việc này xin để tùy cha định liệu, vì xưa nay cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp”.

   Nói rồi, theo lời cha, mọi người tắm rửa, ca hát nhảy múa như trong nhi; đang làm lễ cưới. Cha cũng đi tắm và khi từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người trở về chỗ cũ, đối diện với mẹ và nói: Khốn khổ! Hẳn là các thần tiên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết… vì một người khác chắc không có gan ngồi xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở”. Người quay sang nói với nhũ mẫu Ơ-ric-lê: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình”. Mẹ tôi vẫn rất thận trọng đáp lời cha tôi và nói với nhũ mẫu: “Ơ-ric-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”.

   Mẹ nói vậy có ý thử cha và cha bỗng giật mình hỏi: “Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này”. Cha tôi đã kể liền một mạch về bi mật chiếc giường mà chỉ hai người biết. Sở dĩ chiếc giường không thể xê dịch được là vì một chân giường do chính ta cha làm bởi gốc cây Ô-liu cổ thụ có rễ bám chặt vào lòng đất. Cha còn kể tỉ mỉ về những vật dụng, những đồ trang trí trong phòng khiến mẹ tôi nghe mà bủn rủn cả chân tay. Tới lúc đó người mới chạy lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ cha, hôn lên trán người và nói: “Uy-lít-xơ Xin chàng chớ giận thiếp”. Rồi cứ thế, cha mẹ tôi ôm nhau khóc Đó là những giọt nước mắt. hạnh phúc của giâv phút đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách với muôn vàn sóng gió.

   Nhìn cảnh tượng cha mẹ hạnh phúc, tôi cảm động và sung sướng vô cùng. Tói thầm cảm ơn thần Dớt, vị thần tối cao, cảm ơn các vị thần trên đỉnh Ô- lem-pơ!

Đề bài: Tê-lê-mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về

Bài văn mẫu

   Sau hơn hai mươi năm trời ròng rã xa quê hương, phải chịu bao nhiêu gian nan, thử thách, giờ thì cha tôi đã trở về nhà. Chỉ có điều là cha giấu mình trong bộ dạng của một kẻ ăn mày rách rưới. Cha làm như vậy để thử xem người vợ hiền yêu dấu của mình có nhận ra mình hay không.

   Trong thời gian dài, cha tôi vắng nhà, mẹ tôi phải thường xuyên đối phó với 108 gã đàn ông quyền quý trong vùng tranh nhau đến cầu hôn. Chúng xảo quyệt, hung hãn, quấy rối suốt ngày này qua tháng khác để rắp tâm ép buộc mẹ tôi và chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi. Pê-nê-lốp – Người đàn bà thông minh xinh đẹp là mẹ cùa tôi, luôn phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế để kéo dài thời gian, hy vọng cha tôi sẽ trở về.

   Vì nói là có biết một số điều về Uy-lít-xơ nên gã hành khất – tức là cha tôi đã lọt vào trong ngôi nhà của mình. Ông được mẹ tôi cho phép ở lại để kể cho mẹ tôi nghe những điều về người chồng yêu quý mà mẹ đang mong mỏi đợi chờ. Hôm sau, mẹ tôi tổ chức một cuộc thi bắn cung và ra điều kiện nếu ai giương được cây cung của Uy-lít-xơ thì sẽ lấy làm chồng. Hàng trăm kẻ quý tộc không kẻ nào nâng nổi. Gã hành khuất xin tham dự và đã thắng. Tôi nhận ra cha. Với cây cung trong tay, cha tôi đã đánh đuổi tiêu diệt những kẻ cầu hôn quấy nhiễu và lũ đầy tớ phản chủ. Bà nhũ mẫu Ơ-ri-lê lên gác báo tin là Uy-lít-xư đã trở về nhưng mẹ tôi không tin và bảo rằng bà chớ vội vui mừng vì có lẽ ugười đánh tan lũ cầu hôn láo xược là một vị thần nào đó. Còn Uy-lít-xơ thì không còn hy vọng trở về vì chàng đã chết.

   Nhũ mẫu vẫn một mực khẳng định là cha tôi đang ở dưới nhà và giục mẹ tôi hãy mau xuống đón mừng. Bà còn nói rõ dấu hiệu khó quên là cái sẹo ở chân cha tôi, dấu vết của một lần ông đi săn bị nanh trắng của con lợn nòi húc vào. Mẹ tôi vẫn chưa tin, quay sang bảo nhủ mẫu hãy cùng xuống nhà để xem xác chết của bọn cầu hôn và kẻ giết chúng.

   Xuống đến nơi, mẹ tôi bước qua ngưỡng cửa bằng đá rồi đến ngồi trước mặt cha tôi, trong khi ông tựa lưng vào cái cột, mắt nhìn xuống đất, hồi hộp xem người vợ cao quý sẽ nói gì khi nhận ra mình. Mẹ tôi vẫn ngồi lặng thinh, vẻ mặt sửng sốt, lúc thì đăm đăm nhìn chồng, lúc lại như là không nhận ra người chồng yêu quý trong bộ quần áo rách mướp của kẻ ăn mày.

   Không nén nổi tức giận, tôi buột miệng trách sao mẹ lại tàn nhẫn như thế. Mẹ không hỏi han, cũng chẳng đến bên cha vồn vã trò chuyện. Tôi thầm nghĩ chắc trên thế gian chẳng có người vợ nào sắt đá đến nỗi chồng đi xa biền biệt hai mươi năm, trải qua biết bao gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến vậy.

   Mẹ tôi không giận mà dịu dàng đáp: Tê-lê-mác con ơi, lòng mẹ kinh ngạc quá chừng! Mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thực đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ cũng đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ củng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng, vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết.

   Nghe mẹ tôi nói vậy, cha tôi nhẫn nại mỉm cười và nói với tôi: Tê-lê-mác con! Đừng la rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thể nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha chưa nói: “Đích thị là chàng rồi. Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xém nên xử trí tình huống thế nào cho ổn thỏa nhất. Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở, chỉ một người thôi và dù kẻ bị giết chẳng có ai báo thù cho nữa, thì người ấy củng phải rời bỏ cha mẹ, đất nước, trốn đi. Huống hồ chúng ta đây, chúng ta đã hạ cả thành lũy bảo vệ đô thị này, giết các chàng trai của những gia đinh quyền quý nhất. Tình huống ấy cha khuyên con nên suy nghĩ.

   Tôi kính cẩn thưa rằng mọi việc xin cha cứ định liệu, vì xưa nay, cha vốn là người sáng sụốt. Tôi cũng hứa sẽ hết lòng phù tá cha tôi.

   Sau đó, cha bảo mọi người đi tắm rồi mặc quần áo đẹp, nhảy múa ca hát để mọi người lầm tưởng rằng nhà có đám cưới và dặn tất cả hãy giữ kín mọi chuyện cho đến khi hai cha con tôi về đến trang trại của ông nội, sắp đặt xong cha cũng đi tắm.

   Lát sau, từ trong phòng tắm bước ra, trông cha uy nghi, đẹp đẽ như một vị thần. Trở về chỗ cũ, cha nói với mẹ rằng: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sất đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở! Rồi cha tôi bảo nhũ mẫu hãy kê cho ông một chiếc giường để ông ngủ một mình như bấy lâu nay vì trái tim trong ngực vợ ông được làm bằng sắt.

   Mẹ tôi thận trọng đáp: Khốn khổ! Tôi không có ý coi thường, coi khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu! Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác ra đi trên chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, ơ- ric-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.

   Mẹ tôi nói vậy là để thử cha tôi. Quả nhiên cha tôi bỗng giật mình hỏi ngay , nàng ơi. Nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ, ai đã xê dich giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Rồi cha tôi kể chi tiết, tỉ mỉ về đặc điểm của chiếc giường. Bí mật này ngoài cha mẹ của tôi ra chỉ có một thị tì của mẹ tôi biết được.

   Nghe vậy, mẹ tôi bủn rủn cả chân tay vì cha tôi đã tả đúng mười mươi sự thật. Mẹ liền chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ và hôn trán người chồng yêu quý mà nói rằng:

   Uy-lit-xơ Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta dược sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác… Giờ đây chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cổ của chúng ta. Vì vậy, chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

   Giọng nói chân thành của mẹ tôi khiến cha tôi rất cảm động. Cha ôm lấy người vợ xiết bao yêu thương, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc.

   Gặp lại chồng mình sau hơn hai mươi năm mòn mỏi chờ đợi, mẹ tôi sung sướng vô cùng! Mẹ nhìn ngắm cha không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của mẹ cứ ôm cổ cha không muốn rời.Cảnh tượng ấy khiến trái tim tôi – đứa con trai duy nhất của hai người, cứ thổn thức mãi không nguôi vì xúc động vì hạnh phúc. Từ đây tôi sẽ luôn được sống trong sự thương yêu che chở của mẹ, của cha.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 935

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống