Văn mẫu lớp 10 Học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Đề bài: Dàn ý Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Trương Sinh giới thiệu về bản thân mìn mình (tên, gia cảnh, tính cách)

– Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân).

I.. Thân bài

1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương

– Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo

– Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đốn đứa con đầu lòng.

– Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.

– Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.

2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại)

– Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản

– Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh

– Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó

– Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

– Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời

3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ.

– Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.

– Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến

– Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương.

– Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn

– Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.

– Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.

– Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

– Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.

– Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.

– Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, giẵng xé vì những cơn nghen mù quáng của mình.

I.I. Kết bài

– Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu

– Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.

Đề bài: Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Bài văn mẫu

     Bóng nàng ẩn hiện trên sông, nói lời tạ từ tôi và con, rồi nàng biến mất…. Tôi tha thiết gọi tên nàng để níu kéo nhưng nàng đã vĩnh viễn biến mất, vĩnh viễn rời xa cha con tôi. Tất cả cũng chỉ tại tính ghen tuông mù quáng, mà giờ tôi đã mất người vợ thảo hiền, nết na.

     Tôi vốn quê ở Nam Xương, nhà giàu có nhưng tôi lại ham chơi hơn ham học, nên vừa ngoài hai mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, bởi vậy gia đình tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn.

     Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình.

     Ba năm chiến tranh qua đi, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về lại ấp xuống biết bao tai họa. Mẹ tôi vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:

     Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

     Con tôi nói:

     Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

     Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé hồn nhiên đáp lại:

     – Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.

     Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:

     – Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

     Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.

     Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.

     Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:

     – Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.

     Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.

     Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đăng chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:

     – Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.

     Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất…

     Nàng trở về chẳng hề trách cứ, oán thán tôi một lời. Điều ấy càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng…

Bài văn mẫu

   Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại.

   Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ?

   Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng:

   Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt “Cha Đản về kìa!” mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan.

   Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền : “Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

   Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở:

   Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à.

   Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng:

   Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta.

   Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông.

   Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói “Cha Đản về kìa”. Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na.

   Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang.

Đề bài: Dàn ý Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Que diêm giới thiệu về sự xuất hiện của mình

– Bằng lời que diêm, dẫn dắt vào câu chuyện (là vật luôn bên cạnh cô bé nên chúng tôi hiểu và thương cảm cho câu chuyện cuộc đời cô)

I.. Thân bài

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

– Cô bé tâm sự với chúng tôi về hoàn cảnh trong quá khứ của mình:

     + Mẹ mất sớm, ở với cha, cha và bà nội

     + Bà nội mất, gia sản tiêu tán, cô phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn để chui rúc vào xó tối, lạnh buốt, thường xuyên nghe lời chửi rủa của cha, phải đi bán những que diêm chúng tôi để được kiếm sống.

→ Chúng tôi rất thương cảm cho cảnh ngộ của cô gái nhỏ bé.

– Chúng tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống thực tại của cô bé:

     + Đêm đông lanh buốt, ngoài trời tối tăm cô bé vẫn đầu trần chân đất đi ngoài đường.

     + Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh mắng bởi cả ngày hôm nay hôm nay cô không kiếm được một xu nào.

     + Cô bé ngồi nép trong góc tường hai chân thu lại, trời mỗi ngày một lạnh

→ Chứng kiến hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé, anh em chúng tôi vô cùng xót xa.

2. Những lần quẹt diêm của cô bé

Chúng tôi bàn bạc nhau và quyết định đem đến những phép màu cho cô bé, dù là những mộng tưởng tạm thời.

– Thấy cô bé lạnh buốt, một anh bạn trong chúng tôi đã dùng ngọn lửa mình tạo ra đem đến cho cô bé mộng tưởng về một chiếc lò sưởi.

– Ngọn lửa tắt, cô bé trở về với hiện thực, chúng tôi lại dùng ánh sáng của mình đem đến cho cô bé mộng tưởng về một bữa ăn sang trọng, thịnh soạn.

– Sức chúng tôi có hạn, ngọn lửa nhanh chóng tắt đi, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực đem đến mộng ước cho cô bé về một cây thông nô-en.

– Biết những thứ vật chất đó chưa đủ để xoa dịu nỗi đau của cô bé, chúng tôi quyết định biến hóa lần thứ tư, đem đến giấc mộng cho cô bé về người bà mà cô kính yêu và thương nhớ nhất. Cuộc gặp gỡ này vô cùng xúc động.

– Chúng tôi chỉ có thể đem lại niềm vui cho cô bé trong khoảnh khắc, cô bé nhanh chóng quay trở về với thực tại đau buồn. Để níu kéo bà, cô bé đã đốt anh bạn cuối cùng trong bao diêm. Cuối cùng cô đã cùng bà bay lên trời xanh, chúng tôi không thể cản được.

3. Cái chết của cô bé bán diêm

– Tận mắt chứng kiến cái chết của cô bé, chúng tôi rất đau buồn

– Sáng hôm sau, chúng tôi chỉ còn là những tàn diêm xung quanh cô bé, cô đã ra đi rất thanh thản đôi má còn hồng đôi môi còn đang mỉm cười.

– Những người qua đường chỉ biết cô bé chết vì đói rét, không ai có thể biết được những điều kì diệu mà đêm qua chúng tôi và cô bé đã cùng trải qua.

I.I. Kết bài

– Những que diêm nói lời kết cho câu chuyện bằng những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc về cuộc đời của cô gái nhỏ bé, tội nghiệp.

Đề bài: Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm

Bài văn mẫu

     Hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm, ai nấy cũng tất bật sắm sửa đồ đạc cho bữa cơm chào đón năm mới. Nhưng tôi (que diêm) và cô chủ (cô bé bán diêm) vẫn cần mẫn đi bán hàng, chúng tôi đều mong có thể bán hết sớm để trở về nhà.

     Cô bé là một người có số phận hết sức đáng thương. Trước đây cô cũng có cuộc sống hạnh phúc, ấm no như biết bao bạn nhỏ khác. Nhưng mẹ và bà mất, gia đình sa sút, cô phải sống cùng người cha vô lương tâm, suốt ngày say sỉn và sẵn sàng đánh cô bất cứ lúc nào, nếu cô không mang được đồng xu nào về nhà. Đêm nào tôi cũng được nghe tiếng khóc thút thít, tức tưởi của cô.

     Hôm nay, cũng như biết bao ngày khác, cô mang chúng tôi đi bán, nhưng trời đã về muộn mà cô vẫn chưa bán được bao diêm nào. Cô lo lắng, sợ hãi chẳng dám trở về nhà. Càng về chiều gió rét càng mạnh lên. Bóng tối đổ ập xuống bao chùm khắp bốn phía. Cùng lúc đó những cơn mưa tuyết ào ạt đổ xuống, chẳng mấy chốc phố phường đã phủ một màu trắng xóa, người đi lại cũng thưa thớt dần. Chỉ còn một mình cô bé lang thang trên đường. Bộ quần áo mỏng mảnh, rách rưới khiến cái lạnh ngấm vào da thịt, đôi chân cô không mang giày, mỗi bước đi đều run lên vì lạnh. Mỗi đợt gió đến, cô bé lại run lên bần bật. Cô tìm một góc tường thật sâu, ngồi nép vào đó để đỡ lạnh. Cô lần lượt lấy từng que diêm ra. Đây là lần đầu tiên tôi thấy gương mặt cô, đôi môi đỏ hồng, bé xinh, nước da trắng xanh của một đứa bé thiếu chất và thiếu tình thương, đẹp nhất là đôi mắt to và sáng của cô. Cô mâm mê chúng tôi trên tay, có lẽ cô định đốt sao. Nhưng làm sao cô dám, cô đã không bán được bao diêm nào nếu đốt nữa chắc chắn sẽ bị cha đánh.

     Cô ngắm chúng tôi một lúc rồi cô bất ngờ đốt que diêm lên, cô xuýt xoa, hơ hơ đôi bàn tay, có lẽ cô thấy trước mắt là chiếc lò sưởi lớn. Cô sung sướng hòa mình vào cái ấm áp mà cô tưởng tượng ra. Nhưng nhanh chóng que diêm vụt tắt. Cô lấy que diêm thứ hai ra và bật sáng, tôi thấy cô xoa bụng và miệng như đang nhai, có lẽ cô thấy bàn ăn với những chú ngỗng quay béo ngậy, vàng suộm. Nhưng niềm vui của cô cũng nhanh chóng tắt ngấm, que diêm cháy hết, xung quanh cô lại là bóng tối bao phủ. Cô bé rút que diêm thứ ba và quẹt cô reo lên sung sướng khi ánh lửa vàng lóe sáng:

     – Ôi, cây thông thật to và đẹp quá.

     Trước mắt cô là cây thông lung linh, đẹp đẽ với những đồ vật trang trí, những ánh đèn nhấp nháy khiến cây thông trở nên huyền ảo hơn. Nhưng một cơn gió mạnh thổi qua, que diêm tắt và cây thông vụt tan vào hư không. Cô bé thẫn thờ, tiếc nuối nhìn vào khoảng tôi đen vô tận.

     Và rồi tiếp tục rút que diêm thứ ba, ánh mắt cô lần này rạng rỡ khác thường, đôi mắt ầy còn ầng ậc nước, trong giọng nói nghẹn ngào cô gọi:

     – Bà, bà của con. Sao bà đi lâu thế? Sao bà không sớm trở về với con.

     Cô bé vụt đứng dậy ôm chầm vào bà mà thực chất là ôm vào khoảng không tối đen. Niềm vui và sự hạnh phúc của cô bé chẳng được bao lâu, que diêm lại tắt. Như để níu kéo bà, cô lôi tất số diêm còn lại ra và quẹt, ánh sáng bừng lên là người bà lại xuất hiện, cô được sống trong hơi ấm tình thương, sự bao bọc chở che mà bấy lâu nay cô không được cảm nhận. Khi que diêm cuối cùng – là tôi, cũng là lúc cô bé bay về cõi thiên đường cùng bà.

     Khi tôi còn chưa tắt ngấm hẳn, tôi vẫn cố le loi để nhìn cô bé. Nơi cô bé ra đi thật lãnh lẽo, đơn độc, cô chẳng có lấy một người thân bên cạnh. Nhưng trên khuôn mặt cô vẫn rạng rỡ, nụ cười mỉn, dường như cô bé chẳng hề trách móc ai, cô bé ra đi nhẹ nhàng, thanh thản và bình yên.

     Tôi thấy thương và tội nghiệp cho cô bé biết chừng nào. Giá như bố của cô bé quan tâm tới cô hơn một chút, giá như những người xung quanh bỏ ra vài hào lẻ mua phong diêm cho cô để cô trở về nhà thì có lẽ cô đã không phải chịu cái chết cô đơn đến như vậy.

     Cô bé hồn nhiên, nhân hậu, lương thiện, tấm lòng trong sáng, đáng nhẽ phải được hưởng cuộc sống yên vui, hạnh phúc nhưng thực tế cuộc sống của cô lại quá đỗi bất hạnh khi không nhận được tình yêu thương trong gia đình và những người xung quanh. Tình yêu thương có vai trò vô cùng to lớn đối với con người, nó giúp sưởi ấm trái tim, tâm hồn và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.

Bài văn mẫu

   Đó là một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng.

   Lời cầu nguyện của chúng tôi có lẽ sẽ không trở thành sự thật. Bởi đêm ba mươi thì còn ai ra đường để mua diêm làm gì nữa cơ chứ? Giờ này mọi người đã sum vầy bên gia đình, thưởng thức bữa ăn cuối năm bên cạnh lò sưởi ấm áp và đón chờ năm mới đến. Tất cả mọi người trong chúng tôi ai cũng hiểu điều đó và chắc hẳn cô chủ nhỏ bé của chúng tôi cũng biết điều đó. Nhưng bước chân của cô không ngừng lại mà vẫn đi mãi, lang thang trong gió rét với một niềm hi vọng đang dần chìm vào vô vọng. Niềm hi vọng đang dần biến mất và thay vào đó là vẻ mặt lo lắng dẫn hiện rõ trên gương mặt của cô bé tội nghiệp. Không gian xung quanh đang dần chìm vào tĩnh lặng bởi tiếng bước chân người đi bộ đang thưa dần. Mùi ngỗng quay càng lúc càng đậm hơn khiến bước chân cô gái nhỏ nhanh hơn. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy sự tuyệt vọng đã bắt đầu hiện rõ hơn trên đôi mắt cô chủ. Có lẽ, khung cảnh xung quanh gợi lại trong cô những kỉ niệm mà cô vẫn hằng mong chúng sẽ trở thành sự thật. Cô nhớ lại năm xưa cũng được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi khi thần chết đã cướp người bà của em đi mất. Từ khi gia sản tiêu tan, gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến một xó tối tăm. Hằng ngày, cô bé phải nghe những lời mắng nhiếc thậm tệ của người bố vì tù túng mà trở nên thô bạo. Em không còn được chăn ấm nệm êm, không còn những bữa ăn ngon mà thay vào đó là hoàn cảnh đáng thương.

   Đêm đã về khuya, đôi bàn tay nhỏ bé của cô chủ như đang dần tê cứng lại. Tiếng bước chân của cô chậm rãi và dừng lại ở góc của hai ngôi nhà trên phố. Thoáng một suy nghĩ hiện trên nét mặt, cô đang suy ngẫm về điều gì đó. Lặng lẽ ngồi xuống, bỗng cô rút một trong chúng tôi và quẹt qua cọ trên bao diêm. Anh bạn của tôi nhoẻn miệng cười như được tự do, bén lửa rất nhanh và vụt tắt để lại đốm than hồng rực trên thân diêm. Chúng tôi không biết được cô chủ đang nghĩ về điều gì, nhưng trong ánh mắt của cô chủ ánh lên một niềm vui và hình như cô cũng hé nở nụ cười. Thấy vậy, chúng tôi cũng bớt đi một phần nào đó lo âu. Nhưng lại đầu một nỗi khó hiểu khác khi cô duỗi chân ra, đờ đẫn khi nhìn que diêm vừa vụt tắt. Nét mặt hiện lên suy nghĩ của cô bé, một hồi sau chúng tôi mới hiểu rằng, nếu như cô chủ không bán được chúng tôi cho ai đó lúc trở về sẽ bị cha mắng chửi. Thở dài một hơi, cô lại quẹt tiếp một anh bạn thứ hai của chúng tôi. Que diêm vừa sáng thì mắt cô lại ánh lên một niềm vui mới. Khuôn mặt cô đỏ hồng rạng rỡ, nhưng khi que diêm vừa tắt cô lại hụt hẫng như trước. Lúc này phố xá đã vắng tanh và lạnh ngắt không còn tiếng bước chân qua lại nữa. Trong tiếng thở dài của cô, chúng tôi dường như biết được điều cô đang suy nghĩ. Cô nghĩ rằng những trận đòn không thể tránh được khi trở về nhà như những hôm trước rồi cũng sẽ đến. Chúng tôi thường xuyên chứng kiến điều đó nên không quá khó để nhận ra qua nét mặt của cô gái tội nghiệp. Chợt cô ngừng suy nghĩ và rút que diêm tiếp theo, nhưng lần này cảm thấy như anh bạn của tôi cháy lâu hơn. Không biết cô đang nghĩ về điều gì, nghĩ đến cây thông nô-en với những ngọn nến sáng rực hay điều gì? Khi anh bạn của tôi vừa vụt tắt thì cô lại rút ra một que diêm nữa và quẹt chúng lên. Khi ánh sáng xanh từ anh bạn tôi bừng cháy thì cô bé bỗng cười và reo lên:

   – Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!

   Khi anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt thì ảo ảnh trên khuôn mặt cô bé cũng vụt tắt theo. Cô bắt đầu lôi chúng tôi ra khỏi bao nhanh hơn và quẹt liên tục. Dường như cô đang cố níu giữ điều gì đó để chúng không vụt mất. Lúc này chúng tôi thấy trên khuôn mặt cô là nụ cười mãn nguyện như thể cô đã thỏa lòng mong ước. Chỉ trong chốc lát, không gian bỗng dưng tối tăm và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Chúng tôi không còn thấy cô lôi những anh bạn khác ra khỏi vỏ và quẹt nữa. Chỉ thấy mờ mờ trong bóng tối, hình như cô chủ đã gục xuống mặt đường. Chúng tôi cảm nhận được hơi thở yếu ớt của cô gái tội nghiệp, bởi những này qua cô không được bữa ăn no và không ngừng suy nghĩ làm sao để bán được chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy thương cho cô chủ của mình nhiều hơn và mong sao đêm giao thừa sẽ trôi qua thật nhanh.

   Sáng mồng một, khi mặt trời vừa ló dạng, chúng tôi thức dậy bởi ánh nắng sớm mai. Nhìn xung quanh chúng tôi chỉ thấy toàn màu trắng phủ bởi tuyết. Bỗng có giọng của một người người phụ nữ đang nhẹ nhàng gọi cô chủ với những cái lạy nhè nhẹ.

   – Này cháu ơi! Cháu là con cái nhà ai sao lại nằm ở đây thế này?

   Những người đi đường cũng bắt đầu xúm lại, nhiều người tò mò hỏi chuyện và không ngừng ngắm nghía cô gái bé nhỏ với cặp má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm giữa những que diêm đã cháy. Sau những cái lay người của người phụ nữa, cô chủ của chúng tôi vẫn không đáp lại. Người phụ nữ liền áp má lên người cô và cảm nhận thấy hơi thở của cô rất yếu. Không suy nghĩ thêm, bà lập tức bòng cô chủ và không quên nhờ người bên cạnh mang theo giỏ xách nơi chúng tôi đang nằm theo. Khoảng mươi phút sau, chúng tôi được đặt trên một cái kệ gần một cái giường được trải nệm trắng tinh. Phía bên kia có một chiếc lò sưởi đang được đốt cháy rực. Tiếng nói chuyện loạn nhịp như thể đang có điều gì đó rất cấp bách xảy ra. À thì ra họ đang cố gắng để giúp cô chủ của chúng tôi hồi tỉnh lại.

   Mãi đến một giờ sau cô chủ của chúng tôi mới mở mắt ra và bắt đầu với giọng nói yếu ớt khi nhìn thấy người phụ nữ đang ngồi cạnh bên:

   – Cháu đang ở đâu vậy ạ?

   Người phụ nữ đáp lại:

   – Cháu hãy nghỉ ngơi cho khỏe đi rồi hẳn nói. Ta thấy cháu nằm bất tỉnh ở góc phố nên đưa cháu về đây.

   – Cháu… Cháu cám ơn cô ạ!

   – Không có gì đâu! Đợi ta lấy cho cháu ly ngũ cốc nóng nhé.

   Nói rồi người phụ nữ vụt đứng dậy không cần nghe những lời nói yếu ớt của cô chủ đang cố gắng.

   Chỉ vài giây sau, người phụ nữ trở lại với ly ngũ cốc trên tay và đỡ cô chủ dậy để uống từng ngụm. Sau khi được dùng điểm tâm, tình trạng của cô chủ khỏe hơn, cô bắt đầu kể mọi chuyện cho người phụ nữ nghe. Đến khi kết thúc câu chuyện, trên gương mặt hiền hậu của người phụ nữ đã hai dòng nước mắt với sự thương cảm nhìn vào cô bé.

   – Hãy ở lại đây với cô, cô sẽ giúp cháu vượt qua những nỗi khổ này và cho cháu một cuộc sống tốt hơn. Hãy nhận ta làm mẹ của con!

   Cô bé không đáp lại lời người phụ nữ mà ôm chằm lấy bà khóc. Trong tiếng nấc thút thít cô nói “Con cám đấng Thượng đế đã mang người đến với con”.

Đề bài: Dàn ý Đóng vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

Tấm dẫn dắt vào câu chuyện (gợi ý: Tấm khi về già, kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho con cháu nghe)

I.. Thân bài

1. Tấm kể về hoàn cảnh xuất thân của mình.

– Thuở nhỏ, ta sớm mồ côi cha mẹ, sống cùng dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám.

– Ta bị hai người đó hắt hủi, và bắt nạt, phải làm lụng vất vả suốt ngày.

2. Tấm kể về cuộc đời mình trước khi làm hoàng hậu.

– Ta bị Cám lừa dối, trút hết giỏ tép bắt được để cướp lấy chiếc yếm đào. Trong lúc buồn khổ, ta đã khóc, được bụt hiện lên tặng cho con cá bống. Ta yêu quý và xem cá bống như một người bạn, tâm sự những lúc vui buồn.

– Mẹ con Cám lừa ta đi trăn trâu ở cánh đồng xa, ở nhà làm thịt cá bống. Ta buồn khóc, bụt lại hiện lên mách ta chôn xương bống vào bốn chân giường. Ta ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo.

– Mẹ con Cám không muốn cho ta đi xem hội, họ trộn thóc lẫn gạo bắt ta ở nhà nhặt. Ta uất hận mà khóc, bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ xuống nhặt hộ, nói ta đào bốn chân giường lên có quần áo đẹp, giày và ngựa để đi dự hội. Ta sung sướng vô cùng.

– Đến nơi, ta đánh rơi chiếc hài và được phụ vương các con nhặt được, từ đó ta trở thành hoàng hậu. Ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên sung sướng, không tin vào sự thực. Mẹ con Cám thì hằn học và vô cùng tức giận.

3. Tấm kể về cuộc đời sau khi làm hoàng hậu.

– Ở hoàng cung, ta được hoàng thượng vô cùng yêu thương, sủng ái

– Đến ngày giỗ cha, ta trở về nhà. Bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau sau đó họ ở dưới chặt gốc làm ta rơi xuống sông, chết một cách tức tưởi. Cám lên thay ta làm hoàng hậu

– Quá uất ức và không cam chịu số phận, ta đã hóa thành chim vàng anh để vừa được ngày ngày hót vui bên chồng, vừa để chứng minh cho mẹ con cám sự tồn tại của linh hồn mình.

– Mẹ con Cám độc ác giết chết chim vàng anh, ta lại hóa thành cây xoan đào để ngày ngày được tỏa bóng mát cho chồng, mẹ con Cám độc ác đem chặt cây làm khung cửi.

– Không thể chịu đựng được thêm, ta hóa thành con ác trên khung cửi chính thức tuyên chiến với mẹ con Cám. Mẹ con chúng đuổi cùng giết tận, đem đốt khung cửi.

– Biết không thể dùng cách này, ta nghĩ ra một kế lâu dài. Thấy chồng mình hay dừng chân uống nước tại quán của một bà lão, ta hóa thành quả thị, ngày ngày bước ra quét dọn, nấu cơm cho bà, mong một ngày được đoàn tụ cùng chồng

– Cuối cùng trời không phụ lòng người. Nhà vua đã nhận ra ta qua cánh trầu têm cánh phượng, đón ta trở lại cung. Ta mừng rỡ khôn xiết, tình nghĩa vợ chồng được hàn gắn, những cố gắng, nỗ lực, sự hi sinh, sự đấu tranh kiên cường bao lâu nay của ta đã được đền đáp.

4. Sự trừng phạt của Tấm đối với mẹ con Cám

– Khi ta trở về, mẹ Cám vô cùng bàng hoàng và sợ hãi. Cám thấy ta trở nên xinh đẹp hơn ngỏ ý muốn được trắng đẹp như ta.

– Trước lời đề nghị của Cám, ban đầu, ta có ý định cho Tấm dội nước sôi lột da để cho trắng đẹp, sau đó đem làm mắm gửi về cho dì ghẻ ăn.

– Tuy nhiên, sau đó ta đã nghĩ lại, dù họ đối xử với ta một cách cay nghiệt, độc ác nhưng dù sao họ cũng đã từng nuôi ta, cho nên ta quyết định cho họ đi đầy ra biên ải để trả giá cho lỗi lầm

– Thế nhưng vì quá xấu hổ và hối hận hai mẹ con họ đã tự tử.

I.I. Kết bài

– Tấm tự suy nghĩ về cuộc đời mình

– Tấm đưa ra bài học dạy dỗ con cháu: Hạnh phúc có ngay ở chốn nhân gian, phải kiên cường, dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác giành lấy và giữ lấy hạnh phúc thuộc về mình. Biết sống lương thiện vì ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Đề bài: Đóng vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

Bài văn mẫu

     Giờ đây tôi đã được sống yên ổn bên nhà vua. Để được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hiện tại tôi đã phải nỗ lực chiến đấu không ngừng để chống lại cái xấu, cái ác, mà trực tiếp ở đây là mẹ con Cám.

     Tôi và Cám vốn là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ tôi là chính thất (vợ cả) còn mẹ Cám chỉ là vợ lẽ. Cha tôi vốn yêu thương mẹ và tôi hơn hết thảy, bởi vậy mẹ con nhà Cám đã đem lòng ghen ghét hai mẹ con tôi. Mẹ tôi mất sớm, bố tôi không lâu sau qua đời, ngày bố qua đời cũng là ngày chấm dứt cuộc sống êm đẹp, hạnh phúc của tôi. Tôi ở cùng dì ghẻ và Cám, đồng thời cũng bắt đầu quãng thời gian cực khổ, bị đày ải cả về thể xác và tinh thần.

     Từ nhỏ cho tới khi tôi trưởng thành, mọi việc trong gia đình dì ghẻ đều bắt tôi làm hết. Tôi quần quật làm suốt ngày, không có lúc nào ngơi tay, ban ngày thì chăn trâu, gánh nước, thái khoai, băm bèo cho lợn gà ăn, tôi đến sau giờ cơm tối tôi còn phải xay lúa giã gạo. Cứ triền miên như vậy, hết năm này qua năm khác, mà mẹ con Cám không hề giúp tôi lấy một lần.

     Tôi còn nhớ lần ấy đang quét sân, thì dì ghẻ bỗng gọi tôi và Cám vào và bảo hai chị em đi bắt tép, ai bắt được đầy mang về trước sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ. Nghe vậy tôi vui lắm, đó là chiếc yếm mà tôi hằng ao ước bấy lâu nay, tôi nhanh chóng lấy giỏ chạy ra ngoài đồng, Cám cũng tung tẩy chạy theo phía sau tôi. Tôi nhặt thoăn thoắt, chẳng mấy chốc tép đã đầy giỏ. Tôi định chạy về, thì Cám gọi giật tôi lại và bảo:

     – Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

     Tin lời Cám, tôi xuống ao, hụp xuống thật sâu cho sạch sẽ. Nhưng nào ngờ khi tôi lên bờ thi cả giỏ tép đã biến mất. Bấy giờ tôi mới biết mình bị lừa. Ấm ức và tức giận nhưng tôi chẳng biết làm sao. Bởi dì ghẻ cũng đã dung túng cho con mình và trao thưởng cho Cám. Tôi ngồi bệt xuống bờ cỏ mà khóc nức nở, khóc cho số phận bất hạnh, khóc cho việc bị đối xử bất công. Đúng lúc ấy tôi thấy trước mắt hiện ra một luồng khói trắng, một ông già râu tóc bạc phơ, cất giọng hiền từ hỏi tôi: – Con làm sao lại khóc?

     Tôi nghẹn ngào kể hết sự tình cho bụt nghe. Nghe xong bụt bảo tôi xem lại trong giỏ còn gì không, thì tôi phát hiện vẫn con một con cá bống. Tôi đem bống về nuôi, từ đó bống trở thành bạn của tôi. Mỗi bữa cơm tôi ăn bớt đi một nửa dành phần cho bống. Bao nhiêu nỗi uất ức, tôi đều đem đến kể cho bống để vơi bớt nỗi lòng. Nhưng chẳng được bao lâu mẹ con Cám lại lừa tôi đi chăn đồng xa để giết chết bống, điều này tôi chỉ biết cho đến khi Bụt hiện lên nói với tôi. Về đến nhà chỉ còn cục máu nổi lên, tôi uất nghẹn, khóc không thành tiếng, tôi thương bống vô cùng, sao mẹ con họ lại đang tâm giết chết một sinh linh nhỏ bé chỉ vì ghét tôi. Nghe lời bụt dặn tôi đem xương bống bỏ vào lọ đem chôn ở bốn chân giường.

     Thời gian cứ thế trôi qua, cho đến một ngày nhà vua mở hội, tôi cũng như bao cô gái khác hứng khởi chuẩn bị đi hội. Nhưng đúng ngày hôm ấy, dì ghẻ đem gạo trộn với thóc bắt tôi nhặt riêng hai thứ ấy mới được xem hội. Tôi ấm ức vô cùng và hiểu rằng dì ghẻ không muốn tôi đi. Tôi vừa nhặt vừa khóc, bụt hiện lên và giúp đỡ tôi, đàn chim sà xuống nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. và nghe lời bụt dặn tôi đào bốn chân giường lấy váy áo mới để mặc dự hội. Mọi thứ vừa như in, tôi hạnh phúc lắm. Nhưng chẳng may hôm đi hội ấy tôi đánh rơi chiếc giày, tìm mãi mà không thấy. Trong đám hội hôm ấy còn diễn ra lễ thử giày, tôi cũng chen vai đến thử và thật kì lạ khi đến gần thì chiếc giày kia chính là giày của tôi, đôi chân tôi vừa khít chiếc giày đó, hợp với cái còn lại tạo thành một đôi. Và cũng nhờ vậy tôi trở thành hoàng hậu, cuộc đời tôi bước sang một trang mới.

     Nhưng cuộc đời tôi vẫn tiếp tục gặp nhiều sóng gió. Không lâu sau đó là ngày giỗ của cha, tôi về nhà làm giỗ. Khi trèo lên cây cau tôi bị dì ghẻ chặt cây, tôi ngã xuống và chết, Cám thay tôi vào cung chung sống với nhà vua. Tôi không chịu khuất phục, bấy lâu nay họ đã đàn áp tôi, tôi bỏ qua, nhưng lần này cướp cả mạng sống tôi nhất quyết không thể bỏ qua. Tôi phải giành lại quyền sống và hạnh phúc của mình. Tôi hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, trước khi đến cung vua tôi đến chỗ Tấm cảnh cáo: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. Rồi tôi bay đến cung vua, tiếng hót của tôi làm nhà vua mê đắm, vua yêu thương tôi lắm, sai người làm cái lồng vàng để tôi có thể ngày ngày bên cạnh ngài. Nhưng Cám tiếp tục hãm hại giết chết tôi, tôi hóa thành cây xoan đào, nhà vua lại mắc võng ngày ngày nằm dưới bóng cây xanh là tôi. Sự độc của mẹ con Cám quả không có giới hạn, chúng lại chặt xoan đào, làm thành khung cửi, khiến cho vua không được ở bên cạnh tôi. Hôm ấy trong lúc Cám dệt vải tôi liền cảnh cáo Cám: Cót ca cót két/ lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra. Nghe thấy vậy, Cảm hoảng sợ vứt tôi đi thật xa.

     Từ đống cây đó tôi tiếp tục vươn mình thành cây thị, rồi quả thị thơm tho tỏa hương khắp nơi. Một bà lão đi qua đã khấn: Thị ơi thị, rụng vào bị bà bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn. Tôi rụng xuống và về ở cùng bà lão nghèo lương thiện. Ngày ngày, bà lão đi làm tôi ở nhà quét dọn, không lâu sau bà phát hiện ra bí mật và xé vỏ quả thị, tôi sống với bà như hai mẹ con. Một hôm, tôi đang ở trong nhà thấy mẹ vào gọi ra có người gặp. Tôi ra và mừng rỡ khi biết đó là nhà vua, chàng đã nhận ra tôi qua những miếng trầu têm cánh phượng. Tôi từ biệt bà lão và về hoàng cung chung sống với nhà vua. Về mẹ con nhà Cám đã bị tôi trừng trị thích đáng.

     Vậy là trải qua bao nhiêu khó khăn, tôi cũng đã được hưởng hạnh phúc mà tôi vốn được hưởng. Cuộc đời này luôn rất công bằng, khi làm điều thiện, sống lương thiện chắc chắn bạn sẽ gặp may mắn hạnh phúc. Còn làm điều ác tất sẽ gặp quả báo.

Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.

Bài văn mẫu

   Tôi tên là Oanh liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ.

   Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khỏe khác thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh.

   Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi.

   Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó.

   Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi đổi gọi ông là cậu chủ.

   Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai hung hăng lắm. Cậu ta to khỏe và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc. Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia.

   Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm.

   Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương.

   Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị nó đánh cho tàn phế.

   Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối cùng. ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm.

   Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không, cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng lại chẳng thèm ngó ngàng gì.

   Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự hào và kiêu hãnh với cha tôi.

Bài văn mẫu – Vở của các con đâu?

   Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “người đàn ông” thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.

   – Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.

   Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.

   Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.

   – Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh – đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!

   Ngay lập tức chúng tôi rên lên:

   – Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.

   – Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.

   Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.

   – Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. – Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?

   – Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.

   – Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông – những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.

   Tôi ngắt lời:

   – Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?

   – Tất cả những gì có thể.

   – Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!

   – Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng – có thể lắm…

   Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những ngư¬ời phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.

   Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.

   Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:

   – Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!

   Tôi khoanh tay lễ phép:

   – Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống