Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận” của Uy-li-am Sếch-xpia.
Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô…
Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy. Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất. Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-tagô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếchxpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình.
Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất. Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch.
Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển, nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu. Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy, họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim mình.
Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn trích tập trung thể hiện nội dung chính là : mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên tất cả để được yêu nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc. Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li- ét nói : “chàng hãy thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piulét nữa”. Và Rô-mê-ô : “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, “nàng Giuli-ét là mặt trời”. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét : “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li- ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li- ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích : “Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? […] thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười.” Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được. Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu bị người nhà Ca-piu-lét bắt.
Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân tộc. Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng : Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giuli-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…”. Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.
Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi cảm và thấm đẫm chất thơ. Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia muốn nói. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.
Đề bài: Phân tích tình yêu và thù hận của Uy-li-am Sếch-xpia.
Wiliam Shakespeare là nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng của thời kì phục hưng, ông có tấm lòng nhân đạo sâu sắc đây là lý do ông viết lên những tác phẩm thiên tài của mình, ông để lại cho người đọc nhiều cảm xúc trong những tác phẩm của mình tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài tình yêu và thù hận.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nảy nở và vượt qua những sự thù hận đối lập giữa hai gia đình và hai dòng họ, tình yêu của học lớn lao, và nảy nở trong đêm lễ hội, cuộc gặp gỡ đã làm cho hai người nảy sinh tình cảm, khi biết được sự thù hận giữ hai dòng họ, tình yêu của họ ngày càng lớn hơn, khi bị ngăn cản nhưng với một trái tim đẹp hai người đã vượt qua hết những ngăn cản và đến với nhau như một chân lý sống của cuộc đời. Tình yêu đã lớn lên và nó vượt qua mọi sự ngăn cản xiềng xích của mọi người, lễ cưới của hai người được tổ chức bí mật ở nhà thờ, và nhà thờ là nơi đã chấp nhận tình yêu của họ.
Sự thù hận làm cho học bối dối trong cuộc gặp gỡ chàng trai thì đang nói ghét cái tên của tôi, còn Giu-li-ét thì bối dối và lo lắng cho tình yêu của mình, chàng trai đã dứt khoát từ bỏ dòng họ của mình để đến với tình yêu chân chính, cả hai người đều bỏ qua những thù hận để bù đắp xây dựng tình yêu của mình. Dù lòng thù hận có lớn nhưng tình yêu của họ rất lớn lao họ vẫn rất quyết liệt để bù đắp cho tình yêu của mình. Thù hận không làm mất đi tình yêu đẹp của họ mà nó làm cho học có niềm tin về tình yêu hơn, sự hi sinh của họ thật vô cùng đáng quý tình yêu của họ là bất tử.
Lòng thù hận không được xóa bỏ, nhưng tình yêu đang dần cảm hóa những lòng thù hận đó, nó đang xen vào tâm hồn những con người nơi đây và ấp ủ bao niềm tin và cả những hi vọng đang bừng cháy trong con người họ lòng thù hận khó xóa đi được, nó trở thành một sự giao tranh mà hai bên nhất định phải có một bên thắng và một bên thua nhưng tình yêu lớn lao của hai người đã vượt qua những cái gọi là trật tự để thắng được sự thù hận để đến được với nhau. Tình yêu thật lớn lao , nó có thể cảm hóa tất cả, và cả những cái gọi là khó khăn và gian nao nhất nó cũng có thể vượt qua.
Nỗi đau đớn trong bi kịch tình yêu của hai người khi hai người phải có những quyết định để trả thù cho dòng họ của mình, Rô mê Ô phải giết Ti bản để trả thù cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì biết được sự thật là người giết anh con bác mình chính là chồng của mình. Đây là những tình huống bi kịch của tình yêu giữa hai dòng họ, hai người đang lâm vào những tình cảnh hết sức éo le một bên là tình cảm gia đình một bên là tình yêu, họ phải quyết định và đưa ra, nhưng nó thật khó khăn đối với hai người khi đó đều là quyết định giữa một mất một còn, sự trả thù nó là sự mất mát lớn lao, khi tình thù hận giữa hai dòng họ ngày càng được lên cao, nó đang cảm hóa những con người có tấm lòng thù hận. Tình yêu của hai người đang phải đối mặt với những éo le của hoàn cảnh, vì vậy họ thật đau đớn khi biết được những sự thật rất nghiệt ngã và họ quyết định dứt khoát khi đưa ra những quyết định của mình.
Đề bài: Tóm tắt tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
Nhân dịp tiểu thư Giu-li-ét tròn 14 tuổi, gia đình Ca-piu-lét tổ chức dạ hội hoá trang. Rô-mê-ô đang mang nỗi buồn vì bị nàng Rô-da-lin khước từ, mặc dù hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét đang nung nấu thù hận, nhưng chàng vẫn cùng bạn bè hoá trang đi đến nhà Ca-piu-lét dự hội. Giu-li-ét và Rô-mê-ô găp nhau, tình yêu bốc lên mãnh liệt trong lòng.
Đêm ấy, một đêm trăng sáng, Rô-mê-ô dám vượt tường lẻn vào vườn gia đình Ca-piu-lét để gặp người yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tình tự và thề nguyền. Sáng ngày hôm sau, họ nhờ tu sĩ Lâu-rân làm phép cưới bí mật.
Lại xảy ra một chuyện kinh hoàng giữa hai dòng họ. Ti-bân, người anh họ Giu-li-ét đã giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người nhà Môn-ta-ghiu. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Chàng phải đi đày tới thành Man-tua. Giu-li-ét vô cùng đau buồn.
Gia đình Ca-piu-lét bắt Giu-li-ét phải kết duyên cùng Pa-rít, cháu của Vương chủ thành Vê-rô-na. Nàng giả vờ ưng thuận nhưng đã đến cầu cứu tu sĩ Lâu-rân, Tu sĩ đã đưa cho nàng một lọ thuốc ngủ có công hiệu 42 giờ; đồng thời cho người đi vội đến Man-tua mật báo cho Rô-mê-ô gấp trở về đưa người yêu đi trốn. Nhưng lúc bây giờ thành Man-tua đang bị bệnh dịch hạch hoành hành, người đưa tin đành quay về. Cùng lúc đó; Rô-mê-ô nhận tin báo Giu-li-ét đã chết. Chàng lập tức phi ngựa trở về, còn mang theo một lọ thuốc độc.
Tại khu hầm mộ của gia đình Ca-piu-lét, Rô-mê-ô bất ngờ gặp Pa-rít. Hai người xông vào đánh nhau, Rô-mê-ô đã đâm chết Pa-rít. Tưởng người yêu đã chết, Rô-mê-ô uống thuốc độc tự tử. Khi Giu-li-ét hồi tỉnh, đau đớn nhìn thấy người yêu đã chết, nàng bèn lấy kiếm của Rô-mê-ô đâm vào mình tự sát.
Trước cái chết bi thương ấy của cặp tình nhân, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét nghe lời Vương chủ đã tự nguyện xoá đi mối thù truyền kiếp; dựng cho Rô-mê-ô và Giu-li-ét bức tượng bằng vàng.
Đề bài: Bình giảng đoạn trích “Tình yêu và thù hận” của Uy-li-am Sếch-xpia.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, nội dung dựa trên một câu chuyện có thật về mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét ở thành phố Vê-rô-na nước Ý thời trung cổ. Bi kịch bắt đầu từ tình yêu sét đánh giữa chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét, hai đứa con của hai dòng họ thù nghịch. Bất chấp mọi trở lực, họ đến với nhau bằng trái tim nồng nhiệt, đắm say. Để có thể chạy trốn cùng người yêu, Giu-li-ét đã chấp nhận làm theo kếhoạch của tu sĩ Lâu-rân là uống thuốc ngủ giả chết để chờ Rô-mô-ô đến đón tại hầm mộ nhà nàng. Vì sự chậm trễ của người báo tin và sự hiểu lầm của người nhà Rô-mê-ô nên chàng tưởng là nàng đã chết. Đau đớn khôn cùng, Rô-mê-ô đã uống thuốc độc tự tử bên cạnh người yêu. Tỉnh dậy, thấy Rô-mê-ô đã chết, Giu-li-ét tiền rút con dao mà chàng luôn mang theo bên người để quyên sinh. Cái chết bi thảm của đôi trai tài gái sắc đã làm cho mọi người rung động và thức tỉnh. Mối thù dai dẳng tưởng không bao giờ có thể hoà giải được giữa hai dòng họ đã bị xoá bỏ. Họ cùng nhau dựng một tượng đài bằng vàng để mãi mãi ca ngợi tình yêu trong sáng, thuỷ chung của cặp tình nhân nổi tiếng này.
Đoạn trích Tình yêu và thù hận kể về cảnh Rô-mê-ô sau cuộc gặp gỡ với Giu-li-ét ở dạ hội hoá trang tại nhà nàng, chờ lúc đêm khuya đã quay trở lại, leo lên bức tường đối diện với phòng ngủ của Giu-li-ét để thổ lộ lòng mình. Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của hai người trẻ tuổi vừa bị trúng mũi tên của thần Ái tình Cupid. Mối thù truyền kiếp của hai dòng họ không thể ngăn cản tình yêu mãnh liệt ấy. Thái độ của tác giả là đồng tình và ca ngợi, bởi: Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.
Rô-mê-ô choáng váng trước vẻ đẹp thánh thiện của Giu-li-ét nên trái tim đã thôi thúc chàng quay trở lại khu vườn nhà nàng, dẫu biết rằng điều đó là vô cùng nguy hiểm. Đúng lúc ấy, Giu-li-ét cũng đến bên cửa sổ trông xuống khu vườn để thổ lộ lòng mình. Chúng ta hãy nghe Rô-mê-ô bày tỏ cảm xúc thật lãng mạn mà cũng thật chân thành khi nhìn thấy Giu-li-ét. Trước đôi mắt của kẻ si tình thì vẻ đẹp của cô gái mình yêu là tuyệt vời hơn tất thảy: … Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời! –Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi… Đấy là người ta quý. Ôi! Đấy là người ta yêu! Ôi, giá nàng biết nhỉ!… Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang… Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờlướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt… lên mà chiêm ngưỡng.
Khi Giu-li-ét nghĩ đến Rô-mê-ô thì điều đầu tiên khiến nàng băn khoăn là mối thù lâu đời giữa hai dòng họ, nhưng mối thù ấy không thể ngăn cản nàng đến với tình yêu, với người yêu: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
Tình yêu sét đánh khiến hai người sống trong tâm trạng bay bổng, say đắm, tuy nhiên ở họ vẫn còn sự dẫn dắt sáng suốt của lí trí. Những diễn biến trong tâm trạng Giu-li-ét chứng tỏ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời người thiếu nữ đang yêu: Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên đó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn vẹn mười… Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy em đây! Trong câu nói ấy của Giu-li-ét chứa đựng quyết tâm vượt qua mọi trở lực ghê gớm và mong muốn Rô-mê-ô hãy quên đi mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ để đến với mình.
Giữa hai tâm hồn có một sự đồng điệu kì diệu. Nghe Giu-li-ét nói như vậy, Rô-mê-ô mừng vui khôn xiết, chàng tiếp tục bày tỏ: Đúng là miệng em nói thế đấy nhé! Chi cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa… Khi Giu-li-ét thắc mắc: Người là ai, mà khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng? Thì Rồ-mê-ô vội vàng lên tiếng: Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra.
Nhận ra giọng nói của Rô-mê-ô, Giu-li-ét vừa sung sướng lại vừa lo lắng: Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?… Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây. Nghe lời cảnh báo về mối nguy hiểm chết người ấy mà chàng Rô-mê-ô si tình vẫn khăng khăng khẳng định và thách thức: Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi. Như vậy là tình cờ mà cả chàng và nàng đều cho rằng tình yêu của họ chỉ diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ thù địch chứ không xung đột với hận thù truyền kiếp. Tình yêu nồng nàn, mãnh liệt ấy là hoàn toàn tự nhiên, chính đáng. Rừng rực như lửa cháy, nó thiêu rụi mọi định kiến nghiệt ngã, mọi ngăn trở phi lí để những người đang yêu đến được với nhau.
Sếch-xpia ca ngợi tình yêu vì tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp và kì diệu nhất của con người. Có một thi sĩ đã nói: Không có tình yêu hoa không nở. Nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu say đắm thốt lên: Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi, Trong vườn thơm ngát của hồn tôi. Nhà thơ cách mạng Tố Hữu cũng sáng tác những vần thơ bất hủ ca ngợi tình yêu: Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người sống để yêu nhau. Tình yêu đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại vì nó là nền tảng của cuộc sống nhân loại trên Trái Đất này.
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận (trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia) để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận
Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn của hổi thứ hai đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thừ hận.
Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là một nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng, thời kì của chú nghĩa nhân văn, kết tinh khát vọng tự giải phóng cùa con người khỏi những xiềng xích phong kiến và chù nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cố. Với một tài năng xuất chúng, Sếch-xpia đã để lại 37 vở kịch mà phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Từ những điển hình nghệ thuật sinh động, ông tái hiện trung thành hiện thực xã hội nước Anh đương thời; phơi bày tội ác phong kiến với những mối hận thù truyền kiếp, những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc nghiệt. Đổng thời cũng chỉ ra bộ mặt xảo trá của chù nghĩa că nhân tư sản thời kì đầu. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và sức vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
Rô-mê-ô vù Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lẩn đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch dã đựợc dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu dương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thụ địch với tình người, với chú nghĩa nhân văn.
Trong cuộc gặp gỡ kì duyên tại buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã đưa bước chân Rô-mê-ô quay trở lại, vượt tường vào vườn nhà Giu-li-ét. Vầng trăng huyền diệu, lãng mạn đã được nghe tiếng nói yêu thương cháy bỏng thốt ra từ hai con tim của hai người tuổi (rẻ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn “Tình yêu và thù hận” chính là lời cùa tình yêu say đắm, lãng mạn đã đưa Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt lên trên hiện thực nghiệt nga của những toan tính, thù hận.
Rô-mê-ô và Giu-Ii-ét không đối thoại với nhau ngay từ đầu vì lúc này họ chưa nhìn thấy nhau, đúng hơn là chỉ có Rô-mê-ô nhìn thấv Giu-li-ét. Chán” khuất trong tán lá của khu vườn nhìn lên ban công, thấy Giu-li-ét lộng lẫy ngời lên giữa trăng sao. Chàng độc thoại mà như là đối thoại bằng những lời yêu thương có cánh. Giu-li- ét không nhìn thấy Ró-mê-ô dưới tán lá khu vườn nhưng có một chàng Rô-mê-ô hiển hiện trong tâm trí nàng cùng với hận thù giữa hai dòng họ khiến trái tim nàng thổn thức mà như có ai đó bóp nghẹt. Nàng nói với mình mà như nói cùng Rô-mê-ô. Từ lời thoại thứ bảy trở đi, ngôn từ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét mới chuyên sang tình thế đối thoại. Sáu lời thoại đầu tiên thực chất là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, chí để mình nghe.
Trong toàn bộ đoạn trích, Rô-mê-ô có tất cả 8 lời thoại nhưng quan trọng hơn cả là lời thoại đầu tiên cũng là lời thoại dài nhất. Tuy đây chỉ là lời độc thoại nội tâm nhưng dưới ngòi bút nghệ thuật của Sếch-xpia, trong độc thoại dường nhơ vẫn có đối thoại, đảm bảo tính sinh động của kịch. Rô-mê-ô lúc thì như nói với Giu-li-ét vừa xuất hiện ở cửa sổ (Vầng dương đẹp rươi ơi…), lúc thì như đang đối thoại với chính mình (nàng; đang nói kìa…). Đầu tiên, khi thấy Giu-li-ét xuất hiện, Rô-mê-ô choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này đang là đêm khuya, một đêm trăng sáng (dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn). Trong khung cảng ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng; nhưng dưới con mắt của chàng, vầng tráng bì sao được với Giu-li-ét. nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đỏng khiến mặt trăng thành héo hon. nhợt nhạt. Lời chí dẫn cho biết Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Thế nhưng Ró-mê-ô vẫn nói : “Vầng dương đẹp iươi ơi, hãy mọc lẻn đi…”. Cũng như vào lúc bình minh-, vầng thái dương từ từ mọc lên ớ chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi, nhưng nàng sẽ hiên ra rực rỡ hơn.
Từ hình ảnh bao quát của Giu-li-ét, Sếch-xpia để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dấn : “Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu… Đôi mắt nàng lên tiếng”, ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy! Hợp lí lắm. Trong khung cảnh đêm trăng. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Nhưng đôi mắt nàng chỉ đẹp như hai ngôi sao thôi ư, dù đó là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời ? Qua tâm hồn say đắm của chàng, chẳng ngôi sao nàọ có thể bì được với đổi mắt đẹp kia ! Sếch-xpia để cho nhân vật cùa ông đặt ra may giả định : Sao xuống nằm dưới đổi lông mày kia ư ?… Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư ?… Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ cùa Rổ-mô-ô chuyển sang ca ngơi đôi gò márực rỡ cùa nàng tưởng như lúc nào khổng biết, dản đến ý cuối cùng : “Kìa, nàng tì má lên bàn tay /”…
Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tầm say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp. Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trình tự hợp lí và mối liên tưởng, so sánh của chàng phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ.
Tâm trạng Rô-mê-ô khá đơn giản. Ta chỉ bắt gặp ở chàng tình yêu say đắm không chút đắn đo. Điều đó bộc lộ ngay từ lời thoại thứ nhất. Lời thoại thứ năm (nói Riêng – Mình cư im lặng hay là lên tiếng nhỉ”. Chẳng phải là dấu hiệu băn khoăn của chàng khi biết được nỗi lòng Giu-li-ét (lời thoại 4). Chàng có thể trả lời ngay, trả lời dứt khoát.
Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp hơn. Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa số nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tướng không có ai, nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng. Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng (các lời thoại 4, 6). Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng “ôi- chao /” (lời thoại 2), ta thấy Giu-li-ét tuy chưa đầy 15 tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được mối tình của mình có thề sẽ vấp phải trở ngại là thù hận giữa hai dòng họ.
Thông thường, người con gái không chủ động thổ lộ tình yêu với người mình yêu. Do vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết có kẻ đã nghe được nỗi lòng của mình, mới đầu có thể nàng nghi người đứng khuất trong bóng tối kia là kẻ xa lạ (lời thoại 8), rồi nàng rõ đó chính là Rô-mê-ô (lời thoại 10). Trong lời thoại 10, chẳng phải ngẫu nhiên Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô, mối thù hận của hai dòng họ vẫn ám ảnh nàng. Các lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 7, 9, I I) với các từ ngữ “người yêu, nàng tiên yên quy’, với quyết tâm dứt khoát dứt bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu chưa bảo đảm tình yêu thật sự của Rô-mê-ô đối với nàng. Vì vậy Giu-li-ép mới hỏi một câu tưởng như thừa : “Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?”
Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 13) với từ “tình yêu” lần đầu được nói đến và nhắc đi, nhắc lại tới bốn lần dù làm cho Giu-li-ét tin rằng Rô-mê-ô yêu mình. Nàng tin vào tình yêu nhưng nàng vẫn chưa thê tin tưởng tuyệt đối về sức mạnh của tình yêu. Chàng đã vượt được mấy bức tường đá vào đây, nhưng liệu có việc được mối hận thù giữa hai dòng họ hay không ?
Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 15) đã giải tỏa mối băn khoăn của Giu-li-ét và câu : “Em chằng đời muốn họ bắt anh nơi đây” là lời nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu khi nàng tưởng không có ai nghe thấy.
Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua thù hận giữa hai dòng họ nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Qua 16 lời thoại, vấn đề “tình yêu và thù hận đã được giải quyết”.
Xung đột được coi là đặc trưng cơ bản của kịch. Xung đột trong kịch là sự, va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, giữa hai hoặc nhiều nhân vật, nhiểu quan điểm, thái độ khác nhau trước cùng một tình huống, hoặc giữa cá nhân với hoàn cảnh; xung đột cụng có thể xảy ra ngay trong lòng người. Xung đột kịch chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Thông thường, xung đột là cơ sở của hành động kịch. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành động kịch nào cũng được xây dựng trên cơ sở các xung đột. Trong đoạn trích “Tình yên và thù hận”, ta dễ nghĩ rằng có xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu. Đúng là mối hận thù giữa hai dòng họ có thể cản trở mối tình của đôi trẻ. Nhưng với tất cả những diễn biến tâm lí của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra qua 16 lời thoại, ta không thấy có sự xung đột nào cả, không có một lực lượng nào xuất hiện cản trở tình yêu của họ. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và yêu nàng không một chút băn khoăn, đắn đo, không có sự giằng xé nội tâm. Trước sau, vì tình yêu, Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình, chàng cũng đã khẳng định điều đó nhiều lần với Giu-li ét. Giu-li-ét có nhiều băn khoăn, nhưng là băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được mối hận ihù kia không, băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ khống phải về bản thân nàng. Có thể nói, ở đây không có xung đột giữa giữa tình yêu và thù hận mà chi có tình yêu trong sáng, mãnh liệt vượt lên trên hận thù.
Khát vọng tình yêu luôn luôn cháy trong trái tim con người nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí và sức mạnh để đưa tình yêu vượt lên mọi rào cản. Sức mạnh phải được tạo nên bởi sự cộng hưởng của hai trái tim yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chỉ bằng 16 lời thoại đã cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của sự cộng hưởng ấy. Họ không chi đưa tình yêu vượt qua rào cản mà còn khiến tình yêu thăng hoa để trở thành bất tử. Thiên tài nghệ thuật của Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn của thời đại ông đã cộng hưởng để làm nên điều kì diệu đó.
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận” của Uy-li-am Sếch-xpia.
Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô…
Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy. Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất. Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-tagô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếchxpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình.
Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất. Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch.
Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển, nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu. Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy, họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim mình.
Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn trích tập trung thể hiện nội dung chính là : mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên tất cả để được yêu nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc. Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li- ét nói : “chàng hãy thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piulét nữa”. Và Rô-mê-ô : “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, “nàng Giuli-ét là mặt trời”. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét : “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li- ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li- ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích : “Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? […] thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười.” Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được. Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu bị người nhà Ca-piu-lét bắt.
Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân tộc. Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng : Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giuli-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…”. Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.
Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi cảm và thấm đẫm chất thơ. Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia muốn nói. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.
Wiliam Shakespeare là nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng của thời kì phục hưng, ông có tấm lòng nhân đạo sâu sắc đây là lý do ông viết lên những tác phẩm thiên tài của mình, ông để lại cho người đọc nhiều cảm xúc trong những tác phẩm của mình tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài tình yêu và thù hận.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nảy nở và vượt qua những sự thù hận đối lập giữa hai gia đình và hai dòng họ, tình yêu của học lớn lao, và nảy nở trong đêm lễ hội, cuộc gặp gỡ đã làm cho hai người nảy sinh tình cảm, khi biết được sự thù hận giữ hai dòng họ, tình yêu của họ ngày càng lớn hơn, khi bị ngăn cản nhưng với một trái tim đẹp hai người đã vượt qua hết những ngăn cản và đến với nhau như một chân lý sống của cuộc đời. Tình yêu đã lớn lên và nó vượt qua mọi sự ngăn cản xiềng xích của mọi người, lễ cưới của hai người được tổ chức bí mật ở nhà thờ, và nhà thờ là nơi đã chấp nhận tình yêu của họ.
Sự thù hận làm cho học bối dối trong cuộc gặp gỡ chàng trai thì đang nói ghét cái tên của tôi, còn Giu-li-ét thì bối dối và lo lắng cho tình yêu của mình, chàng trai đã dứt khoát từ bỏ dòng họ của mình để đến với tình yêu chân chính, cả hai người đều bỏ qua những thù hận để bù đắp xây dựng tình yêu của mình. Dù lòng thù hận có lớn nhưng tình yêu của họ rất lớn lao họ vẫn rất quyết liệt để bù đắp cho tình yêu của mình. Thù hận không làm mất đi tình yêu đẹp của họ mà nó làm cho học có niềm tin về tình yêu hơn, sự hi sinh của họ thật vô cùng đáng quý tình yêu của họ là bất tử.
Lòng thù hận không được xóa bỏ, nhưng tình yêu đang dần cảm hóa những lòng thù hận đó, nó đang xen vào tâm hồn những con người nơi đây và ấp ủ bao niềm tin và cả những hi vọng đang bừng cháy trong con người họ lòng thù hận khó xóa đi được, nó trở thành một sự giao tranh mà hai bên nhất định phải có một bên thắng và một bên thua nhưng tình yêu lớn lao của hai người đã vượt qua những cái gọi là trật tự để thắng được sự thù hận để đến được với nhau. Tình yêu thật lớn lao , nó có thể cảm hóa tất cả, và cả những cái gọi là khó khăn và gian nao nhất nó cũng có thể vượt qua.
Nỗi đau đớn trong bi kịch tình yêu của hai người khi hai người phải có những quyết định để trả thù cho dòng họ của mình, Rô mê Ô phải giết Ti bản để trả thù cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì biết được sự thật là người giết anh con bác mình chính là chồng của mình. Đây là những tình huống bi kịch của tình yêu giữa hai dòng họ, hai người đang lâm vào những tình cảnh hết sức éo le một bên là tình cảm gia đình một bên là tình yêu, họ phải quyết định và đưa ra, nhưng nó thật khó khăn đối với hai người khi đó đều là quyết định giữa một mất một còn, sự trả thù nó là sự mất mát lớn lao, khi tình thù hận giữa hai dòng họ ngày càng được lên cao, nó đang cảm hóa những con người có tấm lòng thù hận. Tình yêu của hai người đang phải đối mặt với những éo le của hoàn cảnh, vì vậy họ thật đau đớn khi biết được những sự thật rất nghiệt ngã và họ quyết định dứt khoát khi đưa ra những quyết định của mình.