Văn mẫu lớp 11 Học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Đề bài: Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Nếu Việt Nam có “Ông hoàng thơ tình” là Xuân Diệu với những hồn thơ da diết, cháy bỏng, rạo rực thì “Mặt trời của thi ca Nga” là Puskin cũng là một nhà thơ tình nổi tiếng với hơn 800 bài thơ về đề tài tình yêu. Trong đó “Tôi yêu em” là tác phẩm nổi tiếng, có thể coi là bài thơ tình hay nhất, là lời giãi bày tình cảm yêu đương trong sáng, chân thành, mãnh liệt, nhân hậu và vị tha mà thấm đượm nỗi buồn đau vô vọng của thi nhân khi tình yêu chưa được trọn vẹn.

Bài thơ được sáng tác ở thời kì Puskin sống ở Pê-téc-bua ông thường đến nhà của vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ, đàm đạo cùng những người làm nghệ thuật. Ông đã phải lòng người con gái xinh đẹp của vị Chủ tịch, nên mùa hè 1828 Puskin ngỏ lời cầu hôn cô gái nhưng không được chấp nhận. Năm 1829 bài thơ đã ra đời trên cơ sở mối tình có thực của thi nhân. Bài thơ vốn không có tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch tự đặt.

Thơ tình yêu của Puskin thường được bắt nguồn từ tình cảm chân thành có thực trong chính trải nghiệm cảm xúc của tác giả nên lời thơ rất giản dị, tinh tế thể hiện những vẻ đẹp đa dạng trong tâm hồn thi sĩ. Mở đầu bài thơ là cụm từ “Tôi yêu em” để khẳng định tình yêu của mình:

    “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

Lời yêu chân thành đã được thốt lên từ một trái tim trung thực, một tình cảm trong sáng. Thi sĩ đã thể hiện rằng tình yêu đó đã có từ trước và đến giờ vẫn còn, nhà thơ đã để tình cảm ấy hiện lên với hình ảnh là “Ngọn lửa tình” cháy âm ỉ, dai dẳng “chưa hẳn đã tàn phai”. Lời thơ chậm rãi, ý thơ thâm trầm, kín đáo tuy là khẳng định tình yêu chưa lụi tắt, tàn phai trong trái tim “tôi” nhưng vẫn dè dặt với cụm từ “có thể”, “chưa hẳn” biểu hiện những cảm xúc bền vững xuất phát từ trái tim yêu thương dành cho người tình. Nhưng mạch thơ đột ngột bị rẽ hướng bởi suy nghĩ của tác giả không chỉ biết nghĩ cho mình mà còn nghĩ cho đối phương nên kèm theo lời khẳng định ấy là lời giã từ vì không muốn gây phiền muộn cho cô gái:

    “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

Đó là một quyết định dứt khoát của lí trí mâu thuẫn với cảm xúc của trái tim. Yêu em tha thiết nhưng buộc lòng phải từ chối tình cảm của bản thân vì không muốn em phải “bận lòng” hay phải “gợn bóng u hoài”. Khi con người ta yêu không phải chỉ biết nghĩ cho cảm xúc của riêng mình mà muốn chiếm đoạt, muốn sở hữu đó là một tình yêu ích kỉ, còn Puskin ông chấp nhận những nỗi buồn và tổn thương để người con gái mình yêu được hạnh phúc. Ông hạnh phúc khi người ấy cũng được vui vẻ hạnh phúc, không muộn phiền. Như vậy bốn câu thơ đầu đã thể hiện tình yêu mãnh liệt, mang đẫm vẻ nhân văn của nhân vật trữ tình để lại cho ta suy ngẫm về thế nào là tình yêu chân thành nó khác xa với cách yêu của một số bạn trẻ hiện nay khi đã yêu bằng mọi giá phải có được tình cảm của đối phương.

Điệp khúc “Tôi yêu em” một lần nữa được điệp lại ở đầu khổ thơ thứ hai để cho thấy tình cảm, cảm xúc được nâng lên ở một cung bậc cao hơn, mãnh liệt hơn:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

Dù bị từ chối, không được chấp nhận tình cảm này nhưng thi sĩ vẫn yêu “âm thầm không hi vọng”. Dù đã cố dặn lòng để em không cảm thấy buồn phiền, dù lí trí đã ngăn cản nhưng trái tim vẫn trỗi dậy mãnh liệt, vẫn tha thiết yêu thương với những cảm xúc của một người đang yêu ấy là “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng nghen”. Nhịp thơ trở nên nhanh hơn, gấp hơn với các từ “lúc”, “khi”. Đó là rụt rè, e thẹn khi đối diện với “em”, vẫn ghen nhưng chỉ dám “hậm hực” ở trong lòng không dám nói ra, nó gợi lên tâm trạng u tối, nặng nề. Ghen tuông là mùi vị của tình yêu, tuy nhiên nó dễ khiến cho con người ta dễ hành động thấp hèn, ích kỉ, nhỏ nhen nhưng với thi sĩ vẫn là tình yêu “chân thành, đằm thắm”. Điệp khúc “tôi yêu em” lần thứ ba được nhắc lại để khẳng định lại tình yêu thêm dứt khoát và trào dâng cảm xúc như là lời giải thích cho câu thơ thứ hai ở trên, tất cả cũng chỉ là bởi một chữ yêu. Câu thơ cuối xuất hiện mang đến một ấn tượng bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị, nó là sự vụt sáng lên của một tình yêu cao đẹp cho thấy tấm lòng cao thượng, nhân văn của thi nhân. Tôi mong cầu cho em được người khác yêu cũng chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Tình yêu ở đây rất nồng nhiệt và vị tha, không phải ai cũng có thể chân thành chúc phúc cho người từ chối tình cảm của mình được hạnh phúc. Đó là lời chúc thiêng liêng và cao cả làm rạng rỡ lên nhân cách Puskin. “Yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ là như vậy, chỉ cần được ngắm nhìn người phụ nữ mình yêu thương được người khác yêu thương như mình đã là mãn nguyện đối với tình yêu chân thành không vụ lợi cá nhân. Tình yêu ấy khiến cho những ai đã đọc bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin phải ngượng ngùng, e thẹn vì chưa làm được như thi sĩ, nó khác xa với tình yêu vị kỉ, với tư tưởng “Không ăn được thì đạp đổ” của một số người.

Về nghệ thuật của bài thơ thật đơn giản, nhà thơ rất ít dùng thủ pháp tu từ ngoại trừ điệp ngữ “tôi yêu em” và lối so sánh “như tôi đã yêu em” thì không có gì nổi bật đúng như quan niệm của Puskin về cách viết: “Còn như về bút pháp thì càng giản dị càng tốt. Điều chủ yếu là chân lí, sự chân thành. Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm cả. Những tô điểm đó thậm chí làm hại đối tượng” chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng biệt của bài thơ được nhà nghiên cứu văn học Gô-rô-đét-xki đánh giá là “bài thơ hay đến mức nó đủ để thừa nhận tác giả của nó là nhà thơ vĩ đại”.

Những câu thơ tình yêu của thi sĩ Puskin thật chân thành, tha thiết, đằm thắm mà thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương vô vọng, ý thơ thì giản dị, trong sáng, tinh tế cả về ngôn từ lẫn nội dung ý tưởng. Thi hào Puskin xứng đáng là nhà thơ vĩ đại “Có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.

Đề bài: Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin

    Pus-kin “Mặt trời của thi ca Nga”. Ông là nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga, là người đặt nền móng cho văn học nước nhà. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, ở thể lại nào cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Những vần thơ tình của ông làm say đắm biết bao thế hệ bạn đọc. Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của ông, nó được toàn thế giới ngưỡng mộ, là viên ngọc quý giá của văn học Nga.

    Tôi yêu em với người Nga không chỉ đơn thuần là câu nói thể hiện tình cảm mà nó còn là sự khẳng định bên vững của tình yêu: tôi đã yêu em và sẽ mãi mãi yêu em. Tình yêu đó bền vững, không nhạt phai theo năm tháng. Tôi yêu em không chỉ xuất hiện ở nhan đề mà nó còn được lặp lại trong bài, cho thấy tình cảm da diết, sâu nặng và luôn thường trực trong lòng nhà thơ.

    Bài thơ mở đầu bằng những lời thơ đầy mâu thuẫn, giằng xé:

    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

    Lời giãi bày tình yêu thật chân thành, giản dị, dấu hai chấm ngắt, ngăn đôi giữa hai vế câu, phải chăng tình yêu ấy còn có điều gì bận lòng và khó nói. Có lẽ sau dấu hai chấm ấy còn nhiều điều anh muốn nói với em, muốn tỏ bày với em. Tình yêu với em “chưa hẳn đã lụi tàn” tức tình yêu này đã hình thành, có cội nguồn từ quá khứ, và kéo dài cho đến những năm tháng hiện tại. Đó là một tình yêu son sắt, thủy chung, có thể gặp những chông gai, trắc trở những nó vẫn luôn âm ỉ cháy. Nếu như hai câu đầu là sự giãi bày của cảm xúc, thì hai câu thơ sau lại là lời nói của lí trí. “Nhưng” đối lập với vế phía trước, tình cảm lên tiếng cổ vũ hãy tiếp tục yêu, hãy để ngọn lửa tình ấy bừng cháy, thì đến hai câu sau lại là sự lên tiếng mạnh mẽ, dứt khoát của lí trí, hãy dật tắt tình yêu. Vì sao vậy? Có phải vì không còn yêu nữa? Nhưng không phải, không yêu em cũng là vì em, để lòng em không gợn những bóng u hoài, những chuyện buồn trong tình cảm của chúng ta. Tình yêu đó thật cao thượng, nhân văn, không yêu em không phải vì đã hết yêu, mà bởi quá yêu nên muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương.

    Bốn câu thơ đã diễn tả những mâu thuẫn, giằng xé trong lòng nhà thơ: dù trái tim vẫn thổn thức với nhịp đập tình yêu, vẫn khao khát yêu đương mãnh liệt, nhưng lí trí lại không cho phép, lại kiên quyết gạt bỏ tình yêu đó. Sự kìm nén, dằn lòng ấy là biểu hiện của một tình yêu đích thức. Yêu không chỉ đơn thuần là yêu, là đón nhận, hưởng thụ mà quan trọng hơn là phải biết hi sinh, dành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Đoạn thơ là lời giãi bày đầy đau đớn, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng chân thành, vị tha của nhà thơ trong tình yêu.

    Phải từ bỏ tình yêu, có ai lại không đau đớn, khổ sở, nhất là khi tình cảm ấy vẫn như ngọn lửa, trào dâng trong lòng:

    Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

    “Tôi yêu em” lại một lần nữa vang lên, diễn tả tình yêu dai dẳng, bên bỉ trong lòng nhân vật trữ tình. Chỉ với một câu thơ nhưng Pus-kin đã diễn tả đầy đủ những cung bậc tình cảm của tình yêu: âm thầm, không hi vọng, hậm hực lòng ghen. Và hai câu thơ cuối cùng là biểu hiện cao nhất của tình yêu cao thượng:

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

    Điệp khúc tôi yêu em một lần nữa được lặp lại, như một đợt sóng dâng trào của cảm xúc, không thể chế ngự được. Bao nhiêu ghen tuông, hậm hực giờ nhường chỗ cho tình yêu chân thành, đắm thắm và mong ước cao thượng, cầu cho người con gái mình yêu thương sẽ có một người khác yêu thương chân thành. Trong lời câu chúc ấy ta thấy được tấm lòng cao thương, vị tha của chàng trai trong tình yêu. Ta thấy được sự thông minh của chàng, dành tình yêu lớn lao cho cô gái, sự tự tin tình yêu mình dành cho nàng là tột cùng không có bất cứ tình yêu nào lớn hơn nữa. Ẩn đằng sau đó còn là niềm hi vọng, chờ đợi dù mơ hồ, mong manh.

    Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu, Pus-kin đã diễn tả thành công tình yêu chân thành, tha thiết dành cho người con gái mình yêu thường. Đồng thời còn cho thấy tâm hồn vị tha, bao dung lớn lao trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái.

Đề bài: Phân tích bài thơ “Tôi yêu em”

   Pu-skin (1799 – 1837) là nhà thơ Nga thiên tài. Xuất thân trong một gia đình quý tộc. Mê thơ và làm thơ hay , từ thuở học sinh. Khát vọng tự do thấm đượm trong hồn thơ Pu- skin. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng nồng nàn trong nhiều bài thơ của Pu-skin.

   Tác phẩm gồm có: Trường ca Người tù Cap-ca, Những người Xu-gan, Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin. Chết trong bi kịch đau thương lúc 38 tuổi. Go-rơ-ki coi Pu-skin là “Khởi đầu của mọi khởi đầu”.

   “Tôi yêu em” là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Pu-skin, sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm “hoàn hảo” nâng tầm vóc Pu-skim lên đài vinh quang thi ca Nga. Chỉ có tám dòng thơ mà ba tiếng “tôi yêu em” như một điệp khúc “dịu ngọt” tha thiết vang lên ba lần:

    “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    … Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    … Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm…”

   Mối tình ấy “chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi” nghĩa là vẫn âm ỉ cháy, vẫn nồng nàn, vẫn thiết tha. Không tầm thường, cũng không ích kỉ. Cao thượng, vị tha, mà không thấp hèn. Sang trọng và có văn hoá, yêu nồng nàn tha thiết nhưng không bao giờ muốn đem đến sự bận lòng, nỗi u buồn cho người yêu:

    “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

   “Bể ái lúc vơi lúc đầy” – đã có người nói như vậy. Tình yêu cũng chứa đầy nghịch lí: gần đấy mà xạ vời, xa vời mà gần đấy. Có lúc lúng túng, rụt rè khó nói nên lời. Cũng có lúc ghen tuông, giận hờn. Bến bờ của hạnh phúc đâu dễ chiếc thuyền tình nào cũng cập bến xuôi mái êm chèo? Bởi vậy mới có tâm trạng:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”

   Dòng thơ thứ 7 nói lên cung bậc của tình yêu: chân thành và đằm thắm. Chân thành trong tình yêu là sự hướng tới bạn đời trăm, năm. Không vụ lợi. Không dối lừa. Có chân thành thì mới có đằm thắm. Câu thứ 8 dịch nghĩa: “Cầu trời cho em được một người khác yêu” đó chỉ là một cách nói “làm duyên” mà thôi. Chỉ có tôi là yêu em đằm thắm chân thành. Tình yêu ấy là niềm tự hào của tôi – một tình yêu xứng đáng. Chẳng có ngưòi con trai nào có thể mang “đến” cho em một tình yêu như tôi đã yêu em. Đối diện với bi kịch tình yêu, người con trai vẫn tế nhị, khiêm nhường, vẫn tự hào và kiêu hãnh:

    “Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

   Bài thơ Tôi yêu em là sự thổ lộ tâm tình của người con trai khi đối diện người yêu. Phẩm chất tình yêu cho thấy một nhân cách sang trọng. Rất đa tình mà cũng rất đàng hoàng, tự tin. Tình yêu là khát vọng, nhưng bi kịch trong tình yêu cũng không hiếm trong cuộc đời:

    “Yêu là chết ở trong lòng một ít

    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.

            (“Yêu” – Xuân Diệu)

Đề bài: Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

   Nếu Việt Nam có “Ông hoàng thơ tình” là Xuân Diệu với những hồn thơ da diết, cháy bỏng, rạo rực thì “Mặt trời của thi ca Nga” là Puskin cũng là một nhà thơ tình nổi tiếng với hơn 800 bài thơ về đề tài tình yêu. Trong đó “Tôi yêu em” là tác phẩm nổi tiếng, có thể coi là bài thơ tình hay nhất, là lời giãi bày tình cảm yêu đương trong sáng, chân thành, mãnh liệt, nhân hậu và vị tha mà thấm đượm nỗi buồn đau vô vọng của thi nhân khi tình yêu chưa được trọn vẹn.

   Bài thơ được sáng tác ở thời kì Puskin sống ở Pê-téc-bua ông thường đến nhà của vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ, đàm đạo cùng những người làm nghệ thuật. Ông đã phải lòng người con gái xinh đẹp của vị Chủ tịch, nên mùa hè 1828 Puskin ngỏ lời cầu hôn cô gái nhưng không được chấp nhận. Năm 1829 bài thơ đã ra đời trên cơ sở mối tình có thực của thi nhân. Bài thơ vốn không có tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch tự đặt.

   Thơ tình yêu của Puskin thường được bắt nguồn từ tình cảm chân thành có thực trong chính trải nghiệm cảm xúc của tác giả nên lời thơ rất giản dị, tinh tế thể hiện những vẻ đẹp đa dạng trong tâm hồn thi sĩ. Mở đầu bài thơ là cụm từ “Tôi yêu em” để khẳng định tình yêu của mình:

    “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

   Lời yêu chân thành đã được thốt lên từ một trái tim trung thực, một tình cảm trong sáng. Thi sĩ đã thể hiện rằng tình yêu đó đã có từ trước và đến giờ vẫn còn, nhà thơ đã để tình cảm ấy hiện lên với hình ảnh là “Ngọn lửa tình” cháy âm ỉ, dai dẳng “chưa hẳn đã tàn phai”. Lời thơ chậm rãi, ý thơ thâm trầm, kín đáo tuy là khẳng định tình yêu chưa lụi tắt, tàn phai trong trái tim “tôi” nhưng vẫn dè dặt với cụm từ “có thể”, “chưa hẳn” biểu hiện những cảm xúc bền vững xuất phát từ trái tim yêu thương dành cho người tình. Nhưng mạch thơ đột ngột bị rẽ hướng bởi suy nghĩ của tác giả không chỉ biết nghĩ cho mình mà còn nghĩ cho đối phương nên kèm theo lời khẳng định ấy là lời giã từ vì không muốn gây phiền muộn cho cô gái:

    “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

   Đó là một quyết định dứt khoát của lí trí mâu thuẫn với cảm xúc của trái tim. Yêu em tha thiết nhưng buộc lòng phải từ chối tình cảm của bản thân vì không muốn em phải “bận lòng” hay phải “gợn bóng u hoài”. Khi con người ta yêu không phải chỉ biết nghĩ cho cảm xúc của riêng mình mà muốn chiếm đoạt, muốn sở hữu đó là một tình yêu ích kỉ, còn Puskin ông chấp nhận những nỗi buồn và tổn thương để người con gái mình yêu được hạnh phúc. Ông hạnh phúc khi người ấy cũng được vui vẻ hạnh phúc, không muộn phiền. Như vậy bốn câu thơ đầu đã thể hiện tình yêu mãnh liệt, mang đẫm vẻ nhân văn của nhân vật trữ tình để lại cho ta suy ngẫm về thế nào là tình yêu chân thành nó khác xa với cách yêu của một số bạn trẻ hiện nay khi đã yêu bằng mọi giá phải có được tình cảm của đối phương.

   Điệp khúc “Tôi yêu em” một lần nữa được điệp lại ở đầu khổ thơ thứ hai để cho thấy tình cảm, cảm xúc được nâng lên ở một cung bậc cao hơn, mãnh liệt hơn:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

   Dù bị từ chối, không được chấp nhận tình cảm này nhưng thi sĩ vẫn yêu “âm thầm không hi vọng”. Dù đã cố dặn lòng để em không cảm thấy buồn phiền, dù lí trí đã ngăn cản nhưng trái tim vẫn trỗi dậy mãnh liệt, vẫn tha thiết yêu thương với những cảm xúc của một người đang yêu ấy là “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng nghen”. Nhịp thơ trở nên nhanh hơn, gấp hơn với các từ “lúc”, “khi”. Đó là rụt rè, e thẹn khi đối diện với “em”, vẫn ghen nhưng chỉ dám “hậm hực” ở trong lòng không dám nói ra, nó gợi lên tâm trạng u tối, nặng nề. Ghen tuông là mùi vị của tình yêu, tuy nhiên nó dễ khiến cho con người ta dễ hành động thấp hèn, ích kỉ, nhỏ nhen nhưng với thi sĩ vẫn là tình yêu “chân thành, đằm thắm”. Điệp khúc “tôi yêu em” lần thứ ba được nhắc lại để khẳng định lại tình yêu thêm dứt khoát và trào dâng cảm xúc như là lời giải thích cho câu thơ thứ hai ở trên, tất cả cũng chỉ là bởi một chữ yêu. Câu thơ cuối xuất hiện mang đến một ấn tượng bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị, nó là sự vụt sáng lên của một tình yêu cao đẹp cho thấy tấm lòng cao thượng, nhân văn của thi nhân. Tôi mong cầu cho em được người khác yêu cũng chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Tình yêu ở đây rất nồng nhiệt và vị tha, không phải ai cũng có thể chân thành chúc phúc cho người từ chối tình cảm của mình được hạnh phúc. Đó là lời chúc thiêng liêng và cao cả làm rạng rỡ lên nhân cách Puskin. “Yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ là như vậy, chỉ cần được ngắm nhìn người phụ nữ mình yêu thương được người khác yêu thương như mình đã là mãn nguyện đối với tình yêu chân thành không vụ lợi cá nhân. Tình yêu ấy khiến cho những ai đã đọc bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin phải ngượng ngùng, e thẹn vì chưa làm được như thi sĩ, nó khác xa với tình yêu vị kỉ, với tư tưởng “Không ăn được thì đạp đổ” của một số người.

   Về nghệ thuật của bài thơ thật đơn giản, nhà thơ rất ít dùng thủ pháp tu từ ngoại trừ điệp ngữ “tôi yêu em” và lối so sánh “như tôi đã yêu em” thì không có gì nổi bật đúng như quan niệm của Puskin về cách viết: “Còn như về bút pháp thì càng giản dị càng tốt. Điều chủ yếu là chân lí, sự chân thành. Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm cả. Những tô điểm đó thậm chí làm hại đối tượng” chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng biệt của bài thơ được nhà nghiên cứu văn học Gô-rô-đét-xki đánh giá là “bài thơ hay đến mức nó đủ để thừa nhận tác giả của nó là nhà thơ vĩ đại”.

   Những câu thơ tình yêu của thi sĩ Puskin thật chân thành, tha thiết, đằm thắm mà thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương vô vọng, ý thơ thì giản dị, trong sáng, tinh tế cả về ngôn từ lẫn nội dung ý tưởng. Thi hào Puskin xứng đáng là nhà thơ vĩ đại “Có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.

    Pus-kin “Mặt trời của thi ca Nga”. Ông là nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga, là người đặt nền móng cho văn học nước nhà. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, ở thể lại nào cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Những vần thơ tình của ông làm say đắm biết bao thế hệ bạn đọc. Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của ông, nó được toàn thế giới ngưỡng mộ, là viên ngọc quý giá của văn học Nga.

    Tôi yêu em với người Nga không chỉ đơn thuần là câu nói thể hiện tình cảm mà nó còn là sự khẳng định bên vững của tình yêu: tôi đã yêu em và sẽ mãi mãi yêu em. Tình yêu đó bền vững, không nhạt phai theo năm tháng. Tôi yêu em không chỉ xuất hiện ở nhan đề mà nó còn được lặp lại trong bài, cho thấy tình cảm da diết, sâu nặng và luôn thường trực trong lòng nhà thơ.

    Bài thơ mở đầu bằng những lời thơ đầy mâu thuẫn, giằng xé:

    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

    Lời giãi bày tình yêu thật chân thành, giản dị, dấu hai chấm ngắt, ngăn đôi giữa hai vế câu, phải chăng tình yêu ấy còn có điều gì bận lòng và khó nói. Có lẽ sau dấu hai chấm ấy còn nhiều điều anh muốn nói với em, muốn tỏ bày với em. Tình yêu với em “chưa hẳn đã lụi tàn” tức tình yêu này đã hình thành, có cội nguồn từ quá khứ, và kéo dài cho đến những năm tháng hiện tại. Đó là một tình yêu son sắt, thủy chung, có thể gặp những chông gai, trắc trở những nó vẫn luôn âm ỉ cháy. Nếu như hai câu đầu là sự giãi bày của cảm xúc, thì hai câu thơ sau lại là lời nói của lí trí. “Nhưng” đối lập với vế phía trước, tình cảm lên tiếng cổ vũ hãy tiếp tục yêu, hãy để ngọn lửa tình ấy bừng cháy, thì đến hai câu sau lại là sự lên tiếng mạnh mẽ, dứt khoát của lí trí, hãy dật tắt tình yêu. Vì sao vậy? Có phải vì không còn yêu nữa? Nhưng không phải, không yêu em cũng là vì em, để lòng em không gợn những bóng u hoài, những chuyện buồn trong tình cảm của chúng ta. Tình yêu đó thật cao thượng, nhân văn, không yêu em không phải vì đã hết yêu, mà bởi quá yêu nên muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương.

    Bốn câu thơ đã diễn tả những mâu thuẫn, giằng xé trong lòng nhà thơ: dù trái tim vẫn thổn thức với nhịp đập tình yêu, vẫn khao khát yêu đương mãnh liệt, nhưng lí trí lại không cho phép, lại kiên quyết gạt bỏ tình yêu đó. Sự kìm nén, dằn lòng ấy là biểu hiện của một tình yêu đích thức. Yêu không chỉ đơn thuần là yêu, là đón nhận, hưởng thụ mà quan trọng hơn là phải biết hi sinh, dành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Đoạn thơ là lời giãi bày đầy đau đớn, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng chân thành, vị tha của nhà thơ trong tình yêu.

    Phải từ bỏ tình yêu, có ai lại không đau đớn, khổ sở, nhất là khi tình cảm ấy vẫn như ngọn lửa, trào dâng trong lòng:

    Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

    “Tôi yêu em” lại một lần nữa vang lên, diễn tả tình yêu dai dẳng, bên bỉ trong lòng nhân vật trữ tình. Chỉ với một câu thơ nhưng Pus-kin đã diễn tả đầy đủ những cung bậc tình cảm của tình yêu: âm thầm, không hi vọng, hậm hực lòng ghen. Và hai câu thơ cuối cùng là biểu hiện cao nhất của tình yêu cao thượng:

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

    Điệp khúc tôi yêu em một lần nữa được lặp lại, như một đợt sóng dâng trào của cảm xúc, không thể chế ngự được. Bao nhiêu ghen tuông, hậm hực giờ nhường chỗ cho tình yêu chân thành, đắm thắm và mong ước cao thượng, cầu cho người con gái mình yêu thương sẽ có một người khác yêu thương chân thành. Trong lời câu chúc ấy ta thấy được tấm lòng cao thương, vị tha của chàng trai trong tình yêu. Ta thấy được sự thông minh của chàng, dành tình yêu lớn lao cho cô gái, sự tự tin tình yêu mình dành cho nàng là tột cùng không có bất cứ tình yêu nào lớn hơn nữa. Ẩn đằng sau đó còn là niềm hi vọng, chờ đợi dù mơ hồ, mong manh.

    Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu, Pus-kin đã diễn tả thành công tình yêu chân thành, tha thiết dành cho người con gái mình yêu thường. Đồng thời còn cho thấy tâm hồn vị tha, bao dung lớn lao trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái.

    Pu-skin (1799 – 1837) là nhà thơ Nga thiên tài. Xuất thân trong một gia đình quý tộc. Mê thơ và làm thơ hay , từ thuở học sinh. Khát vọng tự do thấm đượm trong hồn thơ Pu- skin. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng nồng nàn trong nhiều bài thơ của Pu-skin.

    Tác phẩm gồm có: Trường ca Người tù Cap-ca, Những người Xu-gan, Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin. Chết trong bi kịch đau thương lúc 38 tuổi. Go-rơ-ki coi Pu-skin là “Khởi đầu của mọi khởi đầu”.

    “Tôi yêu em” là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Pu-skin, sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm “hoàn hảo” nâng tầm vóc Pu-skim lên đài vinh quang thi ca Nga. Chỉ có tám dòng thơ mà ba tiếng “tôi yêu em” như một điệp khúc “dịu ngọt” tha thiết vang lên ba lần:

    “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    … Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    … Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm…”

    Mối tình ấy “chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi” nghĩa là vẫn âm ỉ cháy, vẫn nồng nàn, vẫn thiết tha. Không tầm thường, cũng không ích kỉ. Cao thượng, vị tha, mà không thấp hèn. Sang trọng và có văn hoá, yêu nồng nàn tha thiết nhưng không bao giờ muốn đem đến sự bận lòng, nỗi u buồn cho người yêu:

    “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

    “Bể ái lúc vơi lúc đầy” – đã có người nói như vậy. Tình yêu cũng chứa đầy nghịch lí: gần đấy mà xạ vời, xa vời mà gần đấy. Có lúc lúng túng, rụt rè khó nói nên lời. Cũng có lúc ghen tuông, giận hờn. Bến bờ của hạnh phúc đâu dễ chiếc thuyền tình nào cũng cập bến xuôi mái êm chèo? Bởi vậy mới có tâm trạng:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”

    Dòng thơ thứ 7 nói lên cung bậc của tình yêu: chân thành và đằm thắm. Chân thành trong tình yêu là sự hướng tới bạn đời trăm, năm. Không vụ lợi. Không dối lừa. Có chân thành thì mới có đằm thắm. Câu thứ 8 dịch nghĩa: “Cầu trời cho em được một người khác yêu” đó chỉ là một cách nói “làm duyên” mà thôi. Chỉ có tôi là yêu em đằm thắm chân thành. Tình yêu ấy là niềm tự hào của tôi – một tình yêu xứng đáng. Chẳng có ngưòi con trai nào có thể mang “đến” cho em một tình yêu như tôi đã yêu em. Đối diện với bi kịch tình yêu, người con trai vẫn tế nhị, khiêm nhường, vẫn tự hào và kiêu hãnh:

    “Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

    Bài thơ Tôi yêu em là sự thổ lộ tâm tình của người con trai khi đối diện người yêu. Phẩm chất tình yêu cho thấy một nhân cách sang trọng. Rất đa tình mà cũng rất đàng hoàng, tự tin. Tình yêu là khát vọng, nhưng bi kịch trong tình yêu cũng không hiếm trong cuộc đời:

    “Yêu là chết ở trong lòng một ít

    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.

    (“Yêu” – Xuân Diệu)

Đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài “Tôi yêu em” của Puskin

Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, Ông thành công trên nhiều thể loại văn học nhưng có lẽ thơ ca về chủ đề tình yêu là đạt được nhiều thành tựu nhất bởi “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông”. Một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin là tác phẩm “Tôi yêu em” với nỗi buồn trong sáng của một tình yêu mãnh liệt, chân thành của nhân vật trữ tình cũng chính là tác giả.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện xuyên suốt bài thơ với những trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau cho thấy tình yêu chân thành của thi sĩ dành cho người con gái mình yêu. Thứ nhất đó là lời thơ tự tin khẳng định tình yêu của mình:

    “Tôi yêu em đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

Chỉ với ba từ “tôi yêu em” giản dị, mộc mạc nhưng chất chứa biết bao tình cảm trong đó mà thi sĩ luôn ấp ủ trong lòng. Tình yêu ấy đã có từ lâu và đến bây giờ nó vẫn “chưa hẳn đã tàn phai”. Thi sĩ sử dụng hình ảnh ngọn lửa để biểu trưng cho tình yêu của mình nó luôn cháy âm ỉ chưa lụi tàn. Tuy nhiên các từ “có thể”, “chưa hẳn” như vẫn có phần dè dặt, e thẹn trong thể hiện cảm xúc vì lo sợ một điều gì đó nhưng dù sao ta vẫn có thể được tình yêu ấy là sự say mê, dai dẳng xuất phát từ tình cảm trái tim bền vững. Tình cảm ấy bị lí trí dồn nén nên càng bộc phát mạnh mẽ với điệp ngữ “Tôi yêu em” tiếp tục được nhắc lại:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”

Cách xưng hô tôi-em vừa xa mà vừa gần, vừa chân thành yêu thương mà cũng rất giữ chừng mực khoảng cách. Tình yêu của nhân vật trữ tình ở đây cũng rất bình thường như bao người đang yêu khác dù cho không có hi vọng nhưng vẫn âm thầm yêu em. Thi sĩ dù có giỏi kìm nén cảm xúc nhưng cũng không thể thoát khỏi các cung bậc tình yêu là lúc rụt rè, là khi hậm hực lòng ghen. Có thương, có nhớ, có ghen nhưng chỉ dám để tronng lòng giữ lấy cho riêng mình. Dường như thi sĩ đang rơi vào vực thẳm của nỗi đau đến tột cùng.

Ta thấy có sự mâu thuẫn giữa cảm xúc trong tim và lí trí trong đầu. Yêu em nhiều như thế, say đắm đến cuồng nhiệt nhưng lại bùi ngùi tiếc nuối vì:

    “Nhưng không để em phải bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

Ta thấy thi sĩ ở đây không còn chỉ là những suy nghĩ, tình cảm cá nhân mình mà có sự quan tâm nghĩ đến cho đối phương. Dù yêu rất nhiều nhưng không muốn “em” phiền muộn, không muốn em khó xử đành để lí trí dồn nén cảm xúc, buộc phải chối bỏ tình yêu của mình. Như vậy tâm trạng thứ hai của nhân vật trữ tình được thể hiện là sự buồn đau và nuối tiếc cho tình yêu vì không được “em” chấp nhận, không muốn em “u hoài”.

Tuy nhiên dù có từ chối tình cảm bản thân đến thế nào thì trong tình yêu lí trí khó có thể thắng nổi trái tim. Dù cho không được em chấp nhận, không được em đáp lại yêu thương nhưng vẫn một mạnh mẽ khẳng định lại với điệp ngữ:

    “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

Đó là ước muốn cao thượng của cá nhân “tôi” dành cho “em”, mong cho “em” cũng tìm được một người yêu em chân thành, đằm thắm như tôi. Câu thơ cuối là sự vụt sáng lên của một tình yêu cao đẹp cho thấy tấm lòng cao thượng, nhân văn của thi nhân. Tình yêu ở đây rất nồng nhiệt và vị tha, không phải ai cũng có thể chân thành chúc phúc cho người từ chối tình cảm của mình được hạnh phúc. Đó là lời chúc thiêng liêng và cao cả làm rạng rỡ lên nhân cách Puskin. “Yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ là như vậy, yêu một người không phải là độc quyền chiếm hữu lấy người đó mà đôi khi chỉ cần được ngắm nhìn người phụ nữ mình yêu thương được người khác yêu thương như mình đã là mãn nguyện đối với một trái tim chân thành không vụ lợi cá nhân.

Như vậy mạch cảm xúc bài thơ cũng là tâm trạng của nhân vật trữ tình vừa đi theo trật tự logic lí trí vừa đáp ứng được cảm xúc cá nhân. Nó là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm nhưng được biểu hiện thống nhất trong một tình cảm duy nhất là tình yêu chân thành, tha thiết biết bao nhiêu. Vì tình yêu mà tôn trọng người yêu, vì tình yêu mà không thể kìm nén cảm xúc và cũng vì tình yêu mà chấp nhận thiệt thòi về bản thân, vì yêu quá chân thành mà mong được cho “em” được người khác yêu cũng chân thành như mình. Chỉ với những lời thơ mộc mạc xuất phát từ trái tim đã khiến cho tác phẩm trở nên có hồn, có giá trị làm nên nhân cách cao đẹp của thi sĩ có thể sống mãi với thời gian đáng để cho bao thế hệ lấy làm tấm gương sáng để học tập cho một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ.

Bài thơ là cảm xúc chân thành của thi sĩ mang nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng thật mãnh liệt, nhân hậu và rất mực vị tha. “Bài thơ hay đến mức đủ để thừa nhận tác giả của nó là nhà thơ vĩ đại” đó là lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Gô-rô-đét-xki.

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

    “Làm sao sống được mà không yêu

    Không nhớ, không thương một kẻ nào?”

(Xuân Diệu)

    Tình yêu, đề tài muôn thuở trong thơ ca cổ kim đông tây. Việt Nam có một Xuân Diệu nồng nàn, cháy bỏng trong tình yêu, thì nước Nga cũng có một Pus-kin vị tha, bao dung trong chính cuộc tình của mình. Tôi yêu em là tác phẩm viết về tình yêu nổi tiếng nhất của ông. Lời thơ tha thiết, khắc khoải đã làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu.

    Hai câu thơ đầu tiên là lời tỏ bày thật chân thành, giản dị về tình yêu mà nhân vật trữ tình dành cho em:

    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

    Tôi yêu em đến nay chừng có thể, dường như câu thơ chưa diễn tả được hết nỗi lòng của người con trai. Tôi yêu em, trong tiếng Nga không chỉ là một trạng thái cảm giác nhất thời mà đó là một sự trải nghiệm của thời gian, là tình yêu tha thiết, lâu dài. Dường như trải qua bao nhiêu năm tháng ngọn lửa tình yêu ấy vẫn không thể lụi tàn, dù em đã đổi thay, dù cuộc sống có nhiều biến động nhưng chỉ cần ngọn lửa tình vẫn còn nhen nhóm, anh vẫn sẽ yêu em.

    Hai câu thơ tiếp theo là sự đối lập, thay đổi của cảm xúc:

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

    Chữ “nhưng” như một bản lề, khép mở giữa hai dòng cảm xúc trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nếu hai cầu đầu là lời tỏ bày tình yêu nồng nàn, sâu đậm được khắc ghi từ quá khứ đến hiện tại thì đến hai câu sau lại là lời nói dứt khoát của lí trí: sẽ phải kìm hãm, dập tắt tình yêu đang âm ỉ trong tim, để người mình yêu thương có được cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Nhân vật trữ tình yêu bằng một tình yêu sâu nặng, bền bỉ nhưng lại buộc lòng phải chôn chặt tình cảm đẹp đẽ ấy vào sâu nơi tim, chôn vùi trong quên lãng. Kìm nén tình yêu đâu phải là một điều dễ dàng, vậy mà vì người mình yêu chàng trai ấy sẵn sàng gạt đi cảm xúc cá nhân, đây chính là biểu hiện của tình yêu đích thức. Yêu không chỉ là sở hữu, đón nhận mà yêu còn là sẵn sàng chịu sự hi sinh, mất mát về phía mình để dành cho người mình yêu những điều hạnh phúc nhất. Câu thơ ấy làm ta bất giác nhớ đến sự cao thượng trong tình yêu của Xuân Diệu:

    Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

    Anh cho em, kèm với một lá thơ

    Em không lấy và tình anh đã mất

    Tình đã cho, không lấy lại bao giờ.

    Đoạn thơ là lời giã biệt tình yêu đau đớn, xót xa với người con gái mình yêu thương, nhưng đồng thời qua đó cũng thể hiện một tâm hồn đầy vị tha, tự trọng và chân thành của nhân vật trữ tình.

    Nhưng để từ bỏ tình yêu đâu phải là điều đơn giản, nỗi đau vẫn còn đó, vẹn nguyên, là vết thương không thể chữa lành, năm tháng đi qua vết sẹo đó vẫn còn hằn mãi trong tim. Đến đây lời thơ như hậm hực, đau đớn, tuyệt vọng:

    Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

    Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen.

    Lời thơ đến đây dồn dập, cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình muốn bày tỏ hết cả mọi cung bậc cảm xúc của bản thân trong những ngày tháng yêu em: yêu âm thầm để em không biết, không chút hi vọng, khi rụt rè, khi hậm hực ghen tuông. Đây chẳng phải là cung bậc tình yêu của bất cứ ai khi yêu đó sao. Đúng như những gì Xuân Diệu đã từng giãi bày:

    “Yêu là chết ở trong lòng một ít

    Vì mấy khi yêu mà đã được yêu

    Yêu rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu

    Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”

    Bởi vì là yêu nên chẳng ai có thể biết trước được điều gì, điều duy nhất mà ta biết chính là tình yêu dành cho đối phương. Tình yêu không khởi đầu, không kết thúc và hoàn toàn không có hi vọng. Hai câu thơ cuối một lần nữa điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại:

    Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

    “Tôi yêu em” không chỉ là lời nói, lời giãi bày tình yêu chân thành tha thiết của chàng trai với người con gái mình yêu. Mà lời nói thổn thức ấy còn là lời nói của nhịp đập trái tim chân thành, vị tha, bao dung luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người con gái mình yêu thương. Bằng ngôn ngữ chân thành, nhịp điệu linh hoạt, Pus-kin đã diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc của một con người khi yêu, và những giá trị nhân văn cao đẹp mà ông hướng đến.

Đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài “Tôi yêu em” của Puskin

   Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, Ông thành công trên nhiều thể loại văn học nhưng có lẽ thơ ca về chủ đề tình yêu là đạt được nhiều thành tựu nhất bởi “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông”. Một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin là tác phẩm “Tôi yêu em” với nỗi buồn trong sáng của một tình yêu mãnh liệt, chân thành của nhân vật trữ tình cũng chính là tác giả.

   Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện xuyên suốt bài thơ với những trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau cho thấy tình yêu chân thành của thi sĩ dành cho người con gái mình yêu. Thứ nhất đó là lời thơ tự tin khẳng định tình yêu của mình:

    “Tôi yêu em đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

   Chỉ với ba từ “tôi yêu em” giản dị, mộc mạc nhưng chất chứa biết bao tình cảm trong đó mà thi sĩ luôn ấp ủ trong lòng. Tình yêu ấy đã có từ lâu và đến bây giờ nó vẫn “chưa hẳn đã tàn phai”. Thi sĩ sử dụng hình ảnh ngọn lửa để biểu trưng cho tình yêu của mình nó luôn cháy âm ỉ chưa lụi tàn. Tuy nhiên các từ “có thể”, “chưa hẳn” như vẫn có phần dè dặt, e thẹn trong thể hiện cảm xúc vì lo sợ một điều gì đó nhưng dù sao ta vẫn có thể được tình yêu ấy là sự say mê, dai dẳng xuất phát từ tình cảm trái tim bền vững. Tình cảm ấy bị lí trí dồn nén nên càng bộc phát mạnh mẽ với điệp ngữ “Tôi yêu em” tiếp tục được nhắc lại:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”

   Cách xưng hô tôi-em vừa xa mà vừa gần, vừa chân thành yêu thương mà cũng rất giữ chừng mực khoảng cách. Tình yêu của nhân vật trữ tình ở đây cũng rất bình thường như bao người đang yêu khác dù cho không có hi vọng nhưng vẫn âm thầm yêu em. Thi sĩ dù có giỏi kìm nén cảm xúc nhưng cũng không thể thoát khỏi các cung bậc tình yêu là lúc rụt rè, là khi hậm hực lòng ghen. Có thương, có nhớ, có ghen nhưng chỉ dám để tronng lòng giữ lấy cho riêng mình. Dường như thi sĩ đang rơi vào vực thẳm của nỗi đau đến tột cùng.

   Ta thấy có sự mâu thuẫn giữa cảm xúc trong tim và lí trí trong đầu. Yêu em nhiều như thế, say đắm đến cuồng nhiệt nhưng lại bùi ngùi tiếc nuối vì:

    “Nhưng không để em phải bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

   Ta thấy thi sĩ ở đây không còn chỉ là những suy nghĩ, tình cảm cá nhân mình mà có sự quan tâm nghĩ đến cho đối phương. Dù yêu rất nhiều nhưng không muốn “em” phiền muộn, không muốn em khó xử đành để lí trí dồn nén cảm xúc, buộc phải chối bỏ tình yêu của mình. Như vậy tâm trạng thứ hai của nhân vật trữ tình được thể hiện là sự buồn đau và nuối tiếc cho tình yêu vì không được “em” chấp nhận, không muốn em “u hoài”.

   Tuy nhiên dù có từ chối tình cảm bản thân đến thế nào thì trong tình yêu lí trí khó có thể thắng nổi trái tim. Dù cho không được em chấp nhận, không được em đáp lại yêu thương nhưng vẫn một mạnh mẽ khẳng định lại với điệp ngữ:

    “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

   Đó là ước muốn cao thượng của cá nhân “tôi” dành cho “em”, mong cho “em” cũng tìm được một người yêu em chân thành, đằm thắm như tôi. Câu thơ cuối là sự vụt sáng lên của một tình yêu cao đẹp cho thấy tấm lòng cao thượng, nhân văn của thi nhân. Tình yêu ở đây rất nồng nhiệt và vị tha, không phải ai cũng có thể chân thành chúc phúc cho người từ chối tình cảm của mình được hạnh phúc. Đó là lời chúc thiêng liêng và cao cả làm rạng rỡ lên nhân cách Puskin. “Yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ là như vậy, yêu một người không phải là độc quyền chiếm hữu lấy người đó mà đôi khi chỉ cần được ngắm nhìn người phụ nữ mình yêu thương được người khác yêu thương như mình đã là mãn nguyện đối với một trái tim chân thành không vụ lợi cá nhân.

   Như vậy mạch cảm xúc bài thơ cũng là tâm trạng của nhân vật trữ tình vừa đi theo trật tự logic lí trí vừa đáp ứng được cảm xúc cá nhân. Nó là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm nhưng được biểu hiện thống nhất trong một tình cảm duy nhất là tình yêu chân thành, tha thiết biết bao nhiêu. Vì tình yêu mà tôn trọng người yêu, vì tình yêu mà không thể kìm nén cảm xúc và cũng vì tình yêu mà chấp nhận thiệt thòi về bản thân, vì yêu quá chân thành mà mong được cho “em” được người khác yêu cũng chân thành như mình. Chỉ với những lời thơ mộc mạc xuất phát từ trái tim đã khiến cho tác phẩm trở nên có hồn, có giá trị làm nên nhân cách cao đẹp của thi sĩ có thể sống mãi với thời gian đáng để cho bao thế hệ lấy làm tấm gương sáng để học tập cho một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ.

   Bài thơ là cảm xúc chân thành của thi sĩ mang nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng thật mãnh liệt, nhân hậu và rất mực vị tha. “Bài thơ hay đến mức đủ để thừa nhận tác giả của nó là nhà thơ vĩ đại” đó là lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Gô-rô-đét-xki.

    “Làm sao sống được mà không yêu

    Không nhớ, không thương một kẻ nào?”

   (Xuân Diệu)

    Tình yêu, đề tài muôn thuở trong thơ ca cổ kim đông tây. Việt Nam có một Xuân Diệu nồng nàn, cháy bỏng trong tình yêu, thì nước Nga cũng có một Pus-kin vị tha, bao dung trong chính cuộc tình của mình. Tôi yêu em là tác phẩm viết về tình yêu nổi tiếng nhất của ông. Lời thơ tha thiết, khắc khoải đã làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu.

    Hai câu thơ đầu tiên là lời tỏ bày thật chân thành, giản dị về tình yêu mà nhân vật trữ tình dành cho em:

    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

    Tôi yêu em đến nay chừng có thể, dường như câu thơ chưa diễn tả được hết nỗi lòng của người con trai. Tôi yêu em, trong tiếng Nga không chỉ là một trạng thái cảm giác nhất thời mà đó là một sự trải nghiệm của thời gian, là tình yêu tha thiết, lâu dài. Dường như trải qua bao nhiêu năm tháng ngọn lửa tình yêu ấy vẫn không thể lụi tàn, dù em đã đổi thay, dù cuộc sống có nhiều biến động nhưng chỉ cần ngọn lửa tình vẫn còn nhen nhóm, anh vẫn sẽ yêu em.

    Hai câu thơ tiếp theo là sự đối lập, thay đổi của cảm xúc:

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

    Chữ “nhưng” như một bản lề, khép mở giữa hai dòng cảm xúc trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nếu hai cầu đầu là lời tỏ bày tình yêu nồng nàn, sâu đậm được khắc ghi từ quá khứ đến hiện tại thì đến hai câu sau lại là lời nói dứt khoát của lí trí: sẽ phải kìm hãm, dập tắt tình yêu đang âm ỉ trong tim, để người mình yêu thương có được cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Nhân vật trữ tình yêu bằng một tình yêu sâu nặng, bền bỉ nhưng lại buộc lòng phải chôn chặt tình cảm đẹp đẽ ấy vào sâu nơi tim, chôn vùi trong quên lãng. Kìm nén tình yêu đâu phải là một điều dễ dàng, vậy mà vì người mình yêu chàng trai ấy sẵn sàng gạt đi cảm xúc cá nhân, đây chính là biểu hiện của tình yêu đích thức. Yêu không chỉ là sở hữu, đón nhận mà yêu còn là sẵn sàng chịu sự hi sinh, mất mát về phía mình để dành cho người mình yêu những điều hạnh phúc nhất. Câu thơ ấy làm ta bất giác nhớ đến sự cao thượng trong tình yêu của Xuân Diệu:

    Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

    Anh cho em, kèm với một lá thơ

    Em không lấy và tình anh đã mất

    Tình đã cho, không lấy lại bao giờ.

    Đoạn thơ là lời giã biệt tình yêu đau đớn, xót xa với người con gái mình yêu thương, nhưng đồng thời qua đó cũng thể hiện một tâm hồn đầy vị tha, tự trọng và chân thành của nhân vật trữ tình.

    Nhưng để từ bỏ tình yêu đâu phải là điều đơn giản, nỗi đau vẫn còn đó, vẹn nguyên, là vết thương không thể chữa lành, năm tháng đi qua vết sẹo đó vẫn còn hằn mãi trong tim. Đến đây lời thơ như hậm hực, đau đớn, tuyệt vọng:

    Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

    Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen.

    Lời thơ đến đây dồn dập, cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình muốn bày tỏ hết cả mọi cung bậc cảm xúc của bản thân trong những ngày tháng yêu em: yêu âm thầm để em không biết, không chút hi vọng, khi rụt rè, khi hậm hực ghen tuông. Đây chẳng phải là cung bậc tình yêu của bất cứ ai khi yêu đó sao. Đúng như những gì Xuân Diệu đã từng giãi bày:

    “Yêu là chết ở trong lòng một ít

    Vì mấy khi yêu mà đã được yêu

    Yêu rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu

    Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”

    Bởi vì là yêu nên chẳng ai có thể biết trước được điều gì, điều duy nhất mà ta biết chính là tình yêu dành cho đối phương. Tình yêu không khởi đầu, không kết thúc và hoàn toàn không có hi vọng. Hai câu thơ cuối một lần nữa điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại:

    Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

    “Tôi yêu em” không chỉ là lời nói, lời giãi bày tình yêu chân thành tha thiết của chàng trai với người con gái mình yêu. Mà lời nói thổn thức ấy còn là lời nói của nhịp đập trái tim chân thành, vị tha, bao dung luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người con gái mình yêu thương. Bằng ngôn ngữ chân thành, nhịp điệu linh hoạt, Pus-kin đã diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc của một con người khi yêu, và những giá trị nhân văn cao đẹp mà ông hướng đến.

Đề bài: Bình giảng bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin

   Pu-skin (1799 81837) là “Mặt trời của thi ca Nga”. Trong cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh của mình, Pu-skin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ văn tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như “Ru-xlan và Li-út-mi-la”, “Người tù Cáp-ca”, “Những người Di-gan”, “Ep-ghê-nhi O-nhê-ghin” Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng. Bài thơ tình “Tôi yêu em” là kiệt tác của Pu-skin:

    “Tôi yêu em; đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

    Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

            (Thuý Toàn dịch)

   Sự nhạy cảm là dấu hiệu của thiên tài. Dấu hiệu đó trước tiên biểu hiện ở việc mở đầu và kết thúc bài thơ. Nếu Pu-skin mở đầu bài thơ theo một cách khác thì bài thơ “Tôi yêu em” không còn là bài thơ trữ tình mà là một trường ca. Pu-skin đã cắt ngang thiên tình sử để tự sự và trữ tình. Mọi biến cố, mọi xúc cảm, thời gian và không gian đều được dồn nén lại:

    “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

   Có thể nói “Tôi yêu em…” là giai điệu chính của bài thơ. Động từ “yêu” trong nguyên tác đều dùng thì quá khứ đến hiện tại bằng hình ảnh “ngọn lửa tình”. Hình tượng ngọn lửa vừa thể hiện sự nồng nhiệt của tình cảm, vừa diễn tả sự dài lâu, đằng đẵng của nhà thơ đối với người tình. Lối cắt ngang thiên tình sử để giải bày như vậy khiến cho bài thơ cô đọng, hàm súc. Tác giả không kể lể, chừng mực trong lối biểu hiện cảm xúc, mực thước, kín đáo là những nét nổi bật của phong cách cổ điển.

   Giai điệu chính của bài thơ đã xuất hiện mà điều muốn nói chỉ mới được sửa soạn nói thôi, nghĩa là nó sẽ được nói qua những biến tấu trong giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân. Pu-skin say đắm với người tình, mải mê kiếm tìm mộng đẹp, nhưng chỉ nhận được toàn cay đắng và não nề, cái mà người tình thi sĩ kiếm tìm được lại là thơ. “Tôi yêu em…” là thơ rồi; không yêu em nữa là cũng để yêu em. Thơ tình của nhân loại chưa từng thấy những lời yêu của trái tim nhân hậu như thế này:

    “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

   Tưởng chừng như Pu-skin không dụng công làm thơ mà cấu tứ thật là mới mẻ. Tình mới mà thành thơ mới, tâm hồn cao thượng mà thành thơ cao thượng. “Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì” đó là lời thơ trong nguyên tác. Nhà thơ đã chấp nhận thất bại, nhưng không phũ phàng, hằn học. Biến đau thương thành tình yêu thì thật lạ. Tứ thơ lớn cho nên không cần những lời hoa mĩ, không cần các biện pháp tu từ. Lời thơ dung dị mà thấm thía.

   Bài thơ tình phát triển theo những biểu lộ mới mẻ của tình cảm và những nghịch lí:

    “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

   Sau khi giãi bày nghịch lí của tình yêu, nhà thơ sợ người đời hoài nghi về tình yêu chân thật của mình nên lại “phải nói”:

    “Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần”.

            (Xuân Diệu)

   Chỉ có khác với Xuân Diệu là Pu-skin đã đẩy những lời yêu thương về quá khứ. Vì sao vậy ? Vì bây giờ “tôi yêu em” hoặc “tôi mãi mãi yêu em” thì “em băn khoăn”, “em buồn”. Pu-skin “phải nói”:

    “Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

    Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm”.

   Nhà thơ đã chọn những chi tiết chính xác để bày tỏ lòng yêu của mình. “Tôi yêu em âm thầm”, đó là một thứ tình yêu như sóng ngầm, như than hầm, nung nấu, cháy bỏng. Nhưng “không hi vọng”, đây cũng là một sự thổ lộ thành thật. Thời đó Pu-skin có cầu hôn với một vài cô gái quý tộc thượng lưu nhưng đều bị khước từ. Pu-skin cũng là dòng dõi quý tộc nhưng đã bị sa sút, còn thiên tài thì là cái gì các nàng làm sao biết được, còn thi sĩ thì đối với các nàng coi cũng như “con hát” mua vui vậy thôi. Khốn nỗi nhà thi sĩ lại “yêu em”, “tôi đã yêu em”, làm sao cắt nghĩa được tình yêu, “tôi yêu em” thật thà đến “rụt rè”. Cử chỉ nhỏ ấy lại là thước đo của lòng thành thật trong tình yêu đấy. Và cũng tầm thường như bất cứ một chàng trai đang yêu nào trên đời này “khi hậm hực lòng ghen”.

   Đã nói rồi, nói lại:

    “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”.

   Nói lại như vậy là để nhấn mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của tình yêu và cũng là để sửa soạn cho một “nghịch lí” mà cũng là một quan niệm tình yêu mới chưa từng có trên đời này nẩy nở:

    “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

    (Nguyên văn: Cầu Thượng đế cho em được người khác yêu cũng như thế)

   Tình yêu của Pu-skin nồng nàn, chân thành, đằm thắm và giờ đây còn thiêng liêng nữa. Nhưng cũng chỉ là những tình cảm nhân bản mà thôi.

   Ví như tính chất thiêng liêng chẳng hạn, thì người bình dân ở phương Đông, trước cả Pu-skin đã biết cầu nguyện cho tình yêu:

    “Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng

    Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa”.

            (Ca dao)

   Chỉ có tinh thần cao thượng trong tình yêu của Pu-skin là mới mẻ. Còn từ đông sang tây, trong tình yêu tâm lí thông thường là “Yêu nhau thì ném bả trầu – Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra” (Ca dao).

   Tinh thần cao thượng của Pu-skin được diễn tả theo nhịp độ tăng cấp: không yêu em nữa là cũng để yêu em và cầu cho người tình (từ chối mình) được sống hạnh phúc trong tình yêu. Minh triết tình yêu đó là điều hết sức mới mẻ và tạo ra sức hấp dẫn lạ thường. Đấy là nhân cách cao thượng của Pu-skin, đấy cũng là tinh hoa của nền văn học Nga, một nền văn học nhân đạo và lí tưởng.

   Bài thơ “Tôi yêu em” thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pu-skin. Lời thơ giản dị, giản dị đến mức trong suốt; hàm súc, mực thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm. Sức mạnh của nhà thơ dồn ở cấu tứ lạ lùng đã chuyển tải được tình cảm, tư tưởng mới mẻ của thi nhân. Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một thiên tình sử trong một hình thức nhỏ bé như vậy. Và cũng chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pu-skin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga là thi sĩ thiên tài và là nhà tư tưởng lỗi lạc, người mở đường cho nền văn học Nga và người đặt nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga.

Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

   Tình yêu – dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại – là một chủ đề lớn trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin. Cùng với bài Gửi K., Tôi yêu em đã góp vào thơ tình nhân loại một bài thơ tình hoàn hảo tiềm ẩn những giá trị nhân văn lớn lao.

   Mở đầu bài thơ là điệp khúc tôi yêu em – cũng là giọng điệu chủ đạo của bài thơ: Tôi yêu em : đến nay chừng có thể / Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai. Lời thơ thật giản dị, dùng vài từ mang tính phủ định, không ví von, bóng gió. Nhịp thơ chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh. Ấy thế mà câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm, trải nghiệm chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, chung thủy mà âm thầm kín đáo, da diết day dứt khôn nguôi, có pha chút dè dặt ngậm ngùi và dự cảm dang dở… của nhân vật tôi.

   Mạch cảm xúc trong hai dòng thơ tiếp theo chuyển đột ngột nhưng vẫn một giọng điệu trầm tư, điềm tĩnh bởi lí trí chế ngự : Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, / Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Điệp từ không (trong nguyên tác) nhấn mạnh ý định có vẻ dứt khoát “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình vẫn âm ỉ, “chưa hoàn toàn lụi tắt” để không làm em phải băn khoăn, phiền muộn thêm nữa. Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau của thân phận, không hề có chút gì thanh thản, khiến ta không tin rằng đây là mối tình “không hi vọng”…

   Phần cuối bài thơ, xúc cảm lại trỗi lên sự dồn nén, chế ngự của lí trí điềm tĩnh : Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng / Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. / Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,… Nhịp thơ không chậm rãi như phần đầu mà nhanh hơn, mạnh hơn. Một loạt thủ pháp được sử dụng : điệp khúc tôi yêu em, lặp từ phủ định không và từ mang ý nghĩa thời gian, dùng câu bị động (trong nguyên tác). Nhưng trên hết là sự chân thành đã làm tỏa sáng câu thơ. Nhân vật tôi không hề che giấu, ngần ngại mà rất trung thực, thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu tâm hồn mình, một tình yêu thầm kín, da diết, mãnh liệt, với những trăn trở day dứt, những khổ đau tuyệt vọng, những nỗi buồn và sự ghen tuông đen tối giày vò, khiến trong đáy sâu tâm linh không một chút thanh thản, yên định. Tình yêu của nhân vật tôi cũng rất đỗi bình thường, rất người như bao người khác, cũng bị nỗi ghen tuông giày vò, bóp nghẹt tâm can nhưng đã vượt lên thói ích kỉ làm hạ thấp giá trị con người để trở nên nhân ái, vị tha, cao thượng hơn : Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

   Giữa hai dòng thơ là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí giải bằng lí lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lí lẽ của con tim, một con tim chân thật, độ lượng, biết nhận nỗi khổ đau, bất hạnh về mình mà không đem lòng thù hận khi tình yêu không được đền đáp, như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác : Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn / Em thầm thì hãy gọi tên lên / Và hãy tin : còn đây một kỉ niệm / Em vẫn còn sống giữa một trái tim.

   Câu thơ cuối bài là một lời chúc có vẻ nghịch lí mà thiêng liêng, đầy vị tha biết dường nào : Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Câu thơ rất độc đáo, đột ngột về ý nghĩa, hàm chứa nhiều ý vị… Có người tìm thấy sự đồng điệu, gặp gỡ thú vị giữa câu thơ của thiên tài Puskin với câu quan họ khiêm nhường, tế nhị mà tha thiết, mãnh liệt trong bài Giã bạn : Người về em dặn câu rằng / Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em.

   Tôi yêu em là một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà vị tha, cao thượng, bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn và nhân cách con người nhân hậu, biết “kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là Con Người” (Biêlinxki), vì thế bài thơ chứa đựng những giá trị tinh thần nhân văn cao cả của loài người. Chất thơ của bài thơ chủ yếu toát ra từ những xúc cảm chân thành, từ những lời lẽ giản dị, từ giọng trữ tình dồn nén mà mãnh liệt, tạo được sức mạnh biểu đạt tình cảm. Sức hấp dẫn của bài thơ trước hết là bởi “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm nào cả” (Puskin). Có lẽ cũng vì vậy mà bài thơ không ngừng gây xúc động trong lòng bao thế hệ bạn đọc…

Đề bài: Những cảm nhận cùa anh (chị) về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em (A.x. Puskin).

   Puskin không chỉ là “Mặt trời của nền thi ca Nga” ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông”.

   Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất.

   Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh, khi xưng tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.

   Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ:

    Tôi yêu em đến nay chừng có thể

    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

   Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn.

   Nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy.

    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

    Hay hồn em phải gạn bóng u hoài

   Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.

    Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

   Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hi vọng, khẳng định lại nét âm thầm nhấn manh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình thầm lặng này.

   Sau lớp ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ, rụt rè, qua ý thức cố ghìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt.

   Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cùng chỉ như muốn người khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé trong tình yêu.

    Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

   Cảm xúc dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Chính là sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tâm lòng cao thượng trong tình yêu này. Và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành đằm thắm như tôi.

   Đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng, nhân hậu dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng.

   Tôi yêu em, bài thơ nổi tiếng của Puskin đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơ toát ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 989

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống