Văn mẫu lớp 12 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Đề bài: Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Bài làm

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: ông thuộc thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước, thơ ông là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và chất triết lí, suy tư của người trí thức về đất nước, con người.

– Giới thiệu về bài thơ Đất nước: được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng, là một bài thơ có chất triết lí sâu sắc, thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

II. Thân bài

1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian

a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: “ngày xửa ngày xưa” gợi nhớ đến câu mở đầu các câu chuyện dân gian, “miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau, “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, “Thương hau bằng gừng cay muối mặn” thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.

– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.

b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)

– Về phương diện không gian địa lí:

    + Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.

    + Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi … thương thầm”.

    + Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”.

– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:

    + Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại: “Đất là nơi chim về … trong bọc trứng”

    + Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.

    + Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.

– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân

– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

    + Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”

    + Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.

    + Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”

– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:

    + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.

    + Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

– Nhận xét:

    + Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.

    + Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của đoạn trích: đoạn trích đã nhấn mạnh tư tưởng “đất nước của nhân dân”, thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả, đánh thức tinh thần yêu nước trong mỗi con người.

– Nêu cảm nhận riêng về đoạn trích đất nước và có liên hệ thực tiễn đến trách nhiệm của thế hệ hôm nay với đất nước.

Đề bài: Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

    Nguyễn Khoa Điềm một cây bút tài năng, thơ ông giàu cảm xúc, đậm chất chiêm nghiệm, suy tư, đi vào chiều sâu triết lí. Trong hệ thống sáng tác của ông, nổi bật nhất chính là trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của chương V, có tên là Đất nước đã nói lên nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc.

    Trong phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Khoa điềm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đất nước là gì?” và “Đất nước có từ bao giờ?”. Với câu hỏi đầu tiên, tác giả đem đến cho người đọc câu trả lời: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/ …/ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Như vậy, với cách giải thích hết sức gần gũi, thân thuộc, đậm chất dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã cho người đọc thấy đất nước đã có từ lâu đời, từ những câu chuyện cổ tích dung dị mà ta vẫn nghe hàng ngày; là sự tích trầu cau đượm tình vợ chồng, thắm thiết tình anh em; là truyền thuyết Thành Gióng cậu bé vụt lớn nhổ cây bên đường đánh tan giặc Ân. Không chỉ vậy đất nước còn gắn liền với những phong tục tập quán đẹp đẽ của cha ông: “Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, gọn gàng với búi tóc được búi cao sau đầu, đây là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Tác giả cũng đã vận dụng tài tình “gừng cay muối mặn” để thấy rõ tình nghĩa thủy chung, hôn nhân bền chặt sâu sắc của cha ông ta thuở trước. Để làm rõ khái niệm đất nước, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục cho ta thấy đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường: là khi chúng ta dựng nhà, sinh con đẻ cái: Cái kèo cái cột thành tên, cách đặt tên đơn giản này cũng xuất phát từ quan niệm của ông cha ta, đặt tên xấu cho dễ nuôi; là nền văn minh lúa nước: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Phải trải qua rất nhiều gia đoạn khác nhau mới có thể tạo nên hạt gạo trắng, hạt cơm thơm ngon, ngọt bùi. Và lời thơ kết đoạn thật nhẹ nhàng: “Đất nước có từ ngày đó”. Ngày đó là ngày có sự kết hợp của phong tục, truyền thống, văn hóa được tạo dựng trong một thời gian lâu dài.

    Sau khi trả lời câu hỏi đất nước có từ bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục truy nguyên, để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi thứ hai: “Đất nước là gì?”. Những tưởng rằng đất nước là những gì cao siêu, xa vời, khác thường, nhưng không, đối với Nguyễn Khoa Điềm không gian đất nước lại được tái hiện hết sức bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm”; đất nước là không gian của tình yêu đôi lứa, để đôi ta hò hẹn và nhung nhớ nhau trong chiếc khăn lỡ đánh rơi; không chỉ vậy, đất nước còn là nơi trở về của những người con có tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng: “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”; và đất nước còn là không gian sinh sống của biết bao thế hệ cha ông. Đất nước hiện lên vừa giản dị, là nơi gầy dựng cuộc sống yên ấm hạnh phúc, lại vừa lớn lao, vĩ đại.

    Không chỉ cảm nhận đất nước ở chiều không gian, mà tác giả còn cảm nhận cả ở chiều dài lịch sử từ quá khứ “đằng đẵng”, đất nước hào hùng, với sự ngã xuống của nhiều người, đem lại bình yên cho quê hương, xây dựng phong tục tập quán và “gánh vác phần người đi trước ở lại/ Dặn dò con cháu việc mai sau”. Trong hiện tại, đất nước giản dị gần gũi, trong mỗi con người đều có một phần của đất nước, và khi có sự đoàn kết của tất cả mọi người sẽ đem lại một đất nược vẹn tròn, đầy đủ và tràn đầy sức mạnh nhất: “Khi chúng ta nắm tay mọi người/ Đất nước vẹn tròn to lớn”. Ở đây thi nhân đã rất tinh tế khi đi từ cái riêng, tình cảm cái nhân: “khi hai đứa cầm tay/ Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm” để đi đến cái lớn lao, tập thể là đất nước vẹn tròn to lớn. Còn sợi dây nào bền chặt hơn sợi dây tình cảm, sợi dây ấy sẽ gắn kết tất cả mọi người với nhau tạo nên một đất nước vững bền. Không dừng lại ở đó, ông còn hướng ánh mắt mình đến tận tương lai để hi vọng, để tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước: “Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang đất nước đi xa/ Đến những tháng này mơ mộng”. Và từ đó ông nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ thế hệ trẻ đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Trước hết, ông khẳng định đất nước là xương máu của mình, của cha ông để lại, bởi vậy vận mệnh của đất nước nằm trong tay mỗi chúng ta. Hai câu thơ sau như một mệnh lệnh “phải biết” cống hiến sức mình cho sự nghiệp chung của đất nước. Và câu thơ cuối là lời gọi đầy tha thiết “em ơi em” thể hiện sự chân thành, bởi vậy mà sức lan tỏa càng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Nếu như trong phần đầu tiên của tác phẩm là hành trình Nguyễn Khoa Điềm cắt nghĩa, lí giải, truy nguyên nguồn gốc của đất nước thì đến phần còn lại của đoạn trích ông đi tìm “Ai đã là người làm nên Đất nước”. Đoạn thơ thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất tư tưởng đất nước nhân dân của ông. Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất nước này là Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng này không chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm mới có, mà cách đó hang trăm năm, Nguyễn Trãi cũng đã từng khẳng định: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới biết dân như nước). Đối với Nguyễn Khoa Điềm ông không chỉ dừng lại ở lời khẳng định, mà còn lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa.

    Trước hết là trên phương diện không gian địa lí, thi sĩ cảm nhận đất nước qua những danh lam, thắng cảnh, là núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương,… Đoạn thơ có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những địa danh quen thuộc, gần gũi đã làm nên bức tranh sống động về thiên nhiên quê hương đất nước. Đồng thời, nó còn gợi liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam ẩn chứa trong dáng hình sông núi. Đặc biệt, kết cấu đoạn thơ rất lạ và độc đáo, dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng chúng đều có chung một cấu trúc: chia làm hai vế và giữa các vế được nối kết bằng từ: góp, góp cho, góp nên, góp tên, góp mình…. Qua đó đã khẳng định, đằng sau vẻ đẹp của hình sông, dáng núi là sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ con người cho đất nước hôm nay.

    Bốn câu thơ cuối khiến cho tầm khái quát của đoạn thơ được nâng lên một bước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha/ Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta. Bốn câu thơ là lời khẳng định cho sự hóa thân thần kì và bền bỉ của nhân dân vào bóng hình, vào sự tồn vong của đất nước. Không phải những thế lực siêu nhiên, mà giản dị hơn nhiều, chính nhân dân là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này.

    Trên phương diện thời gian lịch sử, nhìn vào bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Nguyễn Khoa Điềm càng thấm thía hơn công lao to của cha ông khi xây dựng đất nước, nhất là lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay. Khi đất nước yên bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế: Năm tháng nào cũng người người, lớp lớp/ Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng. Còn khi giặc xâm lược, họ sẵn sang mang hết sức trẻ để chiến đấu: Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Giản dị và bình tâm, họ chiến đấu không phải để lập công trạng lưu danh muôn đời mà vì mong muốn quê hương được binh yên. Họ sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên Đất Nước.

    Không chỉ sống, chiến đấu, bảo vệ đất nước mà cha ông ta còn làm nên những giá trị tinh thần để lại cho con cháu mai sau: là hạt lúa, là ngọn lửa, giọng điệu, tên làng tên xã, … Chính họ đã làm và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống cho dân tộc. Câu thơ cho thấy niềm tự hào và lòng biết ơn to lớn của tác giả đối với cha ông, nhân dân trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.

    Cuối cùng trên phương diện văn hóa, khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú của văn học dân gian, mà tiêu biểu là ca dao để chứng minh. Ông đã chọn ba câu ca dao tiêu biểu nhất từ kho tàng thơ ca dân gian để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Việt, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc: trong tình yêu luôn say đắm: Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi; quý trọng tình nghĩa hơn những giá trị vật chất tầm thường: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội; kiên trì bền bỉ trong đấu tranh đến ngày toàn thắng: Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu. Và bài thơ khép lại trong những suy ngẫm và cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khoa Điêm về vẻ đẹp thơ mộng của non sông đất nước.

    Đất nước đã thể hiện những suy ngẫm vô cùng sâu sắc, những tình cảm tha thiết của ông dành cho đất nước. Đồng thời tư tưởng đất nước của nhân dân bao trùm toàn bộ tác phẩm, cho thấy nhận thức đứng đắn và long biết ơn sâu sắc của ông đối với thể hệ đi trước. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và trữ tình, vận dung linh hoạt chất liệu văn hóa dân gian, nhịp thơ linh hoạt góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Đề bài: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

   Từ xưa đến nay viết về đất nước luôn là nguồn mạch cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Tiếp tục mạch nguồn của văn học dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm một gương mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mĩ đã có những quan điểm hết sức mới mẻ về đất nước. Quan điểm đó đã được ông thể hiện đầy đủ nhất qua đoạn trích Đất nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng.

   Đất nước đối với mỗi người là một ý niệm khác nhau. Đối với Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, bằng sự cảm biết của mình, sự phân tích bằng tư duy logic, lần lượt từng lớp lang của khái niệm đất nước đã được ông dần dần lật mở. Ông không định nghĩa bằng những khái niệm quá mông lung, trừu tượng mà đi từ những điều hết sức cụ thể trong chính cuộc sống:

     Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

     Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

     Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu ây giờ bà ăn

     Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre mà đánh giặc

   Qua khái niệm của tác giả, Đất Nước hiện lên thật bình dị, đất nước có từ những câu chuyện cổ tích, từ miếng trầu, từ truyền thuyết thánh Gióng trồng tre đánh tan quân xâm lược Ân. Đất Nước ta có từ ngày đó, thấm thuần trong lòng mỗi đứa trẻ từ tấm bé.

   Không chỉ vật Đất Nước còn được hình thành từ thuần phong mĩ tục, từ những nét văn hóa, truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta. Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” cho thấy nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa đã được bảo lưu từ ngàn đời của ông cha ta. Dù một nghìn năm Bắc thuộc, bị phương Bắc tìm mọi cách Hán hóa ấy vậy nhưng không có cách nào xóa được những vốn văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta. Đất Nước cũng được hình thành từ lối sống giàu tình nghĩa, thủy chung mà khởi nguồn chính là mối quan hệ vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ở đây Nguyễn Khoa Điềm có sự vận dụng hết sực thuần thục ca dao: “Tay nâng đĩa muối chấm gừng/ Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau” để cho thấy Đất Nước được hình thành từ những điều tưởng như giản dị mà hết sức thiêng liêng, cao quý.

   Tiếp tục mạch cảm hứng đó, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục triết tự về khái niệm Đất Nước:

     Đất là nơi anh đến trường

     Nước là nơi em tắm

     Đất Nước là nơi ta hò hẹn

     Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khắn trong nỗi nhớ thầm

   Đất Nước không xa lạ mà chính là không gian sinh tồn, gần gũi với đời sống sinh hoạt của tất cả chúng ta. Nguyễn Khoa Điềm đã không hoa mĩ, không ngần ngại mà làm sáng tỏ nó là nơi đến trường, nơi tắm, nơi hò hẹn, nơi nhớ nhung. Vâng, Đất Nước chính là được hình thành từ những điều dung dị nhất của cuộc sống. Và để làm sâu sắc thêm khái niệm, ông đã truy nguyên nguồn gốc từ quá khứ: “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ/ Đât là nơi chim về/ Nước là nơi rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ đồng bào ta trong bọc trứng”. Từ sự lí giải sâu sắc hai phương diện lịch sử và địa lý ông đã dần dần tiến tới hoàn chỉnh khái niệm Đất Nước. Đồng thời từ đó cũng nêu lên trách nhiệm của mỗi con người đối với đất nước: “Những ai đã khuất/ Những ai bây giờ/ yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con cháu việc mai sau/ Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”. Hai từ “gánh vác” đã khẳng định trách nhiệm của thế hệ mai sau đối với công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời ông cũng lên tiếng nhắc nhở, dù xây dựng đất nước cũng không được quên đi công ơn của người đã dựng xây, kiến tạo nên Đất Nước. Chỉ với hai chữ “cúi đầu” cũng đã cho thấy tấm lòng thánh kính thiêng liêng hướng về quê cha, đất tổ.

   “Trong anh và em hôm nay/…/Đất Nước vẹn tròn to lớn”, đoạn thơ đã khẳng định, Đất Nước được tồn tại và vững bền là bởi sự đoàn kết của mọi người, là sự yêu thương của đôi lứa. Chỉ khi có sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể thì khi ấy mới có đất nước vẹn tròn ton lớn. Và từ đó ông nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ thế hệ trẻ đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Vì bởi:

     Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

     

     Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

   Hàng loạt những địa danh, danh lam thắng cảnh được ông gọi tên. Mỗi địa danh ấy gắn liền với một chiến tích, với một sự hi sinh thầm lặng để làm nên đất nước muôn đời. Cũng bởi vậy, đã khiến ông rút ra kết luận: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/…/Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

   Để làm nên đất nước chắc chắn không thể là một cá nhân có thể kiến tạo cả nên văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc. Vậy đó là ai, là những người nào?

     Không ai nhớ mặt đặt tên

     Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

   Quả đúng, đó chính là người vô danh, họ là những người con gái con trai, họ“đã sống và chết” “giản dị và bình tâm” họ đã mang tên làng tên xã, mang phong tục tập quán truyền lại, bảo lưu cho thế hệ mai sau. Chính họ là người đã làm nên Đất nước. Với biện pháp liệt kê và điệp “họ” Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ ra trước mặt người đọc tầng tầng lớp lớp những con người vô danh nối tiếp nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền lại cho con cháu những giá trị vật chất tinh thần cao quý nhất. Và điều họ hướng đến chính là:

     Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

     Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại

   Đến đây Nguyễn Khoa Điềm đã mạnh mẽ khẳng định quan điểm tư tưởng đất nước nhan dân của mình. “Trở về với nguồn cội của Đất Nước cũng là trở về với cội nguồn phong phú, đẹp đẽ la văn hóa dân gian” khởi thủy của mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Đồng thời đó cũng là nơi làm nên, khơi dậy nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta:

     Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

     Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

     Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

     Đi trả thù mà không sợ dài lâu

   Bài thơ kết lại bằng tiếng hát tự hào, trải dài, dường như âm hưởng của nó vang vọng khắp núi sông. Đồng thời tiếng hát đó cũng cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác giả đối với vốn truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông để lại.

   Đất Nước là bài thơ giàu suy tư và triết lí, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận về Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Đề bài: Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: ông thuộc thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước, thơ ông là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và chất triết lí, suy tư của người trí thức về đất nước, con người.

– Giới thiệu về bài thơ Đất nước: được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng, là một bài thơ có chất triết lí sâu sắc, thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

II. Thân bài

1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian

a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: “ngày xửa ngày xưa” gợi nhớ đến câu mở đầu các câu chuyện dân gian, “miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau, “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, “Thương hau bằng gừng cay muối mặn” thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.

– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.

b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)

– Về phương diện không gian địa lí:

    + Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.

    + Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi … thương thầm”.

    + Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”.

– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:

    + Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại: “Đất là nơi chim về … trong bọc trứng”

    + Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.

    + Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.

– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân

– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

    + Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”

    + Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.

    + Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”

– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:

    + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.

    + Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

– Nhận xét:

    + Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.

    + Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của đoạn trích: đoạn trích đã nhấn mạnh tư tưởng “đất nước của nhân dân”, thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả, đánh thức tinh thần yêu nước trong mỗi con người.

– Nêu cảm nhận riêng về đoạn trích đất nước và có liên hệ thực tiễn đến trách nhiệm của thế hệ hôm nay với đất nước.

    Nguyễn Khoa Điềm một cây bút tài năng, thơ ông giàu cảm xúc, đậm chất chiêm nghiệm, suy tư, đi vào chiều sâu triết lí. Trong hệ thống sáng tác của ông, nổi bật nhất chính là trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của chương V, có tên là Đất nước đã nói lên nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc.

    Trong phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Khoa điềm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đất nước là gì?” và “Đất nước có từ bao giờ?”. Với câu hỏi đầu tiên, tác giả đem đến cho người đọc câu trả lời: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/ …/ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Như vậy, với cách giải thích hết sức gần gũi, thân thuộc, đậm chất dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã cho người đọc thấy đất nước đã có từ lâu đời, từ những câu chuyện cổ tích dung dị mà ta vẫn nghe hàng ngày; là sự tích trầu cau đượm tình vợ chồng, thắm thiết tình anh em; là truyền thuyết Thành Gióng cậu bé vụt lớn nhổ cây bên đường đánh tan giặc Ân. Không chỉ vậy đất nước còn gắn liền với những phong tục tập quán đẹp đẽ của cha ông: “Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, gọn gàng với búi tóc được búi cao sau đầu, đây là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Tác giả cũng đã vận dụng tài tình “gừng cay muối mặn” để thấy rõ tình nghĩa thủy chung, hôn nhân bền chặt sâu sắc của cha ông ta thuở trước. Để làm rõ khái niệm đất nước, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục cho ta thấy đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường: là khi chúng ta dựng nhà, sinh con đẻ cái: Cái kèo cái cột thành tên, cách đặt tên đơn giản này cũng xuất phát từ quan niệm của ông cha ta, đặt tên xấu cho dễ nuôi; là nền văn minh lúa nước: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Phải trải qua rất nhiều gia đoạn khác nhau mới có thể tạo nên hạt gạo trắng, hạt cơm thơm ngon, ngọt bùi. Và lời thơ kết đoạn thật nhẹ nhàng: “Đất nước có từ ngày đó”. Ngày đó là ngày có sự kết hợp của phong tục, truyền thống, văn hóa được tạo dựng trong một thời gian lâu dài.

    Sau khi trả lời câu hỏi đất nước có từ bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục truy nguyên, để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi thứ hai: “Đất nước là gì?”. Những tưởng rằng đất nước là những gì cao siêu, xa vời, khác thường, nhưng không, đối với Nguyễn Khoa Điềm không gian đất nước lại được tái hiện hết sức bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm”; đất nước là không gian của tình yêu đôi lứa, để đôi ta hò hẹn và nhung nhớ nhau trong chiếc khăn lỡ đánh rơi; không chỉ vậy, đất nước còn là nơi trở về của những người con có tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng: “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”; và đất nước còn là không gian sinh sống của biết bao thế hệ cha ông. Đất nước hiện lên vừa giản dị, là nơi gầy dựng cuộc sống yên ấm hạnh phúc, lại vừa lớn lao, vĩ đại.

    Không chỉ cảm nhận đất nước ở chiều không gian, mà tác giả còn cảm nhận cả ở chiều dài lịch sử từ quá khứ “đằng đẵng”, đất nước hào hùng, với sự ngã xuống của nhiều người, đem lại bình yên cho quê hương, xây dựng phong tục tập quán và “gánh vác phần người đi trước ở lại/ Dặn dò con cháu việc mai sau”. Trong hiện tại, đất nước giản dị gần gũi, trong mỗi con người đều có một phần của đất nước, và khi có sự đoàn kết của tất cả mọi người sẽ đem lại một đất nược vẹn tròn, đầy đủ và tràn đầy sức mạnh nhất: “Khi chúng ta nắm tay mọi người/ Đất nước vẹn tròn to lớn”. Ở đây thi nhân đã rất tinh tế khi đi từ cái riêng, tình cảm cái nhân: “khi hai đứa cầm tay/ Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm” để đi đến cái lớn lao, tập thể là đất nước vẹn tròn to lớn. Còn sợi dây nào bền chặt hơn sợi dây tình cảm, sợi dây ấy sẽ gắn kết tất cả mọi người với nhau tạo nên một đất nước vững bền. Không dừng lại ở đó, ông còn hướng ánh mắt mình đến tận tương lai để hi vọng, để tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước: “Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang đất nước đi xa/ Đến những tháng này mơ mộng”. Và từ đó ông nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ thế hệ trẻ đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Trước hết, ông khẳng định đất nước là xương máu của mình, của cha ông để lại, bởi vậy vận mệnh của đất nước nằm trong tay mỗi chúng ta. Hai câu thơ sau như một mệnh lệnh “phải biết” cống hiến sức mình cho sự nghiệp chung của đất nước. Và câu thơ cuối là lời gọi đầy tha thiết “em ơi em” thể hiện sự chân thành, bởi vậy mà sức lan tỏa càng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Nếu như trong phần đầu tiên của tác phẩm là hành trình Nguyễn Khoa Điềm cắt nghĩa, lí giải, truy nguyên nguồn gốc của đất nước thì đến phần còn lại của đoạn trích ông đi tìm “Ai đã là người làm nên Đất nước”. Đoạn thơ thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất tư tưởng đất nước nhân dân của ông. Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất nước này là Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng này không chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm mới có, mà cách đó hang trăm năm, Nguyễn Trãi cũng đã từng khẳng định: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới biết dân như nước). Đối với Nguyễn Khoa Điềm ông không chỉ dừng lại ở lời khẳng định, mà còn lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa.

    Trước hết là trên phương diện không gian địa lí, thi sĩ cảm nhận đất nước qua những danh lam, thắng cảnh, là núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương,… Đoạn thơ có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những địa danh quen thuộc, gần gũi đã làm nên bức tranh sống động về thiên nhiên quê hương đất nước. Đồng thời, nó còn gợi liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam ẩn chứa trong dáng hình sông núi. Đặc biệt, kết cấu đoạn thơ rất lạ và độc đáo, dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng chúng đều có chung một cấu trúc: chia làm hai vế và giữa các vế được nối kết bằng từ: góp, góp cho, góp nên, góp tên, góp mình…. Qua đó đã khẳng định, đằng sau vẻ đẹp của hình sông, dáng núi là sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ con người cho đất nước hôm nay.

    Bốn câu thơ cuối khiến cho tầm khái quát của đoạn thơ được nâng lên một bước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha/ Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta. Bốn câu thơ là lời khẳng định cho sự hóa thân thần kì và bền bỉ của nhân dân vào bóng hình, vào sự tồn vong của đất nước. Không phải những thế lực siêu nhiên, mà giản dị hơn nhiều, chính nhân dân là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này.

    Trên phương diện thời gian lịch sử, nhìn vào bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Nguyễn Khoa Điềm càng thấm thía hơn công lao to của cha ông khi xây dựng đất nước, nhất là lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay. Khi đất nước yên bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế: Năm tháng nào cũng người người, lớp lớp/ Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng. Còn khi giặc xâm lược, họ sẵn sang mang hết sức trẻ để chiến đấu: Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Giản dị và bình tâm, họ chiến đấu không phải để lập công trạng lưu danh muôn đời mà vì mong muốn quê hương được binh yên. Họ sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên Đất Nước.

    Không chỉ sống, chiến đấu, bảo vệ đất nước mà cha ông ta còn làm nên những giá trị tinh thần để lại cho con cháu mai sau: là hạt lúa, là ngọn lửa, giọng điệu, tên làng tên xã, … Chính họ đã làm và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống cho dân tộc. Câu thơ cho thấy niềm tự hào và lòng biết ơn to lớn của tác giả đối với cha ông, nhân dân trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.

    Cuối cùng trên phương diện văn hóa, khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú của văn học dân gian, mà tiêu biểu là ca dao để chứng minh. Ông đã chọn ba câu ca dao tiêu biểu nhất từ kho tàng thơ ca dân gian để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Việt, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc: trong tình yêu luôn say đắm: Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi; quý trọng tình nghĩa hơn những giá trị vật chất tầm thường: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội; kiên trì bền bỉ trong đấu tranh đến ngày toàn thắng: Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu. Và bài thơ khép lại trong những suy ngẫm và cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khoa Điêm về vẻ đẹp thơ mộng của non sông đất nước.

    Đất nước đã thể hiện những suy ngẫm vô cùng sâu sắc, những tình cảm tha thiết của ông dành cho đất nước. Đồng thời tư tưởng đất nước của nhân dân bao trùm toàn bộ tác phẩm, cho thấy nhận thức đứng đắn và long biết ơn sâu sắc của ông đối với thể hệ đi trước. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và trữ tình, vận dung linh hoạt chất liệu văn hóa dân gian, nhịp thơ linh hoạt góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Từ xưa đến nay viết về đất nước luôn là nguồn mạch cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Tiếp tục mạch nguồn của văn học dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm một gương mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mĩ đã có những quan điểm hết sức mới mẻ về đất nước. Quan điểm đó đã được ông thể hiện đầy đủ nhất qua đoạn trích Đất nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng.

    Đất nước đối với mỗi người là một ý niệm khác nhau. Đối với Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, bằng sự cảm biết của mình, sự phân tích bằng tư duy logic, lần lượt từng lớp lang của khái niệm đất nước đã được ông dần dần lật mở. Ông không định nghĩa bằng những khái niệm quá mông lung, trừu tượng mà đi từ những điều hết sức cụ thể trong chính cuộc sống:

    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu ây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre mà đánh giặc

    Qua khái niệm của tác giả, Đất Nước hiện lên thật bình dị, đất nước có từ những câu chuyện cổ tích, từ miếng trầu, từ truyền thuyết thánh Gióng trồng tre đánh tan quân xâm lược Ân. Đất Nước ta có từ ngày đó, thấm thuần trong lòng mỗi đứa trẻ từ tấm bé.

    Không chỉ vật Đất Nước còn được hình thành từ thuần phong mĩ tục, từ những nét văn hóa, truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta. Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” cho thấy nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa đã được bảo lưu từ ngàn đời của ông cha ta. Dù một nghìn năm Bắc thuộc, bị phương Bắc tìm mọi cách Hán hóa ấy vậy nhưng không có cách nào xóa được những vốn văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta. Đất Nước cũng được hình thành từ lối sống giàu tình nghĩa, thủy chung mà khởi nguồn chính là mối quan hệ vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ở đây Nguyễn Khoa Điềm có sự vận dụng hết sực thuần thục ca dao: “Tay nâng đĩa muối chấm gừng/ Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau” để cho thấy Đất Nước được hình thành từ những điều tưởng như giản dị mà hết sức thiêng liêng, cao quý.

    Tiếp tục mạch cảm hứng đó, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục triết tự về khái niệm Đất Nước:

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khắn trong nỗi nhớ thầm

    Đất Nước không xa lạ mà chính là không gian sinh tồn, gần gũi với đời sống sinh hoạt của tất cả chúng ta. Nguyễn Khoa Điềm đã không hoa mĩ, không ngần ngại mà làm sáng tỏ nó là nơi đến trường, nơi tắm, nơi hò hẹn, nơi nhớ nhung. Vâng, Đất Nước chính là được hình thành từ những điều dung dị nhất của cuộc sống. Và để làm sâu sắc thêm khái niệm, ông đã truy nguyên nguồn gốc từ quá khứ: “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ/ Đât là nơi chim về/ Nước là nơi rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ đồng bào ta trong bọc trứng”. Từ sự lí giải sâu sắc hai phương diện lịch sử và địa lý ông đã dần dần tiến tới hoàn chỉnh khái niệm Đất Nước. Đồng thời từ đó cũng nêu lên trách nhiệm của mỗi con người đối với đất nước: “Những ai đã khuất/ Những ai bây giờ/ yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con cháu việc mai sau/ Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”. Hai từ “gánh vác” đã khẳng định trách nhiệm của thế hệ mai sau đối với công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời ông cũng lên tiếng nhắc nhở, dù xây dựng đất nước cũng không được quên đi công ơn của người đã dựng xây, kiến tạo nên Đất Nước. Chỉ với hai chữ “cúi đầu” cũng đã cho thấy tấm lòng thánh kính thiêng liêng hướng về quê cha, đất tổ.

    “Trong anh và em hôm nay/…/Đất Nước vẹn tròn to lớn”, đoạn thơ đã khẳng định, Đất Nước được tồn tại và vững bền là bởi sự đoàn kết của mọi người, là sự yêu thương của đôi lứa. Chỉ khi có sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể thì khi ấy mới có đất nước vẹn tròn ton lớn. Và từ đó ông nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ thế hệ trẻ đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Vì bởi:

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu …

    Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Hàng loạt những địa danh, danh lam thắng cảnh được ông gọi tên. Mỗi địa danh ấy gắn liền với một chiến tích, với một sự hi sinh thầm lặng để làm nên đất nước muôn đời. Cũng bởi vậy, đã khiến ông rút ra kết luận: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/…/Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

    Để làm nên đất nước chắc chắn không thể là một cá nhân có thể kiến tạo cả nên văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc. Vậy đó là ai, là những người nào?

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

    Quả đúng, đó chính là người vô danh, họ là những người con gái con trai, họ“đã sống và chết” “giản dị và bình tâm” họ đã mang tên làng tên xã, mang phong tục tập quán truyền lại, bảo lưu cho thế hệ mai sau. Chính họ là người đã làm nên Đất nước. Với biện pháp liệt kê và điệp “họ” Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ ra trước mặt người đọc tầng tầng lớp lớp những con người vô danh nối tiếp nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền lại cho con cháu những giá trị vật chất tinh thần cao quý nhất. Và điều họ hướng đến chính là:

    Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

    Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại

    Đến đây Nguyễn Khoa Điềm đã mạnh mẽ khẳng định quan điểm tư tưởng đất nước nhan dân của mình. “Trở về với nguồn cội của Đất Nước cũng là trở về với cội nguồn phong phú, đẹp đẽ la văn hóa dân gian” khởi thủy của mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Đồng thời đó cũng là nơi làm nên, khơi dậy nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta:

    Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

    Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

    Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

    Đi trả thù mà không sợ dài lâu

    Bài thơ kết lại bằng tiếng hát tự hào, trải dài, dường như âm hưởng của nó vang vọng khắp núi sông. Đồng thời tiếng hát đó cũng cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác giả đối với vốn truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông để lại.

    Đất Nước là bài thơ giàu suy tư và triết lí, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận về Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi

Bài làm

I. Mở bài

– Đất nước là hình tượng xuyên suốt trong nền Văn học Việt Nam, qua mỗi thời kì, hình tượng ấy lại được bồi đắp thêm, hoàn thiện thêm.

– Hai bài thơ cùng mang tên “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đất nước.

II. Thân bài

1. Điểm giống

– Cả hai bài thơ cùng ra đời sau cách mạng tháng tám, khi nhân dân được làm chủ đất nước, đều thể hiện hình tượng đất nước tự do, giàu đẹp, nhân dân anh dũng kiên cường.

– Viết bằng giọng thơ trữ tình chính luận nên vừa có sự du dương, tình cảm lại vừa có tính triết lí sâu sắc.

– Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của mỗi tác giả.

2. Điểm khác

– Dù cùng viết về đất nước, nhưng mỗi nhà thơ lại có cá tính, có cách thể hiện và góc nhìn riêng về đất nước.

2.1. Đất nước – Nguyễn Đình Thi

a. Cảm hứng sáng tác

– Bài thơ được sáng tác từ năm 1848 đến năm 1955 mới hoàn thành, nhà thơ lấy cảm hứng xuyên suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống pháp.

– Bởi vậy bài thơ được viết theo kết cấu: từ quá khứ đau thương, đến hiện tại anh dũng và tương lai tươi sáng của đất nước.

b. Đất nước hiền hòa được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay

– Mùa thu xưa trong cảm nhận của tác giả là thu Hà Nội, với “những phố dài xao xác hơi may”, với không khí “chớm lạnh”, “mát trong”, …và con người trong mùa thu xưa cũng ra đi lặng lẽ với tâm tư nặng trĩu nhưng cương quyết.

→ Đất nước đẹp nhưng buồn man mác

– Nếu đất nước xưa bao trùm nỗi buồn thì đất nước nay là niềm vui phơi phới, niềm tự hào vì được “thay áo mới”, chiếc áo của sự tự do, sự làm chủ của chính con người trên đất nước mình.

– Nhận xét: sự chuyển biến của bức tranh mùa thu chính là sự chuyển biến của đất nước.

c. Đất nước đau thương trong chiến đấu nhưng vinh quang trong chiến thắng

– Đất nước trong chiến tranh phải chịu bao đau thương, mất mát: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, ..

– Nhưng với tinh thần anh dũng bất khuất, nhân dân ta đã đứng lên giàng lại đất nước, quyền làm chủ quê hương.

– Bốn câu thơ cuối như một định nghĩa về đất nước: đất nước bất khuất anh hùng.

⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.

2.2. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

2.2.1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian

a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích Trầu cau, thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.

– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.

b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)

– Về phương diện không gian địa lí:

    + Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.

    + Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi.

    + Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ.

– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:

    + Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại.

    + Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.

    + Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.

– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

2.2.2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân

– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:

    + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.

    + Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

– Nhận xét:

    + Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.

    + Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.

– Nhận xét chung: Hai bài thơ đều cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn, hiện đại. Mỗi bài thơ lại cảm nhận đất nước theo một góc nhìn riêng, qua đó hoàn thiện hình tượng đất nước để mỗi người chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước.

III. Kết bài

– Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu đất nước chân thành và sâu sắc, khơi gợi tình yêu nước trong mỗi chúng ta.

Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi

Bài làm

    Bài thơ cùng tên của hai nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi – Đất nước là những bài thơ hay, xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc, về cách mà các nhà thơ khái quát hình tượng đất nước. Bằng tài năng và sự nghiêm cứu, chiêm nghiệm của mình mỗi nhà thơ có những phát hiện riêng, để hoàn chỉnh hình tượng đất nước.

    Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng đất nước được tác giả tìm tòi, khám phá trên nhiều phương diện, trải qua nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Để nói về sự hình thành của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đi tìm về mạch nguồn văn hóa, trong chín câu thơ đầu, ông tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đất nước có từ bao giờ?”. Cách lí giải của ông rất lạ và độc đáo, đất nước có từ miếng trầu bà ăn, chỉ bằng một miếng trầu nhỏ bé, bình dị nhưng lại là minh chứng rõ ràng cho nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc. Bằng sự lí giải riêng đậm chất văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định, đất nước chỉ thực sự hình thành khi có một nền văn hóa riêng. Tiếp tục mạch nguồn đó, ông đi tìm quá trình đất nước lớn lên:

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sáng

    Đất Nước có từ ngày đó

    Tác giả đã điểm rất nhanh những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam, quá trình đấu tranh bền bỉ của cha anh, đã khái quát lại chính xác và đầy tự hào về sự hình thành của đất nước. Ẩn đằng sau câu thơ là niềm tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc.

    Để tiếp tục làm rõ khái niệm, hình tượng về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát diện mạo đất nước trên phương diện địa lí. Đất nước là nơi hết sức thân thuộc, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, nó chính là nơi mà chúng ta sinh sống hàng ngày, là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc của con người. Không dừng lại ở đó, đất nước của là nơi: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”“con cá ngư ông móng nước biển khơi” câu thơ cho ta thấy, đất nước còn là không gian rừng vàng bể bạc, giàu có. Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, đất nước còn là nơi “chim về” nơi “rồng ở” gắn với truyền thuyết về sự ra đời của con người Việt Nam. Câu thơ đã khẳng định, đất nước còn là không gian sinh tồn của một dân tộc có nguồn gốc cao quý.

    Không dừng lại ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra chất keo kết dính để tạo nên một đất nước hoàn chỉnh, đó chính là tình yêu. Tình yêu trước hết là tình yêu nam nữ, tình yêu nhỏ bé. Nhưng lớn hơn chính là tình yêu cộng đồng, tập thể, sự gắn bó keo sơn, đoàn kết của con người tạo nên một khối thống nhất vững vàng, không gì có thể lay chuyển được. Như vậy, hình tượng đất nước trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm là một thực thể thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân với cộng đồng. Chỉ khi có sự hòa quyện thực thụ này thì đất nước mới có thể tồn tại vững bền.

    Trong phần thơ thứ hai, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khắc rõ hơn nữa hình tượng đất nước:

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

   

    Những người dần nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Đoạn thơ đã liệt kê hàng loạt địa danh, trải dài từ Bắc đến Nam, những địa danh này có cái là danh lam thắng cảnh có cái lại chỉ là tên làng bình dị, mộc mạc. Ông đã trở thành người thợ vẽ bản đồ – một tấm bản đồ bằng thơ để cho thấy sự thống nhất, toàn vẹn của đất nước. Đồng thời những địa danh này còn gắn với những cảnh ngộ, số phận của người dân, những con người bình dị, vô danh. Điệp từ “góp nên” là lời khẳng định sâu sắc nhất đất nước chính là do nhân dân tạo ra, đất nước là sự hóa thân thiêng liêng của nhân dân. Ở đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước trên phương diện lịch sử, để thấy được những con người vô danh đã làm nên đất nước: “Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/…/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ những con người bình dị, vô danh đã ngã xuống đem hòa bình cho dân tộc; lại cũng chính những con người ấy đã gây dựng, lưu giữ và truyền lại phong tục tập quán cho thế hệ sau.

    Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự tổng hòa của bề dày lịch sử, không gian địa lí và quan trọng nhất đất nước được kết tinh từ văn hóa, phong tục tập quán lâu đời. Đây là những phát hiện mới mẻ, và đã làm nổi bật được tư tưởng đất nước nhân dân trong thơ ông.

    Nếu như Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm màu sắc dân gian, thì Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại giàu chất hiện đại. Bài thơ mở đầu mùa thu trong sáng, mùa thu gắn liền với sự thành công của cách mạng, với hình ảnh đặc trưng của đất nước:

    Những cánh đồng thơm ngát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng song đỏ nặng phù sa

    Và đất nước còn hiện lên với truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần quật khởi ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh): “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng về”.

    Ở phần thơ tiếp theo, đất nước được Nguyễn Đình Thi tái hiện trên hai phương diện tưởng chừng là đối lập nhưng thực chất lại rất hài hòa với nhau: đó là một đất nước đầy đau thương, mất mát, với một đất nước kiên cường, quật khởi.

    Trong những năm kháng chiến, đất nước hiện lên với những đau thương mất mát, biết bao người đã ngã xuống: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đêm nát trời chiều” đã tố cáo đầy đủ tội ác của giặc. Nhưng đồng thời đất nước đó cũng hết sức anh dũng, kiên cường: “Xiềng xích chúng bay không khoa được/…/ Lòng dân yêu nước thương nhà”. Tinh thần quật khởi, và lòng yêu nước nồng nàn là động lực to lớn để họ đứng dậy đấu tranh giành lấy tự do, độc lập cho dân tộc. Đặc biệt trong hình ảnh: “Súng nổ rung trời giận dữ/…/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Một bức tranh dữ dội, vừa hoành tráng đã khái quát đầy đủ nhất chiến công vang dội của dân tộc, là bước ngoặt chuyển mình của đất nước, từ thân phận nô lệ, đau thương trở nên mạnh mẽ, tỏa sáng, làm chủ vận mệnh của mình.

    Hai hình tượng đất nước đều được xây dựng trên cơ sở tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt của hai tác giả. Bài thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của hai ông, cùng với đó là những nhận thức thấm thía về quá trình đấu tranh của dân tộc. Bên cạnh những điểm tương đồng, hình tượng đất nước trong hai bài vẫn mang những nét khác biệt. Nếu như đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào chất dân gian, chiều sâu văn hóa và trên phương diện địa lí, lịch sử; thì đất nước của Nguyễn Đình Thi lại đậm đà chất hiện đại. Nguyễn Đình Thi khắc họa đất nước với hai nét nổi bật vừa trái ngược, vừa hài hòa với nhau; còn Nguyễn Khoa điềm lại đi sâu vào những hình ảnh dân tộc với việc nối liền quá khứ và tương lai. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm là niềm tin vào bản sắc văn hóa dân tộc, còn Nguyễn Đình Thi niềm tin hướng đến tương lai.

    Có sự khác biệt giữa cách xây dựng hình tượng đất nước là do, hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau. Hơn nữa do đặc trưng phong cách của mỗi nhà thơ là sự khác nhau. Đồng thời sáng tạo nghệ thuật là một hành trình đổi mới, sáng tạo, không lặp lại chính mình và người khác. Bởi vậy, cùng với một chất liệu nhưng mỗi nhà thơ lại có những sáng tạo riêng.

    Bằng tài năng và phong cách thơ độc đáo, không hòa lẫn, cả hai nhà thơ đã xây dựng lên hình tượng đất nước xuất sắc. Ở mỗi tác phẩm đem đến cho người đọc những phát hiện, những vẻ đẹp đa diện, đa chiều của đất nước, để từ đó hoàn chỉnh hơn chân dung, hình tượng đất nước. Qua hai tác phẩm này ta cũng thấy được tài năng nghệ thuất xuất sắc của hai tác giả.

Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi

Bài làm

   Đất nước vốn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, đã từ bao đời nay, bao thế hệ thi sĩ đã nhọc công tìm kiếm, lí giải hai chữ đất nước. Trong thơ ca hiện đại, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, những gương mặt nổi bật nhất của thơ ca hiện đại. Bằng chiều sâu tư duy và tình cảm mỗi nhà thơ đều đưa ra những phát hiện hết sức mới mẻ về đất nước, góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo Đất Nước.

   Nguyễn Khoa Điềm là người nghệ sĩ có tư duy thơ mạch lạc, bởi vậy thơ ông thiên về lí trí. Để đưa ra kết luận cuối cùng về đất nước theo quan niệm của mình ông đã đưa ra vô vàn những khái niệm nhỏ, để từ đó đi đến kết luận lớn. Nguyễn Khoa Điềm không định nghĩ đất nước bằng những khái niệm trừu tượng, mà cảm nhận đất nước bằng những gì chân thực, cụ thể nhất, qua sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:

        Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

        Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể,

       Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

         Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

   Chỉ bằng câu khái quát ngắn gọn những tác giả đã cho thấy nguồn cội sâu xa của đất nước. Không chỉ vật đất nước còn được hình thành qua những truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục: “tóc mẹ thì bới sau đầu” “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đất nước đôi khi cũng thật giản dị, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi đôi ta hẹn hò lần đầu tiên. Dường như đất nước là những gì thân thuộc, gần gũi như hơi thở của mỗi người.

   Và đất nước trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm thăng trầm đó không của riêng ai, mà chính là của nhân dân – đây cũng chính là mạch tư tưởng xuyên suốt, chi phối tác phẩm: “Đất nước – nhân dân”. Đất nước được dựng xay từ những người vô danh, biết bao thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ và dựng xây đất nước: “Có biết bao người con trai, con gái/…/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ chứ không phải một ai khác đã làm nên dáng vẻ, làm nên phong tục tập quán cho thế hệ sau, chính họ đã làm nên dáng hình đất nước muôn đời. Và như một tất yếu, thế hệ sau phải gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc:

       Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình

       Phải biết gắn bó và san sẻ

       Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

       Làm nên đất nước muôn đời.

   Bằng tư duy mạch lạc, logic, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc một hình dung thật cụ thể về đất nước. Đất Nước chính là của nhân dân, được tạo nên từ những giá trị giản dị, bình tâm và đẹp đẽ nhất của mỗi thế hệ cha anh.

   Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại mang hơi hướng hiện đại rất rõ nét. Mở đầu bài thơ, đất nước được cảm nhận trong không khí mùa thu xưa và nay. Bức tranh mùa thu xưa quạnh văng, thoáng buồn, hình ảnh của nhân vật hiện lên đầy quyến luyến mà cũng đầy quyết tâm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/…/Sau lừng thềm nắng lá rơi đầy”. Từ mùa thu của quá khứ, tác giả đã đưa người đọc đến mùa thu của hiện đại, khi đất nước được giải phóng, mùa thu cũng trở nên trong lành và đẹp đẽ hơn:

       Mùa thu nay khác rồi

         Tôi đứng vui nghe giữa đồi

         Gió thổi rừng tre phấp phới

       Trời thu thay áo mới

         Trong biếc nói cười thiết tha

   Mùa thu nay đã thật khác, con người đã thoát khỏi ách gông cùm, xiềng xích, tự làm chủ chính mình. Giọng thơ bỗng trở nên tươi vui, sảng khoái và khỏe khoắn hơn rất nhiều: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta”. Điệp từ “chúng ta” như một lời khẳng định mạnh mẽ về độc lập, chủ quyền của dân tộc.

   Không chỉ khắc họa đất nước trong những năm tháng hòa bình, lật lại lịch sử, ông cho bạn đọc thấy đất nước trong những năm tháng thương đau nhưng cũng đầy quật khởi, hào hùng: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ ngắn gọn, cô đúc đã khái quát được những năm tháng chiến đấu gian khổ, những hi sinh mất mát của quân dân ta. Trong câu thơ đầy hơn căm, cũng đầy khí thế, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc phe chính nghĩa. Bốn câu thơ cuối, khái quát khí thế hào hùng, sáng lòa của dân tộc:

       Súng nổ rung trời giận dữ

       Người lên như nước vỡ bờ

       Nước Việt Nam từ máu lửa

       Rũ bùn đứng dấy sáng lòa

   Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trải qua đau thương, mất mát, đã giành được độc lập, tự chủ. Đất Nước được ông khắc họa như một sinh thể sống động.

   

   Giữa hai tác phẩm này đều lấy đất nước làm hình tượng trung tâm, họ đều là những người đi tim hình hài của đất nước. Những mỗi người có phong cách sáng tác khác nhau, nên hình tượng đất nước tất yếu sẽ có những điểm khác biết. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian cụ thể. Đất nước chủ yếu được nhìn trên bình diện văn hóa, truyền thống, địa lí và đặc biệt tư tưởng Đất nước – nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài. Còn Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặt đất nước trong trục thời gian quá khứ và hiện tại, cùng với chiến thắng tất yếu của dân tộc. Sự khác biệt này là do thời điểm sáng tác hai bài thơ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là do mỗi tác giả có phong cách, nhìn nhận riêng, từ đó có những quan niệm và cách thể hiện khác nhau về đất nước.

   Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi những cây đại thụ của làng văn học Việt Nam. Bằng những trải nghiệm cá nhân, nét đặc trưng phong cách riêng, cả hai tác giả đã đem đến cho bạn đọc những quan niệm mới mẻ về đất nước. Để từ đó khơi dậy niềm tin yêu, tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển Đất nước trong mỗi bạn đọc.

Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi

I. Mở bài

– Đất nước là hình tượng xuyên suốt trong nền Văn học Việt Nam, qua mỗi thời kì, hình tượng ấy lại được bồi đắp thêm, hoàn thiện thêm.

– Hai bài thơ cùng mang tên “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đất nước.

II. Thân bài

1. Điểm giống

– Cả hai bài thơ cùng ra đời sau cách mạng tháng tám, khi nhân dân được làm chủ đất nước, đều thể hiện hình tượng đất nước tự do, giàu đẹp, nhân dân anh dũng kiên cường.

– Viết bằng giọng thơ trữ tình chính luận nên vừa có sự du dương, tình cảm lại vừa có tính triết lí sâu sắc.

– Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của mỗi tác giả.

2. Điểm khác

– Dù cùng viết về đất nước, nhưng mỗi nhà thơ lại có cá tính, có cách thể hiện và góc nhìn riêng về đất nước.

2.1. Đất nước – Nguyễn Đình Thi

   a. Cảm hứng sáng tác

– Bài thơ được sáng tác từ năm 1848 đến năm 1955 mới hoàn thành, nhà thơ lấy cảm hứng xuyên suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống pháp.

– Bởi vậy bài thơ được viết theo kết cấu: từ quá khứ đau thương, đến hiện tại anh dũng và tương lai tươi sáng của đất nước.

   b. Đất nước hiền hòa được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay

– Mùa thu xưa trong cảm nhận của tác giả là thu Hà Nội, với “những phố dài xao xác hơi may”, với không khí “chớm lạnh”, “mát trong”, …và con người trong mùa thu xưa cũng ra đi lặng lẽ với tâm tư nặng trĩu nhưng cương quyết.

→ Đất nước đẹp nhưng buồn man mác

– Nếu đất nước xưa bao trùm nỗi buồn thì đất nước nay là niềm vui phơi phới, niềm tự hào vì được “thay áo mới”, chiếc áo của sự tự do, sự làm chủ của chính con người trên đất nước mình.

– Nhận xét: sự chuyển biến của bức tranh mùa thu chính là sự chuyển biến của đất nước.

   c. Đất nước đau thương trong chiến đấu nhưng vinh quang trong chiến thắng

– Đất nước trong chiến tranh phải chịu bao đau thương, mất mát: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, ..

– Nhưng với tinh thần anh dũng bất khuất, nhân dân ta đã đứng lên giàng lại đất nước, quyền làm chủ quê hương.

– Bốn câu thơ cuối như một định nghĩa về đất nước: đất nước bất khuất anh hùng.

⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.

2.2. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

2.2.1. Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian

   a. Đất nước có từ bao giờ? (lí giải cội nguồn của đất nước) (9 câu đầu)

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

– Đất nước bắt nguồn từ những diều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa: tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích Trầu cau, thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam, thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.

– Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.

   b. Định nghĩa về đất nước (28 câu thơ tiếp theo)

– Về phương diện không gian địa lí:

    + Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.

    + Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi.

    + Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ.

– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:

    + Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại.

    + Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giưa cái riêng và cái chung.

    + Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.

– Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

2.2.2. Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: đất nước của nhân dân

– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:

    + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.

    + Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

– Nhận xét:

    + Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.

    + Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.

– Nhận xét chung: Hai bài thơ đều cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn, hiện đại. Mỗi bài thơ lại cảm nhận đất nước theo một góc nhìn riêng, qua đó hoàn thiện hình tượng đất nước để mỗi người chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước.

III. Kết bài

– Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu đất nước chân thành và sâu sắc, khơi gợi tình yêu nước trong mỗi chúng ta.

   Bài thơ cùng tên của hai nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi – Đất nước là những bài thơ hay, xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc, về cách mà các nhà thơ khái quát hình tượng đất nước. Bằng tài năng và sự nghiêm cứu, chiêm nghiệm của mình mỗi nhà thơ có những phát hiện riêng, để hoàn chỉnh hình tượng đất nước.

    Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng đất nước được tác giả tìm tòi, khám phá trên nhiều phương diện, trải qua nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Để nói về sự hình thành của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đi tìm về mạch nguồn văn hóa, trong chín câu thơ đầu, ông tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đất nước có từ bao giờ?”. Cách lí giải của ông rất lạ và độc đáo, đất nước có từ miếng trầu bà ăn, chỉ bằng một miếng trầu nhỏ bé, bình dị nhưng lại là minh chứng rõ ràng cho nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc. Bằng sự lí giải riêng đậm chất văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định, đất nước chỉ thực sự hình thành khi có một nền văn hóa riêng. Tiếp tục mạch nguồn đó, ông đi tìm quá trình đất nước lớn lên:

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sáng

    Đất Nước có từ ngày đó

    Tác giả đã điểm rất nhanh những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam, quá trình đấu tranh bền bỉ của cha anh, đã khái quát lại chính xác và đầy tự hào về sự hình thành của đất nước. Ẩn đằng sau câu thơ là niềm tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc.

    Để tiếp tục làm rõ khái niệm, hình tượng về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát diện mạo đất nước trên phương diện địa lí. Đất nước là nơi hết sức thân thuộc, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, nó chính là nơi mà chúng ta sinh sống hàng ngày, là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc của con người. Không dừng lại ở đó, đất nước của là nơi: “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” và “con cá ngư ông móng nước biển khơi” câu thơ cho ta thấy, đất nước còn là không gian rừng vàng bể bạc, giàu có. Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, đất nước còn là nơi “chim về” nơi “rồng ở” gắn với truyền thuyết về sự ra đời của con người Việt Nam. Câu thơ đã khẳng định, đất nước còn là không gian sinh tồn của một dân tộc có nguồn gốc cao quý.

    Không dừng lại ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra chất keo kết dính để tạo nên một đất nước hoàn chỉnh, đó chính là tình yêu. Tình yêu trước hết là tình yêu nam nữ, tình yêu nhỏ bé. Nhưng lớn hơn chính là tình yêu cộng đồng, tập thể, sự gắn bó keo sơn, đoàn kết của con người tạo nên một khối thống nhất vững vàng, không gì có thể lay chuyển được. Như vậy, hình tượng đất nước trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm là một thực thể thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân với cộng đồng. Chỉ khi có sự hòa quyện thực thụ này thì đất nước mới có thể tồn tại vững bền.

    Trong phần thơ thứ hai, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khắc rõ hơn nữa hình tượng đất nước:

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu…

    Những người dần nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Đoạn thơ đã liệt kê hàng loạt địa danh, trải dài từ Bắc đến Nam, những địa danh này có cái là danh lam thắng cảnh có cái lại chỉ là tên làng bình dị, mộc mạc. Ông đã trở thành người thợ vẽ bản đồ – một tấm bản đồ bằng thơ để cho thấy sự thống nhất, toàn vẹn của đất nước. Đồng thời những địa danh này còn gắn với những cảnh ngộ, số phận của người dân, những con người bình dị, vô danh. Điệp từ “góp nên” là lời khẳng định sâu sắc nhất đất nước chính là do nhân dân tạo ra, đất nước là sự hóa thân thiêng liêng của nhân dân. Ở đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước trên phương diện lịch sử, để thấy được những con người vô danh đã làm nên đất nước: “Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/…/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ những con người bình dị, vô danh đã ngã xuống đem hòa bình cho dân tộc; lại cũng chính những con người ấy đã gây dựng, lưu giữ và truyền lại phong tục tập quán cho thế hệ sau.

    Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự tổng hòa của bề dày lịch sử, không gian địa lí và quan trọng nhất đất nước được kết tinh từ văn hóa, phong tục tập quán lâu đời. Đây là những phát hiện mới mẻ, và đã làm nổi bật được tư tưởng đất nước nhân dân trong thơ ông.

    Nếu như Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm màu sắc dân gian, thì Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại giàu chất hiện đại. Bài thơ mở đầu mùa thu trong sáng, mùa thu gắn liền với sự thành công của cách mạng, với hình ảnh đặc trưng của đất nước:

    Những cánh đồng thơm ngát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng song đỏ nặng phù sa

    Và đất nước còn hiện lên với truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần quật khởi ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh): “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng về”.

    Ở phần thơ tiếp theo, đất nước được Nguyễn Đình Thi tái hiện trên hai phương diện tưởng chừng là đối lập nhưng thực chất lại rất hài hòa với nhau: đó là một đất nước đầy đau thương, mất mát, với một đất nước kiên cường, quật khởi.

    Trong những năm kháng chiến, đất nước hiện lên với những đau thương mất mát, biết bao người đã ngã xuống: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đêm nát trời chiều” đã tố cáo đầy đủ tội ác của giặc. Nhưng đồng thời đất nước đó cũng hết sức anh dũng, kiên cường: “Xiềng xích chúng bay không khoa được/…/ Lòng dân yêu nước thương nhà”. Tinh thần quật khởi, và lòng yêu nước nồng nàn là động lực to lớn để họ đứng dậy đấu tranh giành lấy tự do, độc lập cho dân tộc. Đặc biệt trong hình ảnh: “Súng nổ rung trời giận dữ/…/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Một bức tranh dữ dội, vừa hoành tráng đã khái quát đầy đủ nhất chiến công vang dội của dân tộc, là bước ngoặt chuyển mình của đất nước, từ thân phận nô lệ, đau thương trở nên mạnh mẽ, tỏa sáng, làm chủ vận mệnh của mình.

    Hai hình tượng đất nước đều được xây dựng trên cơ sở tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt của hai tác giả. Bài thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của hai ông, cùng với đó là những nhận thức thấm thía về quá trình đấu tranh của dân tộc. Bên cạnh những điểm tương đồng, hình tượng đất nước trong hai bài vẫn mang những nét khác biệt. Nếu như đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào chất dân gian, chiều sâu văn hóa và trên phương diện địa lí, lịch sử; thì đất nước của Nguyễn Đình Thi lại đậm đà chất hiện đại. Nguyễn Đình Thi khắc họa đất nước với hai nét nổi bật vừa trái ngược, vừa hài hòa với nhau; còn Nguyễn Khoa điềm lại đi sâu vào những hình ảnh dân tộc với việc nối liền quá khứ và tương lai. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm là niềm tin vào bản sắc văn hóa dân tộc, còn Nguyễn Đình Thi niềm tin hướng đến tương lai.

    Có sự khác biệt giữa cách xây dựng hình tượng đất nước là do, hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau. Hơn nữa do đặc trưng phong cách của mỗi nhà thơ là sự khác nhau. Đồng thời sáng tạo nghệ thuật là một hành trình đổi mới, sáng tạo, không lặp lại chính mình và người khác. Bởi vậy, cùng với một chất liệu nhưng mỗi nhà thơ lại có những sáng tạo riêng.

    Bằng tài năng và phong cách thơ độc đáo, không hòa lẫn, cả hai nhà thơ đã xây dựng lên hình tượng đất nước xuất sắc. Ở mỗi tác phẩm đem đến cho người đọc những phát hiện, những vẻ đẹp đa diện, đa chiều của đất nước, để từ đó hoàn chỉnh hơn chân dung, hình tượng đất nước. Qua hai tác phẩm này ta cũng thấy được tài năng nghệ thuất xuất sắc của hai tác giả.

   Đất nước vốn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, đã từ bao đời nay, bao thế hệ thi sĩ đã nhọc công tìm kiếm, lí giải hai chữ đất nước. Trong thơ ca hiện đại, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, những gương mặt nổi bật nhất của thơ ca hiện đại. Bằng chiều sâu tư duy và tình cảm mỗi nhà thơ đều đưa ra những phát hiện hết sức mới mẻ về đất nước, góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo Đất Nước.

    Nguyễn Khoa Điềm là người nghệ sĩ có tư duy thơ mạch lạc, bởi vậy thơ ông thiên về lí trí. Để đưa ra kết luận cuối cùng về đất nước theo quan niệm của mình ông đã đưa ra vô vàn những khái niệm nhỏ, để từ đó đi đến kết luận lớn. Nguyễn Khoa Điềm không định nghĩ đất nước bằng những khái niệm trừu tượng, mà cảm nhận đất nước bằng những gì chân thực, cụ thể nhất, qua sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:

    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể,

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

    Chỉ bằng câu khái quát ngắn gọn những tác giả đã cho thấy nguồn cội sâu xa của đất nước. Không chỉ vật đất nước còn được hình thành qua những truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục: “tóc mẹ thì bới sau đầu” “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đất nước đôi khi cũng thật giản dị, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi đôi ta hẹn hò lần đầu tiên. Dường như đất nước là những gì thân thuộc, gần gũi như hơi thở của mỗi người.

    Và đất nước trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm thăng trầm đó không của riêng ai, mà chính là của nhân dân – đây cũng chính là mạch tư tưởng xuyên suốt, chi phối tác phẩm: “Đất nước – nhân dân”. Đất nước được dựng xay từ những người vô danh, biết bao thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ và dựng xây đất nước: “Có biết bao người con trai, con gái/…/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính họ chứ không phải một ai khác đã làm nên dáng vẻ, làm nên phong tục tập quán cho thế hệ sau, chính họ đã làm nên dáng hình đất nước muôn đời. Và như một tất yếu, thế hệ sau phải gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc:

    Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên đất nước muôn đời.

    Bằng tư duy mạch lạc, logic, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc một hình dung thật cụ thể về đất nước. Đất Nước chính là của nhân dân, được tạo nên từ những giá trị giản dị, bình tâm và đẹp đẽ nhất của mỗi thế hệ cha anh.

    Đất Nước của Nguyễn Đình Thi lại mang hơi hướng hiện đại rất rõ nét. Mở đầu bài thơ, đất nước được cảm nhận trong không khí mùa thu xưa và nay. Bức tranh mùa thu xưa quạnh văng, thoáng buồn, hình ảnh của nhân vật hiện lên đầy quyến luyến mà cũng đầy quyết tâm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/…/Sau lừng thềm nắng lá rơi đầy”. Từ mùa thu của quá khứ, tác giả đã đưa người đọc đến mùa thu của hiện đại, khi đất nước được giải phóng, mùa thu cũng trở nên trong lành và đẹp đẽ hơn:

    Mùa thu nay khác rồi

    Tôi đứng vui nghe giữa đồi

    Gió thổi rừng tre phấp phới

    Trời thu thay áo mới

    Trong biếc nói cười thiết tha

    Mùa thu nay đã thật khác, con người đã thoát khỏi ách gông cùm, xiềng xích, tự làm chủ chính mình. Giọng thơ bỗng trở nên tươi vui, sảng khoái và khỏe khoắn hơn rất nhiều: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta”. Điệp từ “chúng ta” như một lời khẳng định mạnh mẽ về độc lập, chủ quyền của dân tộc.

    Không chỉ khắc họa đất nước trong những năm tháng hòa bình, lật lại lịch sử, ông cho bạn đọc thấy đất nước trong những năm tháng thương đau nhưng cũng đầy quật khởi, hào hùng: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ ngắn gọn, cô đúc đã khái quát được những năm tháng chiến đấu gian khổ, những hi sinh mất mát của quân dân ta. Trong câu thơ đầy hơn căm, cũng đầy khí thế, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc phe chính nghĩa. Bốn câu thơ cuối, khái quát khí thế hào hùng, sáng lòa của dân tộc:

    Súng nổ rung trời giận dữ

    Người lên như nước vỡ bờ

    Nước Việt Nam từ máu lửa

    Rũ bùn đứng dấy sáng lòa

    Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trải qua đau thương, mất mát, đã giành được độc lập, tự chủ. Đất Nước được ông khắc họa như một sinh thể sống động.

    Giữa hai tác phẩm này đều lấy đất nước làm hình tượng trung tâm, họ đều là những người đi tim hình hài của đất nước. Những mỗi người có phong cách sáng tác khác nhau, nên hình tượng đất nước tất yếu sẽ có những điểm khác biết. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian cụ thể. Đất nước chủ yếu được nhìn trên bình diện văn hóa, truyền thống, địa lí và đặc biệt tư tưởng Đất nước – nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài. Còn Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặt đất nước trong trục thời gian quá khứ và hiện tại, cùng với chiến thắng tất yếu của dân tộc. Sự khác biệt này là do thời điểm sáng tác hai bài thơ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là do mỗi tác giả có phong cách, nhìn nhận riêng, từ đó có những quan niệm và cách thể hiện khác nhau về đất nước.

    Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi những cây đại thụ của làng văn học Việt Nam. Bằng những trải nghiệm cá nhân, nét đặc trưng phong cách riêng, cả hai tác giả đã đem đến cho bạn đọc những quan niệm mới mẻ về đất nước. Để từ đó khơi dậy niềm tin yêu, tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển Đất nước trong mỗi bạn đọc.

   Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng đất nước, tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ… tiếp nối bền vững qua mỗi thời kì. Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy. Hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, gian khổ lại thêm một lần tạo nên hoàn cảnh đặt biệt để xuất hiện những vần thơ yêu nước với cách thể hiện độc đáo.

    Tuy nhiên, về cơ bản hai nhà thơ đã có những cách biểu hiện riêng về đất nước.

    Đất nước của Nguyễn Đình Thi được khởi viết từ năm 1948 đến năm 1955 mới hoàn thành. Cảm hứng của nhà thơ đi suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cảm hứng ấy còn được liên hệ với quá khứ và mở rộng tới tương lai về một đất nước hiền hòa mà bất khuất vươn dậy thần kì trong chiến thắng huy hoàng. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là bài thơ thiếu đi nét dân tộc, nét truyền thống. Tính dân tộc thể hiện trong vẻ đẹp trường cửu của mùa thu xứ sở, của gió heo may, của hương cốm mới. đặc biệt là cảm giác mát trong xao xuyến hồn người, một cảm giác gợi nhớ bâng khuâng:

    “Sáng mát trong như sáng năm xưa

    Gió thổi mùa thu hương cốm mới

    Tôi nhớ những ngày đã xa”

    Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được mở đầu với vẻ đẹp trường cửu ấy của mùa thu xứ sở. Tiếp đến là những hình ảnh mang đậm sắc màu Việt Nam trong chiều sâu tâm hồn dân tộc:

    “Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

    Hình tượng đất nước hiện ra với những hình ảnh thơ xúc động nối với mạch ngầm truyền thống dân tộc:

    “Nước chúng ta

    Nước những người chưa bao giờ khuất

    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

    Những buổi ngày xưa vọng nói về”

    Tuy nhiên, nhìn toàn bài, màu sắc hiện đại vẫn nổi lên khá rõ. Đó là một đất nước trong chiến tranh vệ quốc của thế kỉ XX. Hình tượng đất nước được ấp ủ, trải nghiệm, đúc kết trong suốt cuộc kháng chiến chín năm. Khi nói về những đau thương, hình tượng đất nước được thể hiện với những hình ảnh hiện đại, cách nói hiện đại:

    “Ôi những cánh đồng quê chảy máu

    Dây thép gai đâm nát trời chiều”

    Trong chiến tranh, đất nước bao giờ cũng gắn với những đau thương, tang tóc nhưng nếu trong thơ truyền thống là những hình ảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo) thì trong thơ Nguyễn Đình Thi, đó là hình ảnh cánh đồng “chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, những hình ảnh gắn với tư duy thơ hiện đại. Những hình ảnh gợi nỗi đau vô tận và sự căm thù vô biên.

    Từ trong đau thương uất hận, dân tộc ta đã đứng lên với tinh thần bất khuất:

    “Xiềng xích chúng bay không khóa được

    Trời đầy chim và đất đầy hoa

    Súng đạn chúng bay không bắn được

    Lòng dân ta yêu nước, thương nhà”.

    Để thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã dùng những hình ảnh thơ hiện đại. “Xiềng xích” là cái hữu hạn, “trời đầy chim và đất đầy hoa” là cái vô hạn. “Súng đạn” là cái cụ thể, “lòng dân ta yêu nước thương nhà” là cái trừu tượng. Dùng cái cụ thể để “bắn” cái trừu tượng cũng như dùng cái hữu hạn để “khóa” cái vô hạn là không thể. Điều đó nói lên sự bất lực của kẻ thù và sự bất diệt của dân tộc ta.

    Đặc biệt là hình tượng đất nước trong ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trong chiến thắng chói lòa:

    “Súng nổ rung trời giận dữ

    Người lên như nước vỡ bờ

    Nước Việt Nam từ máu lửa

    Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

    Đây là đỉnh cao của cảm xúc, suy tư về đất nước. Bức chân dung đất nước vừa cụ thể vừa âm vang chiến trận vừa vươn tới hình tượng sử thi hoành tráng giàu sức khái quát. Khổ thơ là một khám phá về hình tượng đất nước trong ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nước Việt Nam từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương trong máu lửa bứt dậy mạnh mẽ làm nên thiên thần thoại lịch sử chói sáng, chiến thắng huy hoàng. Đó là chân dung của một nước Việt Nam chói ngời trên nền của lửa máu, bùn lầy và khói đạn, một nước Việt Nam sừng sững kiêu hãnh giữa thế kỉ XX trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

    Vẫn tiếp tục cảm hứng về đất nước, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại là một Đất Nước trong màu sắc văn hóa dân gian. Nhà thơ đã dùng một đất nước của ca dao, thần thoại để thể hiện hình tượng đất nước, thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Cách nói vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Quen thuộc bởi dân gian cũng đồng nghĩa với nhân dân, một nhân dân ở phần cơ bản nhất, đậm đà nhất, dễ thấy nhất. Còn mới mẻ là bởi những chất liệu văn hóa dân gian được soi vào hình hài đất nước, gợi ra một đất nước vừa gần gũi vừa đậm chất thơ, vừa bình dị vừa vĩnh hằng trường cửu.

    Khi nói về sự hình thành, lớn lên của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện gương mặt đất nước hiện ra từ chiều sâu của văn hóa dân gian, của phong tục tập quán từ lời kể của bà, lời ru của mẹ, từ muối mặn, gừng cay, từ những giọt mồ hôi vất vả, tảo tần.

    Đất nước là những gì quen thuộc mà cũng đầy tôn kính, thiêng liêng:

    “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó… ”

    Khái niệm đất nước tiếp tục được làm rõ trong thước đo của “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”, thước đo của lịch sử, địa lí. Nói đến chiều sâu lịch sử cũng đồng thời là chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam. Đó là huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, là truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ, những huyền thoại, truyền thuyết gợi ra quá trình sinh thành và lớn lên của dân tộc, cũng là quá trình trưởng thành bền vững của hình tượng đất nước.

    Không gian địa lí không chỉ là núi, sông, đồng, bể… mà còn là không gian gần gũi với cuộc sống của mỗi người (Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm). Đất nước cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ. Đất nước hóa thân trong mỗi con người (Trong anh và em hôm nay / Đều có một phần đất nước). Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé với cái lớn lao, giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa vật chất với tinh thần. Hình tượng đất nươc được soi chiếu trong cái nhìn của văn hóa dân gian. Từ kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đẹp đẽ đó, nhà thơ phát hiện ra một đất nước đầy thi vị lại giàu chất trí tuệ.

    “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

    Những cái tên, những cảnh trí của thiên nhiên đất nước được cảm nhận qua cảnh ngộ, số phận của nhân dân. Những núi, sông, ruộng đồng, gò bãi… như là sự hóa thân những phẩm chất cao đẹp của nhân dân. Chính hình tượng đất nước được tạo nên từ những chất liệu đặc biệt ấy mà trở nên thiêng liêng, thân thiết bội phần.

    Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm có bề dày bốn nghìn năm của một nhân dân vô danh đã dựng lên đất nước:

    “Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mà đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

    Như vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa có bề dày của lịch sử, bề rộng của không gian địa lí, bề sâu của văn hóa, phong tục tập quán. Tất cả đều được nhìn trong cái nhìn của văn hóa dân gian. Chính những phát hiện cùng với cách thể hiện mới mẻ ấy đã nêu bật được một tư tưởng cốt lỗi: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất của văn hóa dân gian và “chế biến” nó để vận dụng sáng tạo vào thơ mình. Vì vậy, những yếu tố đó đã hòa nhập khá tự nhiên với tư duy và cách diễn đạt hiện đại tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho bài thơ. Đó chính là những đóng góp quan trọng của giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại khi tạo dựng chân dung đất nước trong thời đại mới.

    Đất nước của Nguyễn Đình Thi hay Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đều thể hiện tình yêu quê hương đất Việt sâu sắc và cảm động. hình tượng đất nước trong hai bài thơ là sự cảm nhận về đất nước trong ý thức mới đầy tính nhân văn của thời đại Hồ Chí Minh. Một gương mặt đất nước mang màu sắc hiện đại trong thơ Nguyễn Đình Thi. Một hình tượng đất nước đậm đà phong vị dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại cho người đọc hôm nay những rung động thẩm mĩ và những cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn về Tổ quốc và nhân dân, từ đó thể hiện sâu sắc hơn tình yêu và ý thức trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân mình.

Đề bài: Anh chị hãy trình bày những cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)

Bài làm

    Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.

    Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, Tục ăn trầu, cổ tích Trầu – Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể”:

    “Đất Nước bắt dầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

    Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng” trên không gian địa lí “mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” và giỗ Tổ Hùng Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn nãm trở về cội nguồn Đất Nước:

    “Đất là nơi Chim về

    Nước là nơi Rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

    (…) Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Tổ”.

    Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn” nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất Nước có từ ngày đó”.

    Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:

    “Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

    Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.

    Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng:

    “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời”.

    Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyển thống hiếu học của Nhân Dân ta:

    “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm dể lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.

    Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc ông Trang… đều do Nhân Dân ta “góp cho”, “cùng góp cho”,”góp tên”- mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.

    “Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: “Khi có giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại:

    “Họ đã sổng và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

    Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp:

    “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thù thì vùng lên đánh bại

    Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

    Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

    Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Đề bài: Bình giảng 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

    “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    …………….

    Đất Nước có từ ngày đó”.

Bài làm

    Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước.

    Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” dùng rất khéo:

    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.

    Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu:

    “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dẩn mình trồng tre mà đánh giặc”.

    Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược.

    Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục “bới tóc” của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm:

    “Tóc mẹ thì bởi sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

    Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ” trong tình thương của “cha mẹ” bây giờ. “ĐấtNước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta.

    Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tẽn riêng: “Cái cột, cái kèo thành tên”. Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nưóc lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay, giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị:

    “Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phái một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó”.

    Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước “ngày xửa ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có Đất Nước anh hùng “biết trồng tre mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua cổ tích thần thoại, truyẻn thuyết.

    Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu,cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn” cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thìa, rung động. Tưởng tượng thì phong phủ, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”.Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói vế cội nguồn Đất Nước thân yêu.

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm:

    “Trong anh và em hôm nay

    (…) Làm nên Đất Nước muôn đời”

Bài làm

    “Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Bình – Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết:

    “Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973-1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. tộc đã được nhà thơ hiện đại hóa bằng chất suy đọng và cảm xúc mãnh liệt”.

    “Đất Nước”— là chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng” dài 110 câu thơ (trong “Văn 12″chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về Đất Nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hàng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai (68-21= 47 câu), cảm hứng chủ đạo về Đất Nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện, phát hiện Đất Nước trên bình diện về địa lí, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V “Đất nước” tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa dân gian, tục ngữ ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục,…, cùng với cách diễn đat bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.

    13 câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất Nước” thể hiện cảm nhận: Đất Nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt Nam:

    “Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần Đất Nước

    (…)

    Làm nên Đất nước muôn đời”…

    Trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, hai từ Đất nước và Nhân Dân đều được viết hoa, trở thành “mĩ từ” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… Đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:

    “Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần đất nước”.

    Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của Đất Nước” được diễn đạt một cách “mền hóa” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.

    Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “mai sau”:

    “Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”.

    Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn – Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã xây dựng. Gia đình là “một phần” của Đất Nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:

    “Anh yêu em như anh yêu đất nước

    Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…”.

    “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

    Có những lần trốn học bị đòn roi.

    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

    Có một phần xương thịt của em rồi”.

           (Giang Nam)

    Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích ‘Trăm trứng”; “Đất là nơi Chim về — Nước là nơi rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong học trứng – Những đã khuất – Những ai bây giờ..”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:

    “Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.

    Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đờ lẫn nhau mới có thể có hình ảnh “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hòa, nồng thắm”đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại “, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.

    Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa cầm tay”… “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất Nước hài hòa, nồng thắm”… “Đất Nước vẹn tròn,to lớn”. Cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động ấy có ý nghía thẩm mĩ sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được diễn đạt bằng hình thức này. Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch, hài hòa, gắn bó, thế hiện rõ ý thơ: tình yêu lứa đôi, tổ ấm hạnh phúc, gia đình, tình yẽu quê hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc là những tình cảm đcp, làm nên truyền thống “yêu nước, yêu nhà, yêu người” và đó là sức mạnh Việt Nam.

    Đất Nước “nguồn thiêng ông cha”, Đất Nước “Trong anh và em hôm nay”, Đất Nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kì vọng sáng ngời niềm tin:

    “Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang Đất Nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng”.

    Những Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Ngay Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.

    Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước ông cha “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), To đẹp hơn, đàng hoàng hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.

    Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:

    “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ.

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

    “Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về Đất Nước: “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, là mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất Nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

    “Nuôi lớn người từ ngày mở đất,

    Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật

    Một tấc lòng cũng đẩy hồn Thánh Gióng”.

           (“Bài thơ của một người yêu nước mình” 19/12/1967)

    Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”,”san sẻ”, “hóa thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó san sẻ… phải biết hóa thân…” thì mới có thể “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thòi chiến tranh chống Mĩ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.

    Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng cửa mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:

    “Tôi yêu đất nước này chân thật

    Như vêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

    Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi

    Và yêu tôi đã biết làm người

    Cứ trông đất nước mình thống nhất”.

           (Trần Vàng Sao)

    “Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta như vợ như chồng

    Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

           (Chế Lan Viên)

    Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rấi đẹp. Đất Nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất Nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất Nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

    Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một tâm hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.

    “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất Nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông Núi. “Gắn bó, san sẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu Đất Nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong chương “Đất nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm:

    “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

Bài làm

    Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, mang vẻ đẹp độc đáo của ông, được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị — Thiên. Bài “Đất Nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyển thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất Nước của Nhân Dân vĩnh hằng muôn thuở.

    Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài “Đất Nước” đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp ta, tộc ta. Câu thơ mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm:

    “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

   

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

    Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyên Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho”, đã “góp nên” làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước:

    “Những người vợ nhớ chổng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”.

    Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định,… hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có “nhớ chồng”, cặp vợ chồng có “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp nên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy, Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diển đạt mới mẻ, nhân văn.

    Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Cái “gót ngựa của Thánh Gióng” đã “để lại”cho Đất Nước ta bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay! 99 núi con Voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Các từ ngữ: “đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước:

    “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.

    Đất Nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài. Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”. Có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng”.Và còn có Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa:

    “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”.

    Rồng “nằm im”từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có “dòng sông xanh thẳm” cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông Chín Rồng để ca ngợi giang sơn gấm vóc, con người Việt Nam rất đỗi tài hoa?

    Quảng Nam, Quảng Ngãi quê hương của Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… có núi Ân sông Đà, có núi Bút non Nghiên. Ngắm núi Bút non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm không nói về “địa linh nhân kiệt” mà nghĩ về người học trò nghèo, về truyền thống hiếu học và tấm lòng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta:

    “Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình Bút, non nghiên”.

    “Nghèo” mà vẫn “góp cho” Đất Nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng.

    Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”.Và những tên làng, lên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… ở vùng cực Nam Đất Nước xa xôi đã do “những người dân nào đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, bộ hổ… làm nên? Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thìa ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời”:

    “Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cánh

    Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Bà Đen, Bà Điểm”.

    Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân dân. Các thi liệu – hình ảnh: người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò nghèo, con cóc con gà, những người dân nào… dưới ngòi búi của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng, đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm,…của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “cùng góp cho”, “đã góp tên”,… đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đã đem đến cho những động từ – vị ngữ ấy (góp cho, góp nên…) nhiều ý nghĩa mơi mẻ, nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

    “Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào

    Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ”.

           (“Chim lượn trăm vòng”)

    Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào. Từ cụ thể, thơ được nâng lên tầm khái quát, tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tinh đằm thắm:

    “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.

    Ruộng đồng gò bãi… là hình ảnh của quê hương đât nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tôn bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi… bất cứ ở đâu trên đất nước Việt Nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Hình tượng đất nước cũng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ hoài bão của ông cha ta, tổ tiên ta bốn nghìn năm lịch sử dựng nước. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp từ cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc. Vừa đĩnh đạc hào hùng, vừa thiết tha lắng đọng, vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ. Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được hiện diện một cách sâu sắc rộng lớn không chi trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng”.

    Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đep của hồn thơ Nguyễn Khoa Điểm trong bài “Đất Nước”. Câu thơ mở rộng đậm đặc chất văn xuôi, Yếu tố chính luận và chất chữ tình, chất cảm xúc hoà quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thủy chung… được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.

    Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ca ngợi tâm hồn Nhân Dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên Đất Nước đã được Nhân Dân sáng tạo nên. Nhân Dân là chủ nhân của Đất Nước.

    Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về Đất Nước và Nhân Dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc động nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương:

    “Ôi! Việt Nam! Yêu suốt một đời…”

           (Tố Hữu)

    Ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng Đất Nước.

Đề bài: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” đã được thể hiện như thế nào trong chương “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm?

Bài làm

    “Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện những tâm tư của người thanh niên trí thức trước những vấn đề trọng đại của dân tộc ta thời chống Mĩ.

    Đoạn thơ “Đất Nước” là chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Trước Nguyễn Khoa Điềm, đề tài quê hương đất nước đã được nói rất hay, rất đằm thắm trong những bài thơ nổi tiếng như “Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Quê hương”(Giang Nam),… “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca – sự nhận thức về nguồn gốc sâu xa của Đất Nước, vế trí tuệ, tâm hồn và ý chí của Nhân Dân đã tạo dựng nên một “Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại” – Có thể nói tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” đã được thể hiện một cách sâu sắc và độc đáo trong đoạn thơ “Đất Nước” này.

    Đoạn thơ dài 110 câu thơ tự do, đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian. Ta có cảm nhận: tục ngữ ca dao, dân ca, truyền thuyết, cổ tích,… đã hóa thân trong những vần thơ “Đất Nước”. Từ con người đến cảnh vật, từ các chi tiết lấy từ nhịp sống cần lao, dân dã như “gừng cay, muối mặn”, như “cái kèo cột thành tên”, “miếng trầu”, “hạt gạo”,… đến chuyện “yêu nhau và sinh con đẻ cái”, chuyện “chèo đò, kéo thuyền vượt thác”… bình dị thế thôi nhưng mở ra một không gian nghệ thuật vô cùng thân thuộc, làm dộị lên trong lòng ta niềm tự hào về một Đất Nước “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” (Nguyễn Trãi). Chất liệu văn hóa dân gian ấy đã được nhà thơ sử dụng như một thủ pháp nghê thuật tạo nên tính độc đáo và vẻ đẹp thẩm mĩ, đồng thời qua hệ thống hình tượng và cảm hứng trữ tình diễn tả một cách hào hứng và phóng khoáng tư tưởng chủ đạo “Đất Nước của Nhân Dân” đem đến cho người đọc bao tự hào xúc động.

    Nếu như bài thơ “Đất nước” của Nguyên Đình Thi là một giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm là một giọng thơ bồi hồi, sâu lắng,.., thì trong đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điểm đã thể hiện những xúc cảm suy tưởng về Đất Nước dưới dạng một lối trò chuyện tâm tình.

    Phần đầu khúc ca, tác giả nói về lịch sử đất nước – một đất nước hình thành từ “những ngày xửa ngày xưa” … qua bốn nghìn năm “đằng đẵng”. Không kể lại những sự lịch sử oai hùng, những chiến công oanh liệt, những anh hùng lừng danh mà “anh và em đều nhớ” Nguyễn Khoa Điềm đã triển khai cảm hứng về Đất Nước bàng những cái bình dị, bình thường rất gần gũi và thân thương với mọi gia đình Việt Nam. Có tiếng nói của mẹ, miếng trầu của bà, có sự tích “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”…Có thuần phong mĩ tục, có tình nghĩa mẹ cha, có mồ hôi làm ra bông lúa hạt gạo, có ngôn ngữ nhân dân, lời ăn tiếng nói do nhân dân sáng tạo ra đặt tên cho những vật quanh mình…

        … ” Đất Nước bắt đầu với miếng trầu hây giờ bà ăn,

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên,

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó…”.

    Đoạn thơ trên gợi nhớ đến truyển thuyết “Thánh Gióng”, truyện cổ tích “Trầu Cau”, phong tục búi tóc của người Âu Lạc, gợi nhớ đến những bài dân ca về tình vợ chồng, về công việc nhà nông. Thơ tuy chỉ gợi, chỉ vẽ ra một vài nét thoáng nhẹ, mơ hồ, xa xôi nhưng đậm đà ý vị.

    Đất Nước bình dị và đáng yêu, cu thể và gần gũi với “em” và “anh” với mỗi chàng trai, cô gái. “Đất là nơi anh đến trường – Nước là em tắm”; là cây đa giếng nước, sân đình, là bến đò “nơi ta hò hẹn”, là nơi “em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”; là khúc dân ca vời vợi đã thấm vào máu, vào hồn của mỗi con người Việt Nam từ thuở còn nằm trong nôi:

    “Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”,

    Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”…

    Đất Nước thiêng liêng và tự hào biết mấy. Cha Rồng mẹ Tiên đã sáng tạo ra Đất Nước này. Lời thơ thầm thì nói vể tình non nước sâu nặng. Nó dẫn hồn ta trở về cội nguồn qua huyền thoại diệu kì:

        “… Đất là nơi Chim về,

    Nước là nơi Rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”…

    Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được nói đến một cách cực kì sâu đậm khi nhà thơ ngợi ca giọt mồ hôi và xương máu của nhân dân. Đất Nước trường tồn qua “thời gian dài đằng đẵng” và trải rộng trên một “không gian mênh mông”. Chính Nhân dân đã đổ mồ hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Một dân tộc cần cù và dũng cảm. Lớp lớp người biết làm ăn giỏi và sống trong tư thế hiên ngang. Câu chuyện lứa đôi không nói về tình yêu mà lại nói về nghĩa tình non nước:

        “… Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn nghìn năm Đất Nước

    Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

    Con gái,con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái trở về nuôi cái con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều người đã trở thành anh hùng…”.

    Suốt hàng ngàn năm lịch sử, chính Nhân dân là những người sáng tạo nên Đất Nước này: “Không ai nhớ mà đặt tên – Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Hạt lúa do bàn tay dân ta trồng; lấy hòn than, con cúi để giữ lửa; truyền cho con cháu tiếng nói ông cha; đắp đập be bờ”… và để làm ra cây trái. Họ “đã làm” và “đã giữ” , “họ truyền”, “họ đắp đập be bờ”…và “bốn nghìn lớp người” đã làm nên tất cả:

        “… Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng,

    Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

    Họ gánh theo tên xã, tên làng chuyến di dân.

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái…”.

    Ngôn ngữ thơ (giữ và truyền, gánh, đắp đập be bờ) được nhấn đi nhấn lại để tô đậm truyền thống cần cù lao động của Nhân dân – chủ nhân của Đất Nước.

    “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” (Hồ Chí Minh). “Nước chúng ta – Nước những người chưa bao giờ khuất” (Nguyễn Đình Thi); “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” (Huy Cận); “Tuốt gươm không chịu sống quỳ” (Tố Hữu). Nguyên Khoa Điềm cũng có một lối nói độc đáo tư tưởng ấy:

    “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

    Tư tưởng “Đất Nước và Nhân dân” là sự ngợi ca mồ hồi và xương máu của nhân dân. “Không có mồ hôi và máu thì các dân tộc không thể có lịch sử” (Ăngghen). Chính vì thế mà nhà thơ trẻ đã viết:

    “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

    Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

    Hai câu thơ mà bốn lần nhắc lại từ “Đất Nước” hai lần láy lại từ “Nhân dân”, biểu lộ biết bao tình thương mến!

    Đất nước ta vô cùng tráng lệ với núi cao, sông dài, biển rộng, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những tên núi, tên sông đã soi bóng vào thơ ca dân tộc. “Bạch Đằng giang phú”của Trương Hán Siêu, “Dục Thúy Sơn”, “Côn Sơn ca”, của Ức Trai, “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, “Đêm trang trên sông Trà” của Cao Bá Quát, v.v… Giang sơn gấm vóc biết mấy tự hào! “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Nguyễn Khoa Điềm cũng nói về núi, về sông của Đất Nước, nhưng anh không nói về “địa linh nhân kiệt”, “quan hà hiểm trở”, “một cảnh chiều tà”… mà có một lối nói riêng. Mỗi một địa danh, mỗi một thắng cảnh như một nét khắc, nét tạc vào cõi đất trời vẻ đẹp tâm hồn với những đức tính quý báu của nhân dân ta như tình yêu chung thủy của lứa đồi, sức mạnh quật khởi, ý chí tự lập tự cường, đức tính hiếu học, bàn tay cán cù, khéo léo, tấm lòng hồn hậu, bao dung…:

    … “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu,

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên”.

   Có những tên đất, tên làng vời vợi nghìn trùng gợi lên trong lòng người đọc hôm nay nhớ về ông cha đã từng “mang gươm đi mở cõi”, lấn biển, khai hoang, đoạn kình, bộ hổ, bắt sấu, đào kênh. Đoạn thơ như một đài tưởng niệm về cống đức của Nhân dân – những anh hùng vô danh đã góp máu và mồ hôi làm nên Đất Nước:

    “Những người dân nào đỡ góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.

    Cảnh núi sông như hội tụ lấp lánh qua những vần thơ đẹp cho ta nhiều rung cảm. Tiếp đó, nhà thơ đi tới một nhận thức khái quát: hồn sông núi cũng là điệu tâm hồn của Nhân dân:

    “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

    Cấu trúc câu thơ biến hóa như một phức điêu đa thanh và đa âm, làm cho cảm xúc thơ dồn nén, giọng thơ thiết tha bồi hồi.

    “Đất Nước của Nhân dân” không chỉ trường tồn trên chiều “đằng đẵng” của lịch sử, trải ra trên chiều rộng “mênh mông” của không gian địa lí, mà còn ở tầm sâu của tâm hồn, ở tầm cao của ý chí giống nòi. Một dân tộc yêu ca hát, cuộc đời hòa quyện trong ca dao dân ca. Một nhân dân nghĩa tình trong nếp sống “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”; biết sống thủy chung sắt son trong tình yêu, “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, biết trung hiếu vẹn toàn:

    “Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

    “Mồng mười tháng ba” ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cháu con tự bốn phương trời tụ hội về Phong Châu, một nén hương trầm tỏa khói, một cử chỉ “cúi đầu” thành kính, biết ơn tiên tổ. Trở về cội nguồn là một nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam.

    Trên mọi chặng đường lịch sử hàng ngàn năm, nhân dân ta “người người lớp lớp” ngẩng cao đầu đi tới, dũng cảm và hiên ngang, kiên cường và bất khuất để bảo vệ Đất Nước, giữ vững cơ đồ Việt Nam:

    “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy,

    Đi trả thù mà không sự dài lâu”.

    Kết thúc đoạn thơ là tiếng hát ngân vang trên những dòng sông quê hương. Những con sông “trăm màu”, và “trăm dáng” cuồn cuộn xuôi dòng… là hình ảnh của Đất Nước thân yêu. Tiếng hát của những người “chèo đò, kéo thuyền vượt thác” là nhịp sống lao động, lạc quan và yêu đời của nhân dân ta trên con đường đi tới ngày mai…

    Giọng thơ ngọt ngào âm vang đem đến cho chúng ta niềm tin yêu tự hào về sự trường tồn của Đất Nước muôn quý nghìn yêu:

    “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

    Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.

    Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm còn là “lời tự hát”. Anh hát về tình yêu đôi ta, hát về Nhân dân, về non sông Đất Nước. Anh hát về quá khứ “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”. Anh hát về một ngày mai với nhiều “mơ mộng”. Chính Nhân dân – người làm ra Đất Nước đã cho anh niềm tin thiêng liêng ấy:

    “Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang Đất Nước đì xa,

    Đến những tháng ngày mơ mộng”.

    Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn thơ này đã chi phối cách nhìn, cách cảm và cách nghĩ của nhà thơ trẻ Nguyễn Khoa Điềm trong những năm chiến tranh chống Mĩ vô cùng ác liệt. Tư tưởng này đã được diễn tả bằng một hồn thơ đậm đà màu sắc dân gian, nó đã làm phong phú thêm cho ý niệm về Đất Nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

    Cảnh sắc núi sông gắn liền với tâm hồn dân tộc, khí phách của giống nòi. Cái bình dị tồn tại quanh ta hòa quyện với cái cao cả thiêng liêng cho thấy vẻ đẹp vĩnh hằng của Đất Nước của nền văn hóa Việt Nam và sự trường tồn của dân tộc.

    Bài thơ tuy có chỗ còn dàn trải, nhưng ý tuởng đẹp, cảm hứng và ngôn ngừ thơ độc đáo. Nó đã khơi dậy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm và khát vọng công dân đối với Đất Nước trong mỗi chúng ta:

    “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết háa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 983

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống