Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Đề bài: Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống em đã có dịp quan sát
Bài làm
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Dân gian vẫn thường nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người ta đi đây đó sẽ học hỏi được bao nhiêu điều đáng quý. Đầu tháng 9 vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh khối 5 đi tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Chỉ trong một buổi sáng, chúng em đã học hỏi được bao nhiêu kiến thức lịch sử đáng quý. Em đã có dịp chiêm ngưỡng chiếc trống đồng Đông Sơn ghi dấu bao vết tích lịch sử từ ngàn đời.
Bước vào gian phòng trưng bày các cổ vật, ai ai cũng bị chiếc trống đồng thu hút ánh nhìn bởi vẻ ngoài độc đáo của nó. Chiếc trồng đồng đang chễm chệ, oai nghiêm đứng trên một chiếc kệ gỗ được chạm khắc những đường nét tinh xảo. Nhìn xa, chiếc trống y như bát, chén cổ xưa mà người ta đựng thức ăn. Tới gần, chúng ta sẽ thấy nó to lớn, quanh năm suốt tháng chỉ đứng im một chỗ. Chiếc trống được khoác chiếc áo giáp màu nâu đồng. Chẳng giống những chiếc trống hình bầu dục em vẫn thường thấy ở trường, chiếc trống đồng Đông Sơn là sự kết hợp giữa mặt trống tròn và thân hình trụ tròn.
Ngay cạnh chiếc trống có ghi biển Trống đồng Đông Sơn. Cô hướng dẫn viên giới thiệu đây là chiếc trống tiêu biểu của thời văn hóa Đông Sơn. Khi đó, người Việt cổ đã sáng tạo ra loại trống này vừa để lưu giữ hình ảnh con người, cuộc sống vừa để phục vụ những nhu cầu sinh hoạt đời sống. Mặt trống tròn xoe, rộng khoảng bằng mặt chiếc mâm cơm. Những nghệ nhân thời đó thật tài tình, khéo léo, cẩn thận khi khắc cho mặt trống cả một vũ trụ thu nhỏ. Tâm mặt trống là một hình ngôi sao có rất nhiều cánh giống như ông mặt trời đang tỏa những toa nắng ấm cho vạn vật sinh sống ở đó. Con người mặc những bộ trang phục lễ hội, dường như họ đang bận rộn cầm khèn, cầm rìu, cầm giáo lao động, sinh hoạt. Những động vật bốn chân nối đuôi nhau xếp thành vòng tròn. Viền ngoài là hình như loài chim loài thú xếp xen kẽ nhau. Ngăn cánh giữa các lớp viền là những hoa ăn rang cưa nhỏ, đều, đối xứng hài hòa. Thân trống hình trụ tròn, hơi phình ở đáy để kê đặt. Trên khắp thân, người Việt cổ khắc rất nhiều đường nét tinh sảo. Đội quân cầm vũ khí trên những chiếc thuyền nhỏ xíu. Chắc đây là cảnh tượng họ chiến đấu. Phía dưới, những chú chim dang đôi cánh bay lên được xếp lẫn với nhiều loài vật thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp giữa muôn loài, muôn vật. Gắn kết thân trống và mặt trống là ba chiếc quai cong cong. Mỗi khi cần nhấc hay bên đặt đi chỗ khác, chúng ta chỉ cần cầm vào quai là di chuyển được trống. Chiếc trồng đồng không thể cất những tiếng tùng tùng tùng như bác trống trường, nó chỉ cất những thanh âm vang rền. Mỗi lần dùi trống chạm mặt trống, âm thanh phát xa như để lại những dư âm mãi mới kết thúc.
Cho tới bây giờ, những thanh âm đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em. Chiếc trống đồng Đông Sơn có lẽ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt. Từ thuở xưa, người Việt cổ đã thật sáng tạo khi chạm khắc những hình thù độc đáo lên trống. Học sinh chúng em ai cũng háo hức khi được xem, được tìm hiểu về những đồ vật cổ xưa, nhất là chiếc trống đồng này.