Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Đề bài: Nghị luận câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Bài làm
Ai đó đã từng ví tục ngữ là “túi khôn” của dân gian. Túi khôn ấy ẩn chứa biết bao bài học quý giá cho chúng ta như bài học về lòng biết ơn, về ý chí, về tình thầy trò… một trong những bài học ý nghĩa mà “túi khôn” dân gian đó dạy chúng ta là cách học hỏi. Điều ấy được gửi gắm qua câu tục ngữ ngắn gọn: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Quả đúng như vậy. câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là bài học ý nghĩa khuyên răn chúng ta cách đi ra ngoài học hỏi và tích lũy kiến thức. Trước hết cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì? Vâng! Chữ “đàng” ở đây có nghĩa là đường (đường để đi lại), còn “sàng” là một vật dụng để sàng thóc, sàng gạo. Tuy nhiên câu tục ngữ không thể hiểu đơn giản như vậy, nó còn hàm chứa lớp nghĩa sâu xa khác. “Đàng” ở đây ngầm nói đến cách học khác của con người. Học không chỉ ở trong sách vở mà còn cần học từ thực tế cuộc sống. Còn “sàng khôn” có thể hiểu là sự hiểu biết, trí tuệ của con người. Cả câu tục ngữ muốn nói chúng ta càng đi nhiều, biết học hỏi nhiều thì chúng ta sẽ có vốn hiểu biết phong phú, có kinh nghiệm tích lũy cho cuộc đời.
Như chúng ta đã biết, ở con người có hai phản xạ là phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Những phản xạ có điều kiện đều được hình thành thông qua quá trình học hỏi, rèn luyện. Nếu chỉ sống theo bản năng tức sống theo những phản xạ không điều kiện chúng ta sẽ không thể biết cách ăn, uống, vui chơi, học tập… như vậy loài người sẽ không thể được như ngày nay. Để phát triển và văn minh như bây giờ, con người đã trải qua một quá trình dài học hỏi, khám phá thế giới xung quanh và tích lũy những điều học được theo năm tháng, truyền từ đời này sang đời khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều biểu hiện về việc con người ham học hỏi, khám phá từ thực tế đời sống. Có nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới, họ không chỉ học từ sách vở trong nhà trường mà họ còn học rất nhiều điều từ đời sống mới có thể thành công. Chuyện xưa kể rằng Niu-tơn gặp một bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới thành phố mà Niu-tơn sinh sống. Khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà không vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả – quả là rất tiện lợi. Đó là minh chứng cho việc nhà bác học Niu-tơn đã không chỉ chăm chăm đọc sách trong thư viện mà còn chịu khó ra đường tiếp xúc với đời sống thực tế nên đã phát minh ra cả một điều thần kỳ. Nếu chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không chịu đi nhiều, ra ngoài thực tế bán từ gói mì tôm nhỏ nhất phục nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng thì sao có được một Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân…cũng cần đi nhiều, tiếp cúc nhiều với “cuộc bể dâu” mới có thể viết được những tác phẩm hay, có giá trị theo năm tháng. Gần gũi với người dân Việt Nam nhất có lẽ là Bác Hồ, Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới…
Vậy làm như thế nào để có thể: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”? Chúng ta cần chủ động tự trau dồi kiến thức, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Sau đó chúng ta mở rộng phạm vi cuộc đời bằng những trải nghiệm thực tế, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đồng cảm và thấu hiểu nhiều hơn… Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh như hiện nay, chúng ta cũng cần biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp với bản thân, văn hóa xã hội để có được những “sàng khôn” chất lượng nhất. Tránh việc dễ dãi tiếp thu cả những cái xấu, cái không phù hợp.
Nói tóm lại, câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ngắn gọn, cô động, súc tích nhưng lại ẩn chữa cả bài học vô cùng to lớn, khuyên răn con người cách học tâp cho hiệu quả, chất lượng. Câu tục ngữ cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa để nhiều người cùng biết đến, học tập và noi theo.