Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Đề bài: Dân gian có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành” Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề này.
Bài làm
“Một điều nhịn, chín điều lành”, đó là một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử mà cha ông ta để lại cho mỗi người. Trong câu tục ngữ trên, “nhịn” có thể hiểu là “ nhường nhịn”, “lành” có nghĩa là “tốt đẹp”, nói một cách dễ hiểu, ý nghĩa câu tục ngữ chính là trong ứng xử, ta nên nhường nhịn một chút sẽ thu nhận được kết quả tốt đẹp sau này.Thực tế chứng minh, trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc cũng êm đẹp, sẽ có lúc chúng ta gặp phải khó khăn, con người thì luôn nằm trong các mối quan hệ xã hội, vì thế, những lúc khó khăn, xung đột giữa người với người là không tránh khỏi. Những trường hợp như thế, nếu mỗi người nhường nhịn lắng nghe nhau một chút, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Con người nếu như không khéo léo trong ứng xử, đôi khi chấp nhận nhún nhường một chút để mọi thứ trở nên ổn thỏa hơn, chắc chắn sẽ đánh mất nhiều mối quan hệ. Rất nhiều cặp vợ chồng đã li hôn, rất nhiều vụ đàm phán làm ăn đã thất bại, rất nhiều tình bạn đã rạn nứt chỉ vì không hiểu tác dụng to lớn của sự nhường nhịn như thế! Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, chúng ta nhường nhịn để kết quả trở nên tốt đẹp hơn hoàn toàn không đồng nghĩa với sự nhu nhược, chỉ biết nghe theo lời người khác. Hiểu đúng ý nghĩa thực sự của câu tục ngữ sẽ giúp mỗi người điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp để luôn nhận “chín điều lành”.