Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh của dân tộc (gắn với văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ)
Bài làm
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào nào, ở bất kì một quốc gia nào, những người lãnh đạo luôn luôn là những người cần thiết và quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một tập thể. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, hai trong số những vị lãnh đạo anh minh chính là vua Lý Công Uẩn và và danh tướng Trần Quốc Tuấn. Đây là hai nhân vật tầm cỡ tiêu biểu, minh chứng rõ nét nhất về vai trò của lãnh đạo đối với vận mệnh dân tộc.
Lý Công Uẩn là một vị vua mở đầu cho nhà Lý. Ông được biết đến là một vị vua anh minh sáng suốt. Điều này không phải chỉ thể hiện ở việc ông đã có nhiều chính sách phát triển đất nước mà còn được thể hiện rất rõ trong nội dung văn bản Chiếu dời đô do ông đã thảo. Trong bài Chiếu của mình, trước hết, bằng cái nhìn sắc bén, Lý Công Uẩn đã thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế của việc định đô ở Hoa Lư. Ông khẳng định rằng việc dời đô là tuân theo ý trời, đây chính là một cái nhìn sáng suốt. Việc dời đô mà Lý Công Uẩn quyết định đã dựa trên tấm lòng yêu nước thương dân, mong muốn nhân dân sớm một cuộc đời ấm êm ấm no hạnh phúc. Nhờ sự thấu suốt của mình, ông cũng đã nhìn nhận được những điểm thuận lợi của thành Thăng Long, đây là nơi với thế “rồng cuộn hổ ngồi” ở , đất đai rộng và bằng phẳng, vạn vật phong phú tốt tươi. Một người đứng đầu một đất nước như Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô với một thái độ kiên định và dứt khoát, đây là một đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người lãnh đạo. Ông còn được ngợi ca bởi mong muốn lắng nghe thấu hiểu ý quần thần với câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Thực tế đã chứng minh quyết định của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn, nhờ quyết định này đất nước đang phát triển cho tới tận ngày hôm nay.
Quay trở lại với Trần Quốc Tuấn, đây không phải là một vị vua nhưng là một danh tướng quan trọng góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của nhà Trần. Trần Quốc Tuấn là một vị lãnh tướng sáng suốt và anh minh. Đặc biệt, văn bản Hịch tướng sĩ đã thể hiện rất rõ điều đó. Bằng tài năng của mình, ông đã nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời ông cũng nhìn nhận những tai hại của việc binh sĩ lơ là luyện tập, chỉ mải ham thú vui tầm thường, mất cảnh giác. Vị chủ tướng ấy còn anh minh ở chỗ ông đã bày ra những tâm sự hết sức chân thành của mình, đó là lòng căm thù giặc tận cùng, từ đó đã cảm hóa được chữ binh sĩ dưới quyền, khiến họ nghĩ về mảnh đất quê hương, nghĩ về vợ con để quyết tâm, thổi bùng lên lòng căm thù giặc và ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi binh sĩ,…
Chỉ hai trong số rất nhiều những vị vua, những người lãnh đạo anh minh cũng đã đủ cho ta thấy vai trò của họ đối với vận mệnh dân tộc lớn như thế nào. Họ anh minh vì có tài năng, có cái nhìn sáng suốt và suy nghĩ sâu xa. Không chỉ thế, sự anh minh ấy còn được thể hiện ở tấm lòng yêu nước thương dân và và khả năng cảm hóa lòng người….Chính họ khiến cho nhân dân được sống yên ấm và đất nước có thể phát triển và thanh bình như ngày hôm nay,
Chúng ta hiểu rằng thời đại nào cũng cần có những người lãnh đạo anh minh và sáng suốt như thế. Trần Quốc Tuấn và Lý Công Uẩn là hai trong số rất nhiều tấm gương sáng để mỗi người lãnh đạo hôm nay học tập và noi theo.