Văn thuyết minh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Đề bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương em.

Bài làm

Quê hương lúc nào cũng là hai tiếng thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Ai khi nhắc về quê hương của mình cũng tràn đầy niềm tự hào. Người ta tự hào bởi quê hương mình là một nơi giàu truyền thống văn hóa, tự hào vì quê hương mình sản sinh ra nhiều người tài giỏi phụng sự, giúp ích cho đất và chắc chắn một lí do người ta có thể tự hào về quê hương nữa, đó chính là vì có những danh lam thắng cảnh. Đối với một người Hải Dương như tôi, địa danh tự hào nhất đó chính là Côn Sơn Kiếp Bạc.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích được biết tới thuộc địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Đây là một quần thể gồm các di tích liên quan đến những chiến công lẫy lừng của dân tộc, cũng gắn liền với cuộc đời đời của một vị quan tài giỏi thanh liêm nhưng số phận vô cùng bất hạnh – Nguyễn Trãi. Khu di tích gồm có những địa danh nổi tiếng nhưng Núi Ngũ Nhạc, chùa Côn Sơn, bàn cờ tiên, giếng ngọc, đền thờ Trần Hưng Đạo,…Côn Sơn và Kiếp Bạc là hai di tích cách nhau khoảng 10 km.

Đến với Côn Sơn Kiếp Bạc người ta không thể không ghé vào thăm chùa Côn Sơn, chùa này còn có một tên gọi khác là Tư Phúc Tự. Ngôi chùa gắn liền với chiến công của Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử. Chùa được xây dựng năm 1329 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Tại ngôi chùa này, ngoài thờ Phật, người ta còn thờ các vị tổ có công lao to lớn với đất nước như vua Trần Nhân Tông hay sư Huyền Quang,…Đến chùa Côn Sơn người ta không thể nào bỏ qua giếng ngọc, Thạch Bàn và bàn cờ tiên. Nước giếng nơi đây trong vắt quanh năm. Bên cạnh suối Côn Sơn là một phiến đá lớn, gọi là Thạch Bàn. Đây là nơi khi Bác Hồ đến thăm Côn Sơn đã dừng chân nghỉ ngơi. Đi lên phía trên, ta sẽ bắt gặp bàn cờ tiên trên đỉnh núi, từ bàn cờ tiên, người ta có thể nhìn về nhiều phía khác nhau để thưởng thức vẻ đẹp của khu di tích.

Địa điểm thứ hai thuộc khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc chính là Kiếp Bạc. Thực ra, tên gọi Kiếp Bạc là được ghép nối giữa hai làng bao quanh di tích này. Đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã sử dụng vị trí này làm nơi để các binh sĩ có thể luyện tập. Trần Hưng Đạo đã đem lại chiến công to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, vì vậy nhân dân Hải Dương đã tưởng nhớ công lao của vị chủ tướng nên lập ra đền Kiếp Bạc. Đền Kiếp Bạc bao gồm nhiều tòa điện khác nhau để thờ những nhân vật khác nhau, bên ngoài cùng của đền thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão. Tiếp đến là đền thờ Trần Hưng Đạo và cuối cùng là đền thờ thê tử Trần Hưng Đạo cùng với hai con gái của ông.

Thuộc quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc còn có đền thờ Nguyễn Trãi, đây là đền thờ được xây dựng vào năm 2002 nhằm thờ vị danh nho do lỗi lạc. Bên trong đền còn có tượng đồng của Nguyễn Trãi.

Mỗi năm, khu di tích đều tổ chức các lễ hội. Hội xuân từ khoảng 15 tháng giêng đổ ra và hội thu từ khoảng giữa tháng 8. Người dân Hải Dương và các du khách ngoại tỉnh thường đến khu di tích này vào mùa xuân nhằm tìm kiếm sự an lành, thanh lạc,

Khu di tích đem lại nhiều những giá trị về mặt văn hóa và lịch sử cho địa phương. Qua di tích, con người hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta. Địa danh cũng tô điểm cho Hải Dương thêm nhiều vẻ trù phú linh thiêng. Ngoài ra đây còn là một trong các địa điểm nổi tiếng, thú vị, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, làm đẹp thêm Hải Dương trong mắt bạn bè quốc tế.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích đẹp và đem lại giá trị lịch sử văn hóa cao nhưng hiện nay, một vấn đề đáng lo ngại đó là trải qua mỗi mùa lễ hội, môi trường thường sẽ bị ô nhiễm bởi rác thải. Chính vì đây là một không gian mang tính chất tâm linh nên mọi người cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường khu di tích này.

Nếu như hỏi mỗi người Hải Dương về một di tích lịch sử nổi tiếng nhất của địa phương mình, chắc chắn rằng câu trả lời đầu tiên họ nói cho bạn chính là Côn Sơn Kiếp Bạc. Đó là di tích kích chứng kiến quá khứ, hiện tại và sẽ đồng hành với người Hải Dương trong tương lai, cũng là niềm tự hào chân chính của họ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số lượt đánh giá: 1237

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống