Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Văn nghị luận – Văn chứng minh
Đề bài: Giải thích ý nghĩa bài ca dao:
““Cày đồng đang buổi ban trưa,
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Bài làm
“Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng cũng bát ngát mênh mông”
Những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi nuôi sống dân ta từ ngàn xưa đến nay đã là nhân chứng cho bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu tâm tình của người lao động nước ta. Họ đã làm việc ở đó và cũng tâm sự trên mảnh đất đó:
““Cày đồng đang buổi ban trưa,
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Để tìm hiểu tâm sự của người nông dân thời xưa, ta hãy giải thích ý nghía bài ca dao trên.
“Cày đồng đàng buổi ban trưa,
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:
“Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.
So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.
Nếu hai câu đầu miêu tả công việc cực nhọc thì hai câu sau là lời tâm sự của người làm công việc ấy:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ “Ai ơi” để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ “Ai” không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.
Lời tâm sự trong câu bốn được diễn tả bằng nghệ thuật đối lập và tăng cấp dẻo thơm mộthạt đối với đắng cay muôn phần. Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần. Từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân: “Hãy hiểu cho chúng tôi để có một hạt cơm thơm dẻo là muôn phần cực nhọc, đắng cay, một chén cơm thơm ngon ià do muôn lần vất vả mà chúng tôi phải chịu đựng.” Sự khiêm tốn nằm ở chỗ họ chì mong muốn chúng ta cảm thông với công lao cực nhọc ấy, thấu hiểu nỗi vất vả ấy. Một lời tâm sự thật cảm động, một lời kêu gọi thật tế nhị. Thế mà xưa nay, mỗi lần ăn bát cơm ta có luôn nhớ đến họ không?
Bốn câu lục bát thật giản dị diễn tả nỗi vất vả nhọc nhằn cùa nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống mọi người. Bên cạnh đó là một lời kêu gọi nhẹ nhàng, khiêm tốn: Hãy nhớ, đừng quên người nông dân.
Ngày nay, nhờ cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân đã bớt vất vả hơn nhưng bài ca dao vẫn còn giá trị đặc biệt. Hôm nay, họ vẫn thiếu vốn, thiếu phân, thiếu kĩ thuật tiên tiến. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng vẫn luôn là mối đe dọa, rình rập người nông dân. Nhà nước ta đã có chính sách rất tốt cho nông dân nghèo vay vốn nhưng người trí thức Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn trở về đồng ruộng để trả ơn tiền nhân, đưa khoa học vào nông nghiệp. Đó là bổn phận và trách nhiệm của thế hệ chúng ta những người trí thức mới dám về quê hương cải tiến kĩ thuật, thì thực sự ta mới đền công ơn thầm lặng của bao nông dân việt Nam.