Văn nghị luận văn học Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Đề bài: Lập dàn ý Thuyết minh về một di tích lịch sử.

Dàn ý mẫu

1. Mở bài

    – Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: Văn Miếu – Quốc Tử Giám

    – Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử – kiến trúc nổi tiếng; là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi học của con vua chúa, quan lại; nơi thờ Khổng Tử, vinh danh những người đỗ đạt của các khoa thi thời phong kiến.

2. Thân bài

    – Vị trí, địa điểm di tích:

    + Địa chỉ: hiện nay cổng chính của Văn Miếu nằm tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    + Cách di chuyển: có thể đi bằng xe du lịch, xe bus; nếu ở gần thì đi xe đạp.

    – Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích:

    + Có lịch sử lâu đời: Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, đời Lý Thánh Tông; Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu; Đến đời nhà Trần đổi tên thành Quốc họa viện, thu nhận cả những học sinh con nhà dân thường có sức học tốt; Từ năm 1448, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ qua các khoa thi tại đây. Bia đá được đặt trên lưng rùa, cho tới nay vẫn được trưng bày bên trong Quốc Tử Giám

⇒ Qua nhiều năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị bom đạn tàn phá nhiều, cho tới nay được phục dựng lại, trở thành nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc, trở thành một địa điểm tham quan văn hóa lớn.

    + Cảnh quan: hiện khu di tích bao gồm 3 khu vực chính là hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám

⇒ Khách tới tham quan chủ yếu trong khu nội tự

    + Nổi bật trong khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám: gồm có cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và khu Thái Học; ấn tượng nhất trong em là nhà bia tiến sĩ, minh chứng cho sự tài giỏi của cha ông; bái đường Văn Miếu rộng đẹp, là nơi các tốp học sinh, các anh chị sinh viên thường chụp ảnh kỉ yếu.

⇒ Mỗi khu đều mang vẻ đẹp riêng, ý nghĩa riêng.

    – Vai trò của khu di tích:

    + Lưu giữ, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc

    + Trở thành nơi tổ chức những hoạt động văn học, nghệ thuật: xin chữ đầu năm, hội chữ xuân, hội thơ…

    + Nơi đến tham quan của học sinh, sinh viên, du khách trong và ngoài nước.

3. Kết bài

    – Nêu cảm nghĩ: khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc; cần phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc.

Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử.

Bài văn mẫu

            Ai về đến huyện Đông Anh

    Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

            Cổ Loa hình ốc khác thường

    Trải qua năm tháng, nẻo đường con đây

    Đây là những câu ca dao rất nổi tiếng để nói về di tích lịch sử thành Cổ Loa. Thành Cổ Loa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhắc đến thành Cổ Loa ai ai cũng nhớ đến truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận về nguồn gốc ra đời của di tích lịch sử này.

    Thành Cổ Loa được coi là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được trị vì bởi vua An Dương Vương vào khoảng thế kỉ thứ III Trước công nguyên. Dấu tích thành để lại cho đến ngày nay là ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

    Về sự ra đời của thành Cổ Loa có rất nhiều cách lí giải khác nhau. Nhưng cách lí giải sau đây là hợp lí hơn cả. Dưới thời Âu Lạc, vùng sông Hồng có vị trí giao thương vô cùng quan trọng, không chỉ vậy nó còn có ý nghĩa về mặt quân sự, kiểm soát được vùng này cũng coi như kiểm soát được cả vùng sơn địa. Cổ Loa thành trước kia là một vùng đất trù phú, dân cư đông đúc, buôn bán hết sức tấp nập. Vua An Dương Vương đã rời kinh đô về đây, đánh dấu một bước phát triển mới của dân tộc ta. Khẳng định vị thế và tăng cường giao thương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Về vùng đất đồng bằng, không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế và nhà vua còn chú trọng đến quân sự. Cổ Loa thành được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước.

    Thành Cổ Loa được xây dựng hết sức kiên cố. Thành gồm tất cả ba vòng, vòng ngoài có chu vi 8 km, vòng thứ hai chu vi 6.5km và vòng trong cùng có chu vi 1.6km, phần đất trung tâm rộng lên đến 2km2. Đây quả là một diện tích lớn đối với thời bấy giờ, bởi lúc đó ta vẫn chưa có gạch nung, nên tất yếu xây dựng được thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thành được xây theo kiểu đào đất đi đến đâu đồng thời sẽ khoét hào theo đến đó và đắp lũy lên cao. Mỗi lũy cao trung bình 4-5m, có chỗ cao lên đến 12m. Lũy của Loa thành dốc ở bên ngoài để ngăn chặn bước tiến công của địch và thoải ở mặt phía trong. Đặc biệt khi nghiên cứu Loa Thành các nhà nghiên cứu còn phát hiện kĩ thuật gia cố lúc bấy giờ: họ nẹp dưới chân thành những viên đá từ 15-60cm nhằm làm cho chân thành vững chắc, tạo lực để xây dựng thành lên cao. Đồng thời xung quanh thành Cổ Loa còn có mạng lưới nước dày đặc, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh. Bên cạnh việc dùng đá, thành Cổ Loa còn sử dụng đất và gốm vỡ khiến cho tường thành vững chắc hơn.

    Thành Cổ Loa chia làm ba vòng tương đương với cấu trúc ba thành. Thành ngoại, dài hơn 8000m, đây là thành rộng nhất, cao từ 3-4m. Thành trung ơ giữa có độ dài khoảng 6500m, độ cao thành chỗ cao nhất là 10m. Và cuối cùng là thành nội có hình chữ nhật vuông vắn, rộng 1650m, độ cao thành trung bình là 5m. Thành Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu đình Ngự triều di quy, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn với hàng trăm pho tượng… Điều đặc biệt là mỗi vòng thành đều được bố trí một hào nước bao xung quanh, rộng từ 10 – 30m tùy đoạn và các vòng hào này đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Đây là sự bố trí hết sức mưu trí của nhân dân ta về mặt quận sự. Giúp quân ta vừa dễ dàng tiến công lại vừa dễ dàng phòng thủ. Có thể nói thành Cổ Loa là một thành tựu đáng tự hào về kiến trúc như quân sự của cha ông ta.

    Thành Cổ Loa được xây dựng trong những ngày đầu của công cuộc dựng nước bởi vậy nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân dân ta. Trước hết về mặt quân sự, thành Cổ Loa là sự sáng tạo độc đáo của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Với kết cấu độc đáo và hết sức kiên cố là bước phát triển vượt bậc so với gia đoạn trước đây. Nó là một căn cứ vững chắc bảo vệ nhà vua và nhân dân. Nhờ Cổ Loa thành mà theo như truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy ta đã nhiều lần đánh lui quân của Triệu Đà.

    Về mặt xã hội, thành Cổ Loa được xây dựng ở nơi địa thế giao thương thuận lợi, bởi vậy sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng đồng thời thành Cổ Loa cũng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội lúc bấy giờ.

    Cuối cùng là về mặt văn hóa, thành cổ Loa là một di sản văn hóa của dân tộc. Đây là bằng chứng sống, chứng minh sự sáng tạo, trình độ kĩ thuật cao của người Việt cổ. Thành Cổ Loa cũng là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật:

    “An Dương Vương một thời oanh liệt

    Chế nỏ liên châu, đắp Loa Thành

    Tin mình, tin cả quân xâm lược

    Bang giao, hòng tránh họa đao binh”

    Hay trong ca dao:

      “Kỳ thành tối cao, kỳ hào tối sâu

    Đứng trên mặt thành trông xuống chân thành

            Đội khăn rơi khăn

    Đứng dưới chân thành trông lên mặt thành,

            Đội nón rơi nón.”

    Thành Cổ Loa là di tích lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Đánh dấu một thời kì phát triển, thịnh vượng, nhưng đồng thời cũng đầy đau thương mất mát. Về thành Cổ Loa là để nhớ về nguồn cội dân tộc, nhớ về bài học dựng nước và giữ nước. Là lời nhắc nhở thế hệ mai sau luôn nêu cao bài học cảnh giác với kẻ thù.

Đề bài: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. (Thuyết minh về một di tích lịch sử ở quê hương em).

Bài văn mẫu

   Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.

   Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ.

   Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương (Trung Quốc) và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây.

   Nhưng không dừng lại ở đó, chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Pháp Hiền,:) Chi Y Cương Nương, Khâu Đà La… Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự (nghĩa là một viên ngọc quý). Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên (khoảng 187-226, thời Sỹ Nhiếp) hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự.

   Vào thế kỷ XIV (1313), có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay: Chùa có hàng trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy, việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng, đề cao văn hóa, bản sắc dân tộc.

   Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,…

   Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.

   Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.

   Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang,… Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.

   Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,… Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng… tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.

   Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn. Trong hiện tại và tương lai chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, là một nơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:

   Mồng bảy hội Khám

   Mồng tám hội Dâu

   Mồng chín đâu đâu

   Cũng về hội Gióng.

   Đồng thời chùa Dâu – hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh đối với tất cả mọi người:

   Dù ai đi đâu, về đâu

   Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

   Dù ai buôn bán trăm nghề

   Tháng tư, ngày tám, nhớ về hội Dâu.

   Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những lớp người tiến bộ của xã hội chủ nghĩa. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy không chỉ của những người dân Kinh Bắc mà của cả dân tộc, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.

Đề bài:Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em

Dàn ý mẫu

1. Mở bài

   – Giới thiệu về cảnh đẹp quê hương: khu du lịch Tràng An

   – Đưa ra một vài nhận xét chung về cảnh đẹp đó: nơi hội tụ vẻ đẹp của sông núi, hang động; là một điểm du lịch hấp dẫn.

2. Thân bài

a, Giới thiệu về vị trí của cảnh đẹp

   – Tràng An nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km về hướng Tây.

   – Cách di chuyển: gia đình em và các đoàn du lịch hay tới đây bằng xe ô tô, có nhiều cô chú, anh chị đi phượt bằng xe máy.

b, Những nét đặc sắc ở nơi đây

   – Về thiên nhiên:

   + Quần thể Tràng An – Tam Cốc rất rộng: hơn 6000 héc-ta.

   + Có hệ thống núi đá vôi lâu đời, khoảng 250 triệu năm, núi bao quanh hồ.

   + Có nhiều thung lũng, hồ, hang động: 31 hồ đầm, 48 hang động, trong đó có nhiều hang dài đẹp như Địa Linh, hang Mây… Bên trong hang, những nhũ đá vôi chảy xuống tạo thành nhiều hình thù đẹp mắt: hình con rùa, hình bầu sữa mẹ… Và còn rất nhiều hang khác với những tên gọi gắn liền với truyền thuyết như hang Nấu Rượu, hang Cơm…

   + Điểm đặc biệt: hệ thống hang động thông nhau, có thể đi tham quan Tràng An theo đường thủy thành một vòng khép kín.

   + Ngoài đầm hồ, còn có nhiều rừng ngập mặn, rừng núi đá vôi: có thể đi tham quan bằng đường bộ, leo núi.

   – Về con người: con người nơi đây thật thà, mến khách; những người chèo thuyền đưa khách đi tham quan chính là những hướng dẫn viên du lịch am hiểu lịch sử địa phương.

c, Giá trị văn hóa, lịch sử

   – Quá khứ: khi Đinh Bộ Lĩnh lập lên nhà Đinh, đóng đô ở Hoa Lư, Tràng An chính là Thành Nam của kinh đô, với núi rừng, ao hồ trùng điệp tạo thành lá chắn che chở cho kinh đô.

   – Hiện nay:

   + Được UNESCO công nhận là di sản thế giới: niềm tự hào của đất nước.

   + Là nơi bảo tồn thiên nhiên; là một trong những nơi phật giáo phát triển (chùa Bái Đính), được chọn làm nơi diễn ra nhiều lễ hội Phật pháp của quốc gia và khu vực.

   + Là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch, giúp phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa quê hương.

3. Kết bài

   – Nêu cảm nghĩ: rất vui, tự hào về cảnh đẹp của Tràng An; thêm yêu mến quê hương đất nước; sẽ nỗ lực gìn giữ và đưa hình ảnh Tràng An ra giới thiệu với nhiều bạn bè trong nước và quốc tế.

Đề bài: Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em.

Bài văn mẫu – Lũng Vân

   Lũng Vân ở độ cao 1200m thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, được mệnh danh là “nóc nhà” của xứ Mường Bi.

   Từ bao đời nay, Lũng Vân được gọi là “Thung Mây“. Hầu như bốn mùa mây phủ; đỉnh núi, lưng đèo, con suối, bản làng, mái nhà sàn đều quyện trong mây. Các cô gái Mường xinh đẹp trong bộ váy áo dân tộc như gắn mây xuống núi đi chợ.

   Đường lên Lũng Vân nhìn từ xa, từ trên cao giống như những sợi chỉ hồng mỏng manh vắt qua các con đèo, các dãy núi. Sớm sớm chiều chiều, mây trắng như mơ màng, huyền ảo.

   Lũng Vân đẹp nhất từ sau Tết đến tháng Tư âm lịch hàng năm, đó là thời gian có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau thì tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đó cũng là lúc ăn xôi nếp Mai Châu với thịt lợn nướng Mường Khến là thơm ngon nhất, du khách sẽ nhớ đời. Ai còn nhớ câu thơ của Quang Dũng viết năm 1948, trong bài “Tây tiến“: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” …

   Lũng Vân không chỉ là xứ sở của mây mà còn hấp dẫn du khách bởi những ruộng bậc thang trập trùng lớp lớp uốn lượn. Ruộng bậc thang của người Mường Bi không giống ruộng bậc thang của người Mông ở Lào Cai, Hà Giang … . Ruộng bậc thang của người Mông “leo” tít từ ngọn núi này qua ngọn núi khác, trái lại, ruộng bậc thang của đồng bào Mường thường uốn quanh các chân đôi, các thung lũng gần nguồn nước. Vào tháng sáu hoặc tháng mười, lúc chín làm cho Lũng Vân bao la một màu vàng tươi, tỏa hương thơm khắp suối đèo, làng bản. Tiếng cồng từ các bản mường lại rung lên khắp Thung Mây. Hàng đàn chim trời hót ríu rít khắp các lưng đèo như reo mừng mùa lúa mới.

   Mùa gặt ở Lũng Vân nhộn nhịp, đông vui như ngày hội. Các thiếu nữ Mường xinh đẹp thêm. Con suối cũng trong veo hơn. Trẻ em đến trường lại được bố mẹ mua cho quần áo mới.

Đề bài: Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em.

Bài văn mẫu

        Quê tôi miền đảo Lý

        Giữa bốn bề gió lộng

        Vẫn sừng sững hiên ngang

        Dẫu ngàn đời sóng vỗ

    Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.

    Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

    Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.

    Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.

    Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.

    Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.

    Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,…

    Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay:

        Trực nhìn ngó thấy Bàn Thang

        Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kì

   (Ca dao)

    Hay bài thơ của những người con xa quê hương, nhớ thương gửi qua từng câu chữ:

        Thuở nhỏ sinh ra tại Lý Sơn

        Lớn khôn phiêu bạt bởi nguồn cơn

        Nhà nghèo nên phải đành xa xứ

        Phú quý có đâu chịu lạ chơn

        Nhớ lắm quê hương khi quạnh quẽ

        Thương nhiều xứ sở lúc cô đơn

        Quyết lòng phấn đầu cho thành đạt

        Trở lại quê nhà trả nghĩa nhơn.

    Lý Sơn – trái tim của biển đông, nơi hội tụ biết bao vẻ đẹp của quê hương. Với những thế mạnh vốn có của mình Lý Sơn không chỉ lưu giữ vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc, mà còn có cơ hội phát triển hơn nữa, đưa cuộc sống của con người nơi đây ngày càng đủ đầy, ấm no hơn.

Đề bài: Thuyết minh về một cảnh đẹp trên quê hương, đất nước ta.

Bài văn mẫu – Hồ Thác Bà

   Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961. công trình thủy điện Thác Bà bắt đầu được xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành , hồ Thác Bà có từ đấy. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

   Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80km chiều dài, chiều rộng từ 8 -10km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ , xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng… Cảnh quan thiên nhiên vừa kĩ vĩ vừa mơ mộng.

   Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà ? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã thới nhà máy thủy điện Thác Bà rồi lên thắp hương cầu may tại đền Thác Ông, lần lượt vào thăm các hang động đá vôi như động Thủy Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.

   Động Thủy Tiên hun hút dài khoảng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lông lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kỳ. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá, nhũ đá có màu sắc và có hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay những buổi chiều hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi, phòng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, càng ngắm càng đắm càng say.

   Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen; nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hóa thuộc nền văn hóa Bắc Sơn của người Việt Cổ. Câc ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:

"   Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà,
Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông"

   Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá dớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.

   Đúng như dân gian đã nhắc: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn“. Đến thăm hồ Thác Bà, lúc trở về xuôi, ta khẽ nhẩm lời ca :

"   Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Thác Ông, Thác Bà
    Nhớ Xuân Long, nhớ Bạch Xà,
Chợ Ngọc, chợ Ngà nhớ mãi không nguôi. ..."

Đề bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương

Bài văn mẫu – Đền Mẫu Thủy

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói:

   “Dân ta phải biết sử ta

   Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

   Hai tiếng “Việt Nam” chất chứa hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để hình thành nên bốn ngàn năm văn hóa, văn hiến của dân tộc. Trong kho tàng văn hóa ấy, một nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người Việt đó là tục thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, phản ánh tư duy nông nghiệp lúa nước và hướng tới truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” đối với các vị anh hùng có công bảo vệ biên cương bờ cõi nước Việt. Và một trong các trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu là ngôi đền linh thiêng cổ kính mang tên “Đền Mẫu Thủy Linh Từ”.

   Ngôi đền Mẫu Thủy Linh Từ nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tọa lạc tại một cánh đồng chiêm trũng Trôi Ao Sen thuộc phủ Hoài Đức xưa, nay là địa phận thuộc thôn Nội – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ được bao bọc xung quanh là đầm phá ao sen rộng lớn của hệ thống ven sông Hồng. Qua thời gian năm tháng, được sự bồi tụ của sông mà dần dần hình thành nên đồng bằng ngày nay.

   Đền gắn liền với sự tích Mẫu Thủy đền Giẻ Trôi Ao Sen mang đậm màu sắc huyền thoại gắn liền với sự sùng bái tự nhiên ( Mẹ trời, mẹ đất, mẹ nước…) của cư dân nông nghiệp thời thượng cổ. Vào thời Lê Trung Hưng (khoảng đầu thế kỉ XVII) tại làng Nội thôn có một người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp tên là Nguyễn Thị Tại, vì mến mộ đức hạnh của nàng mà Nguyễn Như – một chàng trai hào phú cùng làng khôi ngô, tuấn tú đã lấy về làm vợ. Ở đầu làng là một vùng đầm phá ao sen bốn mùa bát ngát, hương thơm ngào ngạt, các thanh niên trai tráng trong làng đều thường ngày ra đây bắt cá làm cơm, lấy nước về ăn… và khi muốn đi chợ phố Bến (chợ Phùng) thì phải đi qua Cống Đá nơi này.

   Vào một hôm nọ, nàng cùng ba người bạn đi chợ qua đây thì khi về trời nắng gắt bỗng nổi can qua, trời đất mịt mù, gió xoáy dựng nước thành cột lướt qua đoàn người. Thoáng chống mưa tạnh, trời quang thì nàng biến mất. Hai người bạn sợ hãi chạy về báo tin để cho mọi người đi tìm kiếm. Nhưng tìm mãi, tìm mãi mà không thấy đâu, ai cũng bụng bảo dã chắc nàng đã bị nước dữ cuốn trôi mất.

   Ba năm sau, bỗng nàng trở về nhưng lại bụng mang dạ chửa, gia đình chồng và làng xóm xung quanh gặn hỏi nhưng nàng không nói nửa lời. Thấm thoát thời gian qua đi, nàng sinh hạ ra một cái bọc lạ, bên trong là một đôi rắn có mào đỏ, vừa ra khỏi bụng mẹ, đôi rắn lớn nhanh như thổi, dài bằng ba đòn gánh, to như ống trát mạ, ai lấy đều kinh hồn bạt vía. Lúc ấy, nàng mới bộc lộ tâm sự của mình: ngày ấy, vì mến mộ tài sắc Vua Thủy Tề dưới Long cung đã bắt nàng về làm vợ. Sống dưới thủy cung, dù được sống trong cung vàng, điện ngọc, cá tôm hầu hạ nhưng quanh năm thương nhớ chồng con, quê nhà trốn cũ trên trần. Vì thế, vua Thủy Tề đã trả về quê cũ. Trước khi đi, ngài có rặn rằng: “ Trên đó ta có một hành cung tọa lạc trên lưng rùa nổi giữa đầm sen, nay giao cho nàng cai quản; còn mọi điều mắt thấy tai nghe dưới thủy cung không được tiết lộ kẻo rước họa vào thân…”. Nói đoạn, ngài sai Ngư Long rẽ nước đưa nàng trở về quê nhà.

   Vừa kể đến đây thì nàng lăn đùng ra chết. Tương truyền là khi được trả về trần gian, nàng đã buộc phải ngậm một chiếc lá thần ở cổ họng, nếu làm lộ chuyện dưới thủy cung thì sẽ chết ngay tức khắc khi dao cứa vào cổ.

   Vì cảm thương cho thân phận bất hạnh của một kiếp hồng nhan, làng trên xóm dưới, kể cả chức sắc trong làng cùng làm ma chay cho nàng. Mộ nàng đặt tại xứ Hương Thị bên Đầm Sen, chỉ sau một đêm đã đùn thành một gò lớn, tục gọi là Gò Lăng. Trên mộ có ghi “Thủy thần điểm huyệt” nhắc tới đôi rắn (được gọi là Ông Cộc, ông Dài) đưa đường chọn huyệt táng. Dân làng suy tôn nàng làm Mẫu Thủy và lập đền thờ trên đảo Rùa Nổi quanh năm hương khói phụng thờ.

   Lạ thay, dù ngôi đền nằm giữa vùng đầm nước mênh mang nhưng mưa to đến mấy cũng không ngập nổi. Mực nước càng dâng cao bao nhiêu thì ngôi đền và khu Gò Lăng càng nổi lên cao bấy nhiêu. Vì thế, đền Giẻ ( đền Mẫu Thủy) nay còn được gọi là “Đền Bong Bóng”.

   Kiến trúc của ngôi đền hiện giờ được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Từ cổng Tam quan đi vào 50m, bên tay trái là Đảo Phật Bà với bức tượng Đức Mẹ Quan Âm Đại Sĩ hiền từ, một tay bấm khuyết cầm cành liễu, một tay cầm bình cam lộ trang nghiêm, thanh tịnh. Vòng qua đảo đi sâu vào trong khoảng 100 bước là tới chính cung, hai bên tả – hữu là gian nhà thờ Thần thổ địa, thần cai quản bản đền. Bên trong nội cung chính là gian thờ Mẫu Thủy (âm đọc chệch là Mẫu Thoải) với đôi câu đối cổ ca ngợi đức hạnh của ngài:

   “Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu

   Nữ trung chính trực thế gian vô”

   Dịch:

   “Người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành thì có thừa

   Người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh thì khó thấy”

   Phía bên trái của gian thờ Mẫu là gian thờ Chúa bà sơn trang, cai quản mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể với bức đại tự có đề “U hiển sơn lâm” (Rừng núi linh thiêng bí ẩn); bên trái là ban thờ Trần Triều tức Đức vua cha Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – một vị đại tướng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với hào khí Sát Thát, Đông A uy dũng bốn phương. Bên trên cửa võng có bức đại tự “Trần Triều hiển thánh”, bên dưới có đôi câu đối:

   “Đức đại an dân thiên cổ thịnh

   Công cao hiển thánh vạn niên trường”.

   Tạm dịch:

   “Đức lớn an dân nghìn năm còn mãi

   Công cao hiển thánh mãi mãi muôn đời”

   Ở giữa ban thờ công đồng Đình thần Tam Tứ phủ là cây hương đá cổ cùng bốn trụ đá được phát lộ năm 1998, có niên đại cách chúng ta ngày nay trên dưới 1000 năm lịch sử.

   Lễ hội hằng năm của Đền được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày Mẫu được trả về trần gian và ngày 22 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày Vua cha Bát Hải Động Đình (tức là vua Thủy Tề) đón Mẫu về làm vợ. Lễ hội được tổ chức trọng thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn khách thập phương tứ xứ mọi nơi về lễ bái, hầu đồng lấy lộc cầu may. Các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được diễn ra hết sức sôi động như: kéo co, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu…và đặc biệt là cuộc chơi thi thooirr cơm và hát quan họ trên thuyền rồng. Bởi tương truyền rằng, khi Mẫu được trả về trần gian, vua Thủy Tề đã cho Ngư Long làm hiển hoa thành thuyền rồng, cùng các nàng tiên cá hóa phép làm người cưỡi rồng theo hầu cơm nước và hát tiễn Mẫu lên trần.

   Đền Mẫu Thủy Linh Từ là một trong các ngôi đền cổ kính, linh thiếng thờ Mẫu Thoải – một vị Mẫu trong hàng tứ phủ có nhiệm vụ coi sóc, trị thủy miền sông nước. Đây là ngôi đền duy nhất trong các ngôi đền trên cả nước có Lăng mộ Mẫu Thoải và hiện vẫn còn rất nhiều các dấu tích gắn liền với truyền thuyết của Mẫu Thủy vùng Trôi Ao Sen như: Đền thờ, Cống Lửi ( nơi Mẫu bị vua Thủy Tề bắt đi), Gò Dương Vó ( dấu tích của gót ngựa Thánh Gióng đi qua)… Với tất cả những yếu tố trên Đền xứng đáng với danh hiệu “Đệ Tam Quốc Mẫu Linh Từ”, là một trong các trung tâm tâm linh linh thiêng nhất cả nước, chung đúc khí thiêng của ngàn năm văn hóa dân tộc Việt Nam!.

Đề bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh em yêu thích

Bài văn mẫu – Cô Tô

   Nhắc đến Quảng Ninh chúng ta không chỉ biết đến một Vân Đồn với những bãi cát trắng trải dài, đầy mộng mơ mà còn nhớ đến một Cô Tô bé nhỏ đẹp đẽ, đầy thơ mộng. Đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, là địa điểm du lịch nổi tiếng, là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca của biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn.

   Cô Tô là quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 47,3km2, dân số ít khoảng hơn 6000 người. Cô Tô ở toạ độ từ 20o10’đến 21o15’ vĩ độ bắc và từ 107o35’ đến 108o20’ kinh độ đông cách đất liền 60 hải lý. Huyện đảo Cô Tô gồm 30 đảo lớn nhỏ, trong đó trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Luân.

   Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng) được thành lập đã được hàng trăm năm. Đây vốn là nơi trú ngụ của nhiều thuyền bè, nhưng không có dân cư sinh sống vì bị nhiều toán cướp người Trung Quốc quấy phá. Bởi vậy, dưới đời nhà Nguyễn, vào năm 1832 Nguyễn Công Trứ đã xin với triều đình cho lập làng xã ở nơi đây và cắt cử người cai quản. Đảo Cô Tô chính thức được thành lập từ đó.

   Địa hình của Cô Tô chủ yếu là đồi núi. Đỉnh giáp Cáp Cháu cao 210m, đỉnh đài khí tượng trên đảo chính cao 160m. Phần giữa các đảo đều là đồi núi nhô cao, vây quanh chúng là những núi thấp như những cây nấm nhỏ và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát và vịnh nhỏ đặc trưng của địa hình đảo. Sông suối trên đảo Cô Tô rất ít, chúng đã được cải tạo, đắp đập thành 11 hồ nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Bù lại nguồn nước ngầm trên đảo rất phong phú, và có chất lượng tốt an toàn cho sức khỏe của người dân.

   Về tự nhiên trên đảo Cô Tô cũng khá phong phú, với các cánh rừng tự nhiên đa dạng, có nhiều loại gỗ quý, đem lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra trên đảo còn trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối,… từ lâu đã trở thành sản vật nông sản nổi tiếng. Bên cạnh đó cũng cần kể đến những loại dược liệu quý hiếm như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía,… Các loại động vật, đặc biệt là hải sản rất phong phú như tôm, cá, mực, tu hài, ốc móng tay…

   Đảo Cô Tô đem lại nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa. Trước hết Cô Tô có nhiều loại hải sản quý, đem lại giá trị kinh tế cao như: cầu gai, cá hồng, cá song, cá chim, ghẹ, tu hài, bề bề, tôm nõn, cá thu một nắng,… đặc biệt mực một nắng Cô Tô, với hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà không có ở bất cứ nơi nào khác. Không chỉ vậy, đến với nơi đây các bạn còn được thưởng thức món bào ngư, món ăn đắt đỏ, với giá trị dinh dưỡng cao và là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người.

   Ngoài ra còn phải kể đến giá trị to lớn về mặt du lịch của Cô Tô. Đến với huyện đảo Cô Tô hẳn các bạn sẽ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, những bãi cát trải dài, trắng mịn hòa cùng màu nước biểu xanh ngắt, chắc chắn sẽ là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời cho cả gia đình bạn. Ở đây có nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi Tàu Đắm, Hồng Vàn, Vàn Chải,… mỗi bãi tắm lại mang những vẻ đẹp riêng: bãi Bắc Vàn có nhiều sao biển, muốn ngắm những vách núi lạ, độc đáo bạn có thể đến bãi Cầu Mỵ. Tuy nhiên, đẹp nhất phải kể đến bãi Hồng Vàn với cát biển trắng mịn trải dài, biển sạch, không có rác bẩn và bãi cát phẳng lì, là nơi tắm biển và ngắm hoàng hôn lí tưởng trên đảo. Nếu muốn hưởng thụ cảm giác thanh bình, riêng tư bạn có thể đến Cô Tô con, đảo Cô Tô con cách Cô Tô lớn chỉ khoảng 15 phút đi tàu. Không chỉ vậy, đến với Cô Tô ta còn bị ấn tượng bởi ngọn hải đăng cao vút được xây dựng cuối thế kỷ XIX, hiện đang hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời. Đây cũng là điểm tham quan hấp dẫn nhiều du khách. Từ đỉnh của ngọn hải đăng, bạn có thể phóng tầm mắt, ngắm toàn cảnh Cô Tô. Lúc này con người được hòa vào thiên nhiên một cách tuyệt đối, với cái mặn mòi của gió biển, nắng vàng óng như mật ong, mắt nhìn ra bốn phía là biển cả và đất trời bao la.

   Ngoài những giá trị về mặt kinh tế và du lịch, vẻ đẹp nên thơ của Cô Tô còn là nơi khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho biết bao nghệ sĩ. Ta có thể nhắc đến bài kí Cô Tô nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Với những cảm nhận vô cùng tinh tế, ngòi bút tài hoa như có thần đã vẽ nên một Cô Tô ngập đầy sức sống: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

   Cô Tô quả là một kì quan đẹp đẽ của nước ta. Với biết bao hòn đảo lớn nhỏ ở Việt Nam, nhưng Cô Tô lại mang vẻ đẹp độc đáo, không hòa lẫn. Vừa có nét cứng cỏi của những dãy núi, lại có nét mềm mại của những bãi cát dài, những con sóng ngày đêm vỗ. Chính điều ấy đã làm nên vẻ đẹp riêng biệt cho Cô Tô, khiến ai đến nơi đây một lần cũng phải nhớ mãi.

Đề bài:Thuyết minh về cây lúa

Dàn ý mẫu

1, Mở bài:

    Giới thiệu ngắn về cây lúa:

   – Giới thiệu gián tiếp qua các câu thơ, câu văn: Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Cây lúc đã gắn bó lâu đời và trở thành một biểu tượng văn minh, văn hóa của con người Việt Nam

2, Thân bài:

a, Những đặc điểm sinh học của cây lúa

   – Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chính trên thế giới.

   – Có nhiều giống lúa khác nhau nhưng do đặc điểm khí hậu, đất đai vùng Đông Nam Á, lúa ở Việt Nam là giống lúa nước.

   – Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

   + Lúa là thực vật thuộc nhóm một lá mầm, thân cỏ, rễ chùm, bao gồm ba bộ phận chính:

Rễ: nằm dưới đất, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây

Thân: tròn, mọc thẳng đứng, được nối với nhau bằng nhiều đốt. Bên trong thân cây lúa rỗng và mềm => có tác dụng vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây.

Ngọn: Đây là nơi hình thành và sinh trưởng của bông lúa. Bông lúa gồm nhiều hạt, khi chín có màu vàng, được người nông dân thu hoạch về làm nông sản. Lá lúa ôm lấy thân, nằm nhiều ở phần ngọn, tùy thời kì sinh trưởng mà lá đổi màu từ xanh nõn đến xanh thẫm và vàng.

   + Khi cây lúa còn non được gọi là mạ, khi trưởng thành hoa lúa tự thụ phấn thành các cụm hoa, rồi thành hạt.

b, Cách trồng lúa

   – Từ hạt thóc thu hoạch, người nông dân ngâm cho thóc nảy mầm, thành mạ.

   – Cày xới ruộng cho đất tơi xốp, màu mỡ.

   – Gieo mạ trên ruộng riêng để phát triển tốt rồi đem mạ gieo xuống ruộng đã cày bừa.

   – Trong thời gian trồng lúa, phải bón phân, chú ý tưới tiêu để ruộng luôn xâm xấp nước, không ngập không hạn.

   – Khi lúa phân nhánh hoa, sinh hạt phải diệt sâu bọ: có nhiều cách như phun thuốc sâu, nuôi vịt…

   – Hạt lúa chín, người nông dân gặt lúa về, tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo.

c, Vai trò và sự phát triển của cây lúa:

   – Vai trò về lương thực, kinh tế:

   + Cây lúa đem lại lương thực cho người Việt Nam từ ngàn đời nay: lúa nếp cho hạt gạo nếp để nấu xôi, các loại bánh; gạo tẻ nấu cơm dùng hàng ngày, làm thành các thực phẩm khác như bún phở, bánh đa bánh đúc…; lúa non dùng làm cốm…

   – Vai trò về văn hóa:

   + Hình thành nền văn minh lúa nước: phát triển những phương thức trồng trọt ở đồng bằng, châu thổ từ xưa; phát triển kĩ thuật cấy lúa hiện đại…

   + Tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo, phong phú.

   + Đại diện cho vẻ đẹp lao động: đi vào thơ ca, được khắc trên trống đồng, làm họa tiết trang trí trên áo dài…

   – Sự phát triển của cây lúa hiện nay:

   + Hiện nay ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa đạt sản lượng năng suất cao.

   + Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

3, Kết bài:

   – Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt

   – Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Đề bài: Thuyết minh về Cây lúa.

Bài văn mẫu

   Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

   Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

   Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

   Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

   Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…

   Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

   Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

   Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

   Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

   Bao giờ cây lúa còn bông

   Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Đề bài: Thuyết minh về cây lúa.

Bài văn mẫu

    Ông cha ta xưa đã từng có câu:

   Trời mưa cho lúa thêm bông

   Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền

    Là một nước có nền văn hóa nông nghiệp, nên lúa nước là một loài cây vô cùng quan trọng đối với nhân dân ta. Cây lúa gắn bó, gần gũi với đời sống nhân dân hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về giá trị, ý nghĩa của nó.

    Cùng với ngô, sắn, khoai tây và lúa mì, lúa là một trong năm loại lương thực chính của thế giới. Có nhiều giả thuyết cho rằng, lúa châu Á có nguồn gốc tổ tiên là loài cây hoang dại, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, Việt Nam ta chính là một trong những nơi đầu tiên có lúa trên trái đất. Ngoài ra giống lúa châu Phi, được thuần hóa từ 3500 năm trước công nguyên. Còn riêng cây lúa đối với Việt Nam đã xuất hiện từ thời văn hóa Phùng Nguyên khoảng 3500 – 2500 TCN, vào khoảng thời gian này người ta đã tìm thấy công cụ trồng lúa nước. Đến thời đại Văn Lang Âu Lạc thì nền nông nghiệp lúa nước của ta đã phát triển rực rỡ.

    Lúa là loài thực vật nhóm cỏ, đã được con người thuần dưỡng hàng nghìn năm nay. Lúa có độ cao từ từ 60 – 80 cm, thân từ 2 – 3cm, lá lúa dẹt, mỏng và dài. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lúa sẽ có màu sắc lá thay đổi. Lúa là loại dễ chùm, thường được trồng ở những vùng nước, ngoài ra cũng có loại lúa trồng cạn, nhưng loại này ít phổ biến hơn. Lúa cần ngập một phần trong nước để đảm bảo luôn có lượng nước cần thiết cho chúng phát triển và hạn chế sự phát triển các loài cỏ dại. Ngoài ra ở một số vùng nước cao cây lúa có thể cao từ 1m đến 1m8, loại này được gọi là lúa nổi, thân chúng dài như vậy để tránh úng nước, dẫn đến thối, hỏng. Lúa không cần các loài côn trùng, hay các tác nhân như gió để thụ phấn, mà chúng là loại tự thụ phấn, sau khi thụ phấn phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng, qua thời gian sẽ đông đặc lại và có màu trắng sữa, khi đó chúng đã trở thành hạt gạo, chờ ngày chín để gặt đem về. Lúa được chia làm hai loại: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có mùi thơm hơn, thường để đồ xôi, làm bánh; còn lúa tẻ là cây lương thực chính hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong lúa tẻ lại được chia làm nhiều tiểu loại, với từng đặc trưng riêng.

    Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Là loại lương thực phổ biến ở các nước châu Á, duy trì sự sống, sinh trưởng của con người. Dù trong những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc hay cầu kì đắt đỏ cũng không thể thiếu đi bát cơm trắng, thơm, dẻo ngọt. Không chỉ vậy, lúa con là loại lương thực xuất khẩu chủ lực của một số nước như: Thái Lan, Việt Nam,… đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Cây lúa không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người, mà trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, cho đất nước.

    Không chỉ vậy, mọi bộn phận của lúa đều được tận dụng, thân của chúng sau khi gặt về cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt. Vỏ trấu dùng làm chất đốt thay củi. Như vậy, có thể thấy, ở nông thôn cây lúa có vai trò cực kì quan trọng.

    Không chỉ đem lại cho con người cuộc sống no ấm, đầy đủ mà cây lúa còn là biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam – văn minh lúa nước. Là biểu tượng cho người nông dân cần cù, mộc mạc, hiền làng chăm chỉ:

   Cày đồng đang buổi ban trưa

   Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

   Ai ơi bưng bát cơm đầy

   Dẻo thơm mô hạt đắng cay muôn phần

    Ngoài ra, sự phát triển của cây lúa không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, xã hội mà nó còn có giá trị lịch sử. Bởi sự phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình lịch sử nước ta, in những dấu ấn không thể phai mờ trong các thời kì lịch sử đầy thăng trầm. Chắc hẳn chúng ta vẫn không quên sự tích Bánh chưng bánh giày với chàng Lang Liêu cần cù, chịu khó được thần giúp đỡ tạo nên hai thứ bánh: bánh chưng – tượng trưng cho đất, và bánh giầy tượng trưng cho trời. Chỉ một hạt gạo bé nhỏ nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa, giá trị đối với đời sống tâm linh Việt Nam.

    Lúa là loại lương thực phổ biến không chỉ của các nước châu Á mà đã trở thành lương thực của quan trọng của toàn thế giới. Cây lúa ngày càng khẳng định vững chắc hơn nữa, vị trí, vai trò của mình. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, diện tích đất nông nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, cần có những biện pháp tích cực để đảm bảo diện tích trồng lúa, bởi đó cũng chính là cách đảm bảo an ninh lương thực.

Đề bài: Thuyết minh về cây lúa

Bài văn mẫu

    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

   Lúa là loại cây lương thực truyền thống của người nông dân Việt Nam, đi dọc khắp mọi miền Tổ Quốc không khó để bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay bởi đất nước ta là đất nước có một nền văn minh lúa nước.

   Trong khi ở Châu Âu là cây lúa mì thì ở Châu Á lúa nước là cây lương thực chính. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương nhân dân ta đã biết trồng lúa. Từ đó, nghề trồng lúa được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành ngành nông nghiệp chính của nước ta.

   Lúa thuộc loài thân thảo. Lá lúa dài trông giống như lưỡi kiếm, gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Lúa là loại cây có rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất bùn để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Khi đến “thì” lúa sẽ lên đòng rồi nở ra hoa lúa. Hoa lúa tự thụ phấn thành những hạt thóc. Khi chín lúa sẽ từ màu xanh ngả sang màu vàng, đến lúc này người nông dân đã có thể thu hoạch những bông lúa trĩu nặng mà họ dày công chăm sóc.

   Để trồng được ra cây lúa, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn giống, rồi ngâm ủ với nước cho giống nảy mầm. Sau đó, người nông dân sẽ đem ra ngoài ruộng gieo thành từng luống mạ. Chờ mạ lớn được khoảng 20 – 25cm, sẽ được nhổ lên để cấy thành hàng. Từ đó cây lúa sẽ lớn, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và kết thành những hạt thóc căng mẩy. Ở miền Bắc, người nông dân thường hay trồng lúa theo 2 vụ là vụ chiêm vào những ngày đầu xuân năm mới và vụ mùa trong cái nắng của những ngày hè, còn ở miền Nam 1 năm có 3 vụ lúa.

   Lúa được phân ra làm hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ, trong hai loại đó lại có rất nhiều loại lúa khác nhau. Từ thời Hùng Vương, gạo nếp đã được Lang Liêu dùng để làm bánh chưng, bánh giày dâng vua Hùng. Ngoài ra gạo nếp còn được làm thành rất nhiều món ăn ngon thuyền thống khác như gạo nếp non dùng để làm cốm đã được nhà văn Thạch Lam giới thiệu trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, hay còn có những gói xôi, bánh tẻ, bánh đúc,… mang những hương vị hết sức quen thuộc. Nếu gạo nếp được dùng làm ra nhiều loại bánh thì gạo tẻ được sử dụng hàng ngày, đó chính là những bát cơm trắng thơm, dẻo. Có thể nói lúa làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực văn hóa Việt Nam

   Lúa không chỉ cho ra những hạt gạo dinh dưỡng mà thân lúa cũng được sử dụng cho gia súc ăn hoặc phơi khô dùng làm chất đốt.

   Ngày nay, Việt Nam ta đã nhập khẩu được các loại lương thực khác nhưng lúa vẫn là cây lương thực chính của nước ta. Không chỉ là loài cây lương thực dinh dưỡng mà lúa còn gắn liền với hình ảnh làng quê, hình ảnh người nông dân Việt Nam “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra “hạt ngọc” của thiên nhiên.

Đề bài: Thuyết minh về cây tre ở quê em.

Bài văn mẫu

   Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

   Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

   Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

   Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

   Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

   Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

   “Tre xanh, xanh tự bao giờ

   Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

   Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

   Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

   Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

   Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. ” Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

   Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

   Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

   Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Đề bài: Thuyết minh về cây bàng ở quê em.

Bài văn mẫu

   Dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.

   Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.

   Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. Có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động:

   Vẫn gió bấc căm căm

   Vẫn mơ hồ mưa bụi

   Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy

   Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời

   Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa

   Khi mùa đông tới gần….

   Nhưng đến bây giờ thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…

   Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.

Đề bài: Thuyết minh về một loài vật nuôi mà em yêu thích.

Bài văn mẫu – Con thỏ

   Nếu như trước đây, nhắc tới các loài thú cưng, được chọn để làm cảnh thì chó, mèo, kì nhông, chim chóc… thường được liệt vào danh sách hàng đầu, nhưng hiện nay, một loài động vật nữa cũng được giới trẻ đặc biệt yêu thích và nuôi phổ biến rộng khắp trong các hộ gia đình của người Việt, đó là loài thỏ. Với vẻ ngoài ưa nhìn, bắt mắt, hiền lành và dễ gần, dễ nuôi, thỏ được xem như một loài thú bông dành cho các bạn nữ tuổi teen. Đồng thời, chúng cũng đem lại những lợi nhuận to lớn về mặt kinh tế cho những người nông dân.

   Loài thỏ vốn là một loài động vật có vú nhỏ, được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ gồm có 60 loại giống, được phân thành bảy loại chính, điển hình như thỏ rừng châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, và một số loài thỏ quý hiếm ở Amami Oshima, Nhật. Hiện nay, do nhu cầu thẩm mĩ về mặt hình thức bên ngoài, người nuôi đã cho ghép đôi các giống thỏ khác nhau về dòng giống nên tạo ra rất nhiều các màu sắc đẹp mắt. Và người Việt cũng quen gọi theo lối gọi dân dã theo màu lông của thỏ như: thỏ bướm Pháp, thỏ trắng New Zealand, thỏ xám đen, thỏ vàng…

   Thỏ được thuần chủng và du nhập vào nước ta từ rất lâu rồi, người ta ước tính khoảng trên dưới hai trăm năm về trước. Nên thỏ là loài động vật rất gần gũi với người dân Việt. gần tới mức, thỏ đã đi vào dòng chảy văn học dân gian rất tự nhiên và chứa đựng biết bao nhiêu những bài học sâu sắc ở đời như truyện cổ tích “Thỏ và rùa”; “con thỏ khôn ngoan”; “thỏ con không vâng lời mẹ”… các câu chuyện không chỉ gây hứng thú, hấp dẫn các em thiếu nhi mà còn đem lại cho mọi lứa tuổi sự hiểu biết phong phú về xã hội, con người…

   Về đặc điểm ngoại hình và tập tính, bên ngoài thỏ có một lớp lông mao rất dày, có tác dụng giữ ấm cơ thể; đôi tai dài và dựng đứng lên, với thính giác nhạy bén nên chỉ cần một tiếng động nhỏ từ xa là chúng đã có thể bắt được các tín hiệu xung quanh. Điều đó, giúp thỏ có thể trốn tránh được hiểm nguy từ mọi sự đe dọa tác động vào. Mắt thỏ thường có hai màu: đen và đỏ. Tùy vào màu lông bên ngoài mà mắt thỏ có sự khác nhau về màu sắc. Nếu lông thỏ trắng thì mắt thỏ sẽ màu đỏ; còn nếu lông thỏ pha trộn các màu khác với nhau thì mắt sẽ có màu đen. Nhờ có lớp gương phản quang Tapetum lucidum nên vào buổi tối, dù không có đèn điện mắt thỏ vẫn rất tinh tường và khi chiếu ánh đèn điện vào mắt thỏ thì mắt chúng sẽ phát sáng ra các sắc màu lấp lánh. Khác với các loài vật bốn chi khác, hai chân sau của thỏ dài hơn hai chân trước và được gấp khúc. Vì thế, thỏ không đi bằng bốn chân mà lại “nhảy cóc” bằng hai chân sau. Dưới mỗi ngón chân đều có móng dài, sắc và có lớp lông đệm dày, vừa có tác dụng giúp thỏ đi lại vững vàng, lại vừa giúp chúng tự vệ trước sự tấn công của kẻ thù. Với bộ hàm chắc, khỏe, những chiếc răng thỏ, đặc biệt là hai chiếc ở hàm trên phát triển rất dài, sắc, và nhọn, thỏ có thể gặm nhấm bất cứ những thức ăn khô cứng nào đó như mía, ngô, khoai, sắn… Mặc dù, thỏ nay đã được thuần hóa, nuôi trong các hộ gia đình nhưng tập tính đào hang của chúng vẫn không thay đổi. Chiếc hang vừa là nơi để chúng che mưa, che nắng, trốn tránh kẻ thù, lại vừa là nơi an toàn để chúng sinh sản, bảo vệ các con non. Mỗi năm, thỏ đẻ từ 5 đến 7 lứa, mỗi lứa trung bình từ 6 đến 10 con. Trước khi đẻ, thỏ có biểu hiện nhổ lông bụng, cắp rác và trộn với nhau để làm ổ đẻ. Thỏ có đặc tính vừa nuôi con bú, lại vừa mang thai. Vì thế, sau ba ngày sinh sản, thỏ có thể được phối giống và tiếp tục chửa.

   Tuy nhiên, do cấu tạo khoang mũi hết sức phức tạp, nhạy bén nên thỏ có thể phân biệt được mùi của nhau. Chúng thường phân chia ranh giới lãnh thổ bằng mùi nước tiểu. Mặc dù tính bầy đàn cao nhưng khi bắt đầu tới tuổi động dục (con đực 8 tháng tuổi, con cái 6 tháng tuổi có thể sinh sản),con cái sẽ chủ động rời đi, tìm nơi cư trú riêng của mình để nuôi dưỡng thai kì cho tới khi sinh nở.

   Thức ăn của thỏ rất đa dạng, nhưng có thể chia theo hai nhóm chính, thức ăn tươi và thức ăn khô. Thức ăn tươi là loại thức ăn xanh như: các loại cỏ voi, cỏ mía, lá su hào, lá bắp cải… Đây là thức ăn chính của thỏ. Bên cạnh đó, để bổ sung protein và chất đạm khác, thỏ còn ăn cả những thức ăn khô. Thức ăn khô này là cám viên dành riêng cho thỏ, được chiết suất gồm rất nhiều các thành phần khác nhau, hỗ trợ tăng trọng, nhanh lớn và nâng cao sức đề kháng.

   Các loại bệnh thường gặp ở thỏ là: bệnh ghẻ, sình bụng do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Dù thỏ có khả năng thích nghi thời tiết, môi trường sống rất tốt nhưng sức đề kháng của thỏ kém. Một trong các nguyên nhân chính gây nên các loại bệnh thường gặp bên trên là do thức ăn không được đảm bảo, mất vệ sinh, đặc biệt là thức ăn tươi xanh. Vì thế, mặc dù thỏ dễ ăn, dễ nuôi nhưng người nuôi thỏ rất chú trọng điều này.

   Ngày nay, do nhu cầu tăng cao, thỏ không chỉ để làm thú cưng mà còn trở thành món ăn đặc sản như thỏ ướp lá chanh, thịt thỏ sốt vang, thỏ hầm thuốc bắc… rất giàu vitamin, tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lông và da thỏ còn để làm đồ trang sức, làm áo phục vụ con người. Với cấu tạo nội tạng bên trong khá giống cấu tạo ở người, nên thỏ từ lâu còn được chọn làm vật thí nghiệm để tạo ra các loại thuốc mới… Đặc biệt phân của thỏ còn giàu Nitơ và phốt pho nên có thể tận dụng để bón cây, nuôi cá, nuôi chuột bạch… Vì có rất nhiều những lợi ích trên nên nuôi thỏ đã và đang trở thành một ngành kinh tế phát triển rất mạnh, đem lại lợi nhuận lớn cho người nông dân.

   Tóm lại, thỏ là một loài động vật có ích, đáp ứng được nhu cầu về mặt tinh thần và vật chất của con người, vừa có thể làm cảnh, lại vừa đem lại lợi nhuận về kinh tế lớn. Vì thế, việc lựa chọn chăn nuôi thỏ là một sự lựa chọn thông minh. Bởi việc nuôi thỏ rất có tiềm năng, đặc biệt đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện.

Đề bài: Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em yêu thích.

Bài văn mẫu – Con gà

   Tiếng gà trưa

   Ổ rơm hồng những trứng

   Này con gà mái mơ

   Khắp mình hoa đốm trắng

   Này con gà mái vàng

   Lông óng như màu nắng

   Những câu thơ của Xuân Quỳnh thật hay và đặc sắc để nói về loài gà – một loại vật nuôi quen thuộc trong gia đình Việt Nam. Không chỉ vậy gà còn là người bạn, chiếc chuông báo thức cho cha ông ta. Gà và con người gần gũi với nhau là vậy, nhưng chưa chắc các bạn đã biết hết về loài vật yêu quý này.

   Gà hay có tên gọi khác là kê, vốn là họ nhà chim, đã được con người thuần hóa cách đây hàng nghìn năm. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, gà có nguồn gốc từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ ở Đông Nam Á. Trải qua hàng nghìn năm thuần hóa, gà mới có hình dạng và tập tính như ngày nay.

   Hiện nay có nhiều giống gà khác nhau như: gà lông xù có nguồn gốc từ Trung Quốc; gà tây hay còn được gọi là gà lôi, với thân hình to lớn, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ; Gà sao hay còn gọi là gà trĩ có nguồn gốc từ Châu Phi; gà VCN là giống gà lai công nghiệp siêu trứng; gà tre Tân Châu là giống gà bản địa của Việt Nam với dáng nhỏ, màu sắc rực rỡ, hay được lựa chọn làm gà cảnh,… Gà được phân chia rất đa dạng, với nhiều giống gà phong phú, mỗi loại lại có những đặc điểm khu biệt.

   Gà là động vật lông vũ, giữa gà trống và gà mái có những đặc điểm khác nhau rất dễ để phân biệt. Gà trống có bộ lông sặc sỡ, bóng bẩy, cùng chiếc đuôi dài uốn cong rất đối hùng dũng, và trên vành cổ thường có lông nhọn, có mào đỏ ở trên đầu, ngoài ra gà trống trưởng thành còn có những chiếc cựa lớn ở dưới chân dùng để đào bới thức ăn và chiến đấu với những con gà trống khác. Gà mái có màu lông kém rực rỡ hơn, thương là màu nâu đất, cũng không có cựa ở chân như gà trống. Gà mái có thân hình thon, nhỏ, nhiều lông tơ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Chân của gà được phủ bằng lớp vảy sừng, lớp vảy này giúp bảo vệ chân gà khi chúng đào bới hoặc chiến đấu. Chân gà thường chúng có bốn ngón, ba ngón trước và một ngón sau giúp gà di chuyển linh hoạt, các ngón chân khỏe giúp chúng trong việc bới rác tìm thức ăn. Cánh gà được bao phủ bằng các lớp lông ống xếp chồng lên nhau. Mặc dù có cánh nhưng gà không bay được hoặc chỉ bay được một đoạn ngắn. Những chiếc lông vừa giúp gà di chuyển thăng bằng vừa làm đẹp cho hình thể của chúng, đặc biệt là gà trống để thu hút gà mái.

   Về đặc tính của loài gà, chúng là loài sống theo bầy đàn. Các con trong cùng một đàn sẽ tranh giành nhau dành ưu thế, con nào chiếm ưu thế, đứng đầu đàn sẽ nhận về những đặc quyền về thức ăn và nơi ở. Khi một con trong đàn mất đi thì quy luật này sẽ bị phá vỡ, nhưng trật tự này sẽ nhanh chóng được thiết lập lại. Ngoài ra, tập tính của chúng còn phải kể đến việc gáy của gà trống vào buổi sáng để báo hiệu các gà trống khác về lãnh thổ. Tiếng cục tác của gà mái thường xuất hiện sau khi đẻ trứng hoặc dùng để gọi con. Đây là những tập tính cơ bản của loài gà.

   Gà là giống vật nuôi quen thuộc, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình. Gà là nguồn thức ăn, cho thịt và cho trứng. Trứng và thịt gà giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao, cung cấp các chất dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Không chỉ vậy, với những gia đình có trang trại nuôi gà lớn, thì chăn nuôi gà cũng là cách thức để phát triển kinh tế cho gia đình. Bên cạnh đó gà còn là con vật để giải trí như gà trọi, gà cảnh, giúp con người khuây khỏa sau những ngày làm việc căng thẳng. Xa xưa, khi ông cha ta chưa có đồng hồ, thì gà chính là người bạn, chiếc đồng hồ báo thức gọi mọi người dậy cho kịp giờ làm đồng.

   Về phương diện văn hóa, gà là một trong mười hai con giáp, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa phương Đông. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình tượng gà trống có một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh. Theo quan niệm Nho giáo, gà là đại diện cho người quân tử với năm đức tính: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Ngoài ra, gà còn gợi khởi nguồn cảm hứng sáng tác như: bức tranh dân gian Đồng Hồ hình ảnh đàn gà ríu rít quanh chân mẹ, hay con gà cục tác lá chanh bên cạnh những chú lợn ủn ỉn. Những nét vẽ đơn sơ, với nghệ thuật pha màu tài tình đã vẽ lên đời sống làng quê Việt Nam. Không chỉ vậy, gà con đi vào đời sống văn học với con gà trắng trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy; những câu ca dao, tục ngữ thể hiện đời sống tâm hồn, những bài học kinh nghiệm của ông cha ta: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” hay “Cõng rắn cắn gà nhà”,… những câu thơ của Xuân Quỳnh hình ảnh đàn gà hiện lên cũng thật sinh động: “Này con gà mái mơ/ Khắp mình hoa đốm trắng/…”.

   Gà là vật nuôi gần gũi, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Với hình dáng nhỏ nhắn nhưng bước đi oai vệ con gà trống đã trở thành biểu tượng của niềm tin, sức mạnh, của niềm mơ ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta.

Đề bài: Thuyết minh về một giống vật nuôi

Bài văn mẫu – Con chó

   Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

   Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

   Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

   Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

   Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

   Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1100

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống