Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

I. PHIÊN MÃ

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

* ARN thông tin (mARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.

– Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã.

* ARN vận chuyển (tARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu.

– Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền.

* ARN ribôxôm (rARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ.

– Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm.

2. Cơ chế phiên mã

a. Khái niệm

– Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.

– Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn.

b. Cơ chế phiên mã

* Tháo xoắn ADN: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ -> 5’.

* Tổng hợp ARN:

+ Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc 3’-5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A, X-G) cho đến khi gặp tính hiệu kết thúc.

* Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’-3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của ADN liên kết lại với nhau.

II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ.

1. Khái niệm.

– Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtein

– Dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã, diễn ra ở tế bào chất.

2. Diễn biến của cơ chế dịch mã.

a. Hoạt hóa aa.

Sơ đồ hóa:

aa + ATP —- enzim →aa-ATP (aa hoạt hóa)——–enzim →phức hợp aa -tARN.

b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

– Mở đầu(hình 2.3a )

– Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit(hình 2.3b)

– Kết thúc (Hình 2.3c)

* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 994

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống