Chương 1: Bản đồ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1:Mặt phẳng chiếu đồ thường có dạng hình học là

A. Hình nón.

B. Hình trụ.

C. Mặt phẳng.

D. Mặt nghiêng.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2:Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là

A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.

B. Do hình dạng mặt chiếu.

C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu.

D. Do đặc điểm lưới chiếu.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Đáp án A.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4:Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:

A. Hình nón.

B. Mặt phẳng.

C. Hình trụ.

D. Hình lục lăng.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5:Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:

A. Cực.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6:Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu

A. Phương vị ngang.

B. Phương vị đứng.

C. Hình nón đứng.

D. Hình nón ngang.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7:Phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm lưới chiếu

A. Vĩ tuyến là những cung tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

B. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng

D. Vĩ tuyến là những vòng tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

Đáp án B.

Giải thích: SGK/7, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8:Phép chiếu hình trụ đứng có đặc điểm lưới chiếu:

A. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song.

B. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song và chúng thẳng góc với nhau.

C. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực.

D. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực và vuông góc với nhau.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/7, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9:Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu

A. Hình trụ đứng.

B. Hình nón đứng.

C. Phương vị đứng.

D. Hình nón ngang.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10:Câu 10. Phép chiếu hình bản đồ là

A. Biểu thị mặt cong lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

B. Biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng giấy vẽ.

C. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

D. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt cong của giấy vẽ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11:Phép chiếu hình trụ đứng có độ chính xác ở vùng

A. Xích đạo.

B. Vĩ độ trung bình.

C. Vĩ độ cao.

D. Vùng cực, cận cực.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12:Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu

A. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng.

B. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực.

C. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực.

D. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường cong đồng quy ở cực.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13:Phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm lưới chiếu

A. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến còn lại là cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo.

B. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và chúng vuông góc với nhau, kinh tuyến là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm còn xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

D. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ.

Đáp án A.

Giải thích: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

Câu 15: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

B. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía.

C. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn.

D. Không đổi trên toàn bộ lãnh thổ thể hiện.

Đáp án C.

Giải thích: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có tính chính xác cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn.

Câu 16: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm

A. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nữa cầu Bắc – Nam.

B. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây.

C. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo, giảm dần khi càng xa giao điểm đó.

D. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo, giảm dần khi càng xa giao điểm đó.

Đáp án C.

Giải thích: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có tính chính xác cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó.

Câu 17: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẻ bản đồ ở khu vực nào dưới đây?

A. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.

B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

C. Vùng cực.

D. Vùng vĩ độ trung bình.

Đáp án A.

Giải thích: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẻ bản đồ ở bán cầu Đông và bán cầu Tây.

Câu 18: Phép chiếu phương vị nghieng thường được dùng để vẻ bản đồ

A. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.

B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

C. Vùng cực.

D. Vùng vĩ độ trung bình.

Đáp án D.

Giải thích: Phép chiếu phương vị nghiêng thường được dùng để vẽ bản đồ ở vùng vĩ độ trung bình.

Câu 19: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vĩ độ trung bình với độ chính xác cao người ta không dùng phép chiếu nào dưới đây?

A. Phương vị nghiêng.

B. Hình nón nghiêng.

C. Hình trụ nghiêng.

D. Phương vị đứng.

Đáp án D.

Giải thích: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vĩ độ trung bình với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị nghiêng, hình nón nghiêng và phép chiếu hình trụ nghiêng.

Câu 20: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vùng cực với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào dưới đây?

A. Phương vị đứng.

B. Phương vị ngang.

C. Hình nón đứng.

D. Hình trụ đứng.

Đáp án A.

Giải thích: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vùng cực với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị đứng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 974

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống