Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1. Sông Amadôn đổ ra đại dương nào dưới đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2. Sông Iênítxây đổ ra biển Cara thuộc đại dương nào dưới đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. Biển Hồ ở Campuchia có ảnh hưởng đến chế độ nước của sông nào dưới đây?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Bé.
C. Sông Cửu Long.
D. Sông Hồng.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông Iênítxây là
A. nước mưa.
B. băng tuyết tan.
C. nước các hồ, đầm.
D. nước ngầm.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5. Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi không tuỳ thuộc vào tương quan
A. Giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển
B. Giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển
C. Giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển
D. Giữa diện tích mặt nước với độ muối của vùng biển
Đáp án D.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6. Sông Amadon là sông
A. dài nhất thế giới.
B. có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
C. nhỏ nhất thế giới.
D. ngắn và dốc nhất thế giới.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7. Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là
A. Độ dốc và chiều rộng của lòng sông
B. Độ dốc và vị trí của sông
C. Chiều rộng của sông và hướng chảy
D. Hướng chảy và vị trí của sông
Đáp án A.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8. Sông Nin đổ ra biển nào dưới đây?
A. Biển đen.
B. Địa Trung Hải.
C. Biển đỏ.
D. Biển Đông.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ước tính có ở biển và đại dương lần lượt là
A. 21 tỉ tấn và 14 tỉ m3.
B. 21 nghìn tỉ tấn và 14 tỉ m3.
C. 21 tỉ tấn và 14 nghìn tỉ m3.
D. 21 tỉ tấn và 140 tỉ m3.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới là
A. Sông Amadôn.
B. Sông Nin.
C. Sông Trường Giang.
D. Sông Vonga.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Sông có chiều dài lớn nhất thế giới là
A. Sông Amadôn.
B. Sông Nin.
C. Sông Hoàng Hà.
D. Sông Vonga.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.
Câu 12. Miền nào dưới đây của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa?
A. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp.
B. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình cao.
C. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình thấp.
D. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình cao.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 13. Các hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa thường có đặc điểm:
A. Hình tròn và thường rất sâu.
B. Hình bán nguyệt và thường khá sâu.
C. Hình tròn và khá nông.
D. Hình móng ngựa và sâu.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào
A. chế độ mưa.
B. băng tuyết tan.
C. nước ngầm.
D. nước trong các ao, hồ.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. Vòng tuần hoàn.
B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. Vòng tuần hoàn lớn của nước.
D. Vòng tuần hoàn của nước.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.
Câu 16. Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và hình thành dạng địa hình nào dưới đây?
A. Sa mạc.
B. Đồng bằng.
C. Đầm lầy.
D. Rừng cây.
Đáp án C.
Giải thích: Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và hình thành dạng địa hình đầm lầy. Đầm lầy phát triển mạnh ở khu vực ôn đới.
Câu 17. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
B. Địa hình và bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và bề mặt địa hình.
Đáp án A.
Giải thích: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố: Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít, địa hình và cấu tạo của đất, đá cùng với đó là lớp phủ thực vật.
Câu 18. Mực nước ngầm không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
B. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.
C. Lớp phủ thực vật.
D. Tác động của con người.
Đáp án D.
Giải thích: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố: Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít, địa hình và cấu tạo của đất, đá cùng với đó là lớp phủ thực vật.
Câu 19. Vì sao độ muối ở đại dương lớn nhất ở khu vực chí tuyến?
A. Có nhiệt độ cao.
B. Có khí hậu khô nóng nên lượng nước bốc hơi mạnh.
C. Mưa ít.
D. Nhận được lượng bức xạ nhỏ.
Đáp án A.
Giải thích: Ở khu vực chí tuyến do nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao nên độ muối ở đại dương lớn nhất.
Câu 21. Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là:
A. Chế độ mưa.
B. Địa hình.
C. Thực vật.
D. Hồ, đầm.
Đáp án A.
Giải thích: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là chế độ mưa. Biểu hiện rõ nét nhất là sự phân mùa của chế độ nước của các con sông phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa.
Câu 22. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cùng cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào dưới đây?
A. Vòng tuần hoàn của nước.
B. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
D. Vòng tuần hoàn địa chất.
Đáp án A.
Giải thích: Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,…).
Câu 23. Tại sao mực nước các hồ đang cạn dần?
1. Nước bốc hơi nhiều do khí hậu khô.
2. Cung cấp nước cho sông và bị sông hút dần nước do quá trình đào lòng.
3. Phù sa sông dần lấp đầy.
4. Nước cung cấp cho hồ ngày càng ít.
Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Mực nước các hồ đang cạn dần là do nước ở các hồ đang bốc hơi nhiều vì khí hậu khô, các hồ cung cấp nước cho sông và bị sông hút dần nước do quá trình đào lòng cùng với đó là phù sa sông dần lấp đầy các hồ.
Câu 23: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là
A. Năng lượng gió.
B. Năng lượng thuỷ triều.
C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. Năng lượng địa nhiệt.
Đáp án C.
Giải thích: Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,…).
Câu 24. Các nhân tố nào sau đây có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm.
B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm.
C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật.
D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển. >
Đáp án A.
Giải thích: Các nhân tố có vai trò điều hòa chế độ nước sông là:
– Nước ngầm: đóng vai trò quan trọng cung cấp nước cho sông ngòi vào mùa khô, đặc biệt ở khu vực đất đá thấm nước nhiều nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông.
– Hồ, đầm: khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống nước ở hồ đầm lại chảy ra hạn chế tình trạng khô hạn.
– Thực vật: có vai trò giữ nguồn nước ngầm điều hòa dòng chảy sông vào mùa khô; mặt khác các tán cây có tác dụng cản trở tốc độ rơi của mưa hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.