Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyền của lớp vỏ địa lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Sóng biển là

A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.

C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.

D. Sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/59 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. Các dông biển.

B. Gió thổi.

C. Động đất, núi lửa

D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi, …

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/59 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.

B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng ,trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.

C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/59 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Dao động thủy chiều lớn nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/59 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/60 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Dựa vào hình 16.1 – Chu kì tuần trăng, dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng tròn và trăng khuyết.

C. Trăng khuyết và không trăng.

D. Trăng khuyết.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/60 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là

A. Chuyển động tự quay của trái đất.

B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung binh.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Dòng biển nóng là các dòng biển

A. Có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.

B. Có nhiệt độ nước cao hơn 0oC.

C. Có nhiệt độ nước cao hơn 30oC.

D. Chảy vào mùa hạ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Dòng biển lạnh là dòng biển

A. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của các dòng biển nóng.

B. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.

C. Có nhiệt độ nước thấp hơn 0oC.

D. Chảy vào mùa đông .

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, các vòng hoàn lưu của các đại dương ở vĩ độ thấp (từ 0o đến 40o B và N) có đặc điểm

A. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy ngược chiều kim đồng hồ.

B. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy thuận chiều kim đồng hồ.

C. ở bán cầu Bắc chảy ngược chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy thuận chiều kim đồng hồ .

D. ở bán cầu Bắc chảy thuận chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy ngược chiều kim đồng hồ.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản

Câu 11: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, ở vĩ độ thấp (từ 0o đến 40o B và N), nhìn chung các dòng biển có đặc điểm

A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.

B. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.

C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.

D. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, ở vĩ độ cao của bán cầu Bắc, nhìn chung các dòng biển có đặc điểm

A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng

B. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.

C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.

D. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, cho biết nhận đinh nào dưới đây đúng.

A. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Đông là dòng biển lạnh.

B. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Đông là dòng biển nóng.

C. Các dòng biển ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có đặc điểm và hướng chảy trái ngược nhau.

D. Ở Bắc Ấn Độ Dương, các dòng biển có đặc điểm và hướng chảy thay đổi theo mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/61 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Tại sao Nhật Bản luôn chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa và sóng thần?

A. Nhật Bản nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B. Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

C. Nhật Bản nằm trên nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D. Nhật Bản nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân gây nên động đất, núi lửa và sóng thần ở Nhật Bản là:

– Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào, hằng năm Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất với cường độ lớn.

– Động đất hoặc núi lửa ngầm phun dưới đáy biển tạo nên những rung chấn lớn gây nên sóng thần ở Nhật Bản.

Câu 15. Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.

B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.

C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trăng là chủ yếu.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Đáp án C.

Giải thích: Thủy triều được hình thành do sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trăng là chủ yếu.

Câu 16: “Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là

A. động đất và núi lửa.

B. bão và động đất.

C. bão và lũ lụt.

D. động đất và sóng thần.

Đáp án D.

Giải thích:

– Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra ngoài khơi bờ biển khu vực Đông Bắc Nhật Bản, tạo ra sóng thần với những đợt sóng cao hơn 10m. Thảm họa kép động đất và sóng thần đã tàn phá phần lớn 3 tỉnh đông bắc của nước Nhật, làm hàng ngàn người thiệt mạng và mất tích, phá hủy các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng,…

– Nguyên nhân gây nên động đất sóng thần ở Nhật Bản là: Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Hằng năm Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất với cường độ lớn. Động đất hoặc núi lửa ngầm phun dưới đáy biển tạo nên những rung chấn lớn gây nên sóng thần ở Nhật Bản. Vậy thảm hỏa kép diễn ra ở Nhật Bản là động đất và sóng thần.

Câu 17. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào dưới đây của thủy triều?

A. Triều cường.

B. Triều kém.

C. Chế độ nhật triều.

D. Chế độ bán nhật triều.

Đáp án C.

Giải thích: Sông Bạch Đằng đổ ra vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ – nơi có chế độ nhật triều điển hình ở nước ta (một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). Lúc nước triều rút, mực nước sông hạ thấp, Ngô Quyền đặt các chông nhọn xuống lòng sông. Triều lên, nước biển dâng cọc chông bị nước bao phủ (do sông nhiều phù sa nên nước đục). Thuyền quân địch tiến vào khi triều lên, lúc rút quân gặp triều xuống, các chông gai lộ ra và chọc thủng thuyền địch.

Câu 18. Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng

A. Dòng biển lạnh.

B. Dòng biển nóng.

C. Dòng phản lưu.

D. Dòng đối lưu.

Đáp án B.

Giải thích: Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng các dòng biển nóng.

Câu 19: Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào sau đây?

A. Sóng biển.

B. Dòng biển.

C. Thủy triều.

D. Lũ lụt.

Đáp án C.

Giải thích: Sông Bạch Đằng đổ ra vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ – nơi có chế độ nhật triều điển hình ở nước ta (một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). Lúc nước triều rút, mực nước sông hạ thấp, Ngô Quyền đặt các chông nhọn xuống lòng sông. Triều lên, nước biển dâng cọc chông bị nước bao phủ (do sông nhiều phù sa nên nước đục). Thuyền quân địch tiến vào khi triều lên, lúc rút quân gặp triều xuống, các chông gai lộ ra và chọc thủng thuyền địch.

Câu 20. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động kinh tế – xã hội nào dưới đây phát triển mạnh nhất?

A. Khai thác khoáng sản biển.

B. Đánh bắt thủy – hải sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Giao thông vận tải biển.

Đáp án B.

Giải thích: Các dòng biển nóng lạnh khi di chuyển thường mang các luồng di cư và phân tán của sinh vật biển. Vì vậy, ở những nơi giao nhau của các dòng biển thường hình thành nguồn lợi sinh vật biển vô cùng giàu có, tạo nên những ngư trường cá lớn, nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh có hoạt động đánh bắt thủy sản phát triển mạnh. Ví dụ: Ngư trường nổi tiếng trên thế giới ở vùng biển Niu- Faolan (bờ phía Đông của Bắc Mỹ) được sinh ra do sự tiếp xúc giữa dòng biển nóng Gơn-xtrim với dòng biển lạnh từ bắc cực chảy về.

Câu 21. Ngoài dầu mỏ và khí đốt chúng ta có thể khai thác các nguồn năng lượng khác từ biển và đại dương trong đó đáng kể nhất là

A. Năng lượng thuỷ triều.

B. Năng lượng sóng.

C. Năng lượng thuỷ nhiệt.

D. Năng lượng.

Đáp án A.

Giải thích: Ngoài dầu mỏ và khí đốt chúng ta có thể khai thác các nguồn năng lượng khác từ biển và đại dương trong đó đáng kể nhất là năng lượng thuỷ triều.

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là

A. Động đất dưới đáy biển.

B. Núi lửa phun dưới đáy biển.

C. Bão lớn.

D. Gió mạnh.

Đáp án A.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là động đất dưới đáy biển.

Câu 23: Ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh đối với hoạt động đánh bắt thủy sản là

A. Đem lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú và giàu có tại nơi chúng đi qua nhờ các luồng di cư của sinh vật biển.

B. Ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật biển do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nước biển nơi chúng đi qua.

C. Gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường như gió, lốc ngoài khơi.

D. Làm suy giảm sự phong phú, giàu có của nguồn lợi thủy sản do sự di cư và phân tán các luồng sinh vật biển.

Đáp án A.

Giải thích: Các dòng biển nóng lạnh khi di chuyển thường mang các luồng di cư và phân tán của sinh vật biển. Vì vậy, ở những nơi giao nhau của các dòng biển thường hình thành nguồn lợi sinh vật biển vô cùng giàu có, tạo nên những ngư trường cá lớn. Ví dụ: Các ngư trường lớn ở vùng biển Nhật Bản, Mê-xi-cô, Việt Nam…cũng là nơi giao nhau của các dòng biển nóng lạnh,…

Câu 24. Dấu hiệu nhận biết sóng thần:

1. Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ biển.

2. Nước biển sủi bọt và có mùi trứng thối.

3. Nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ.

4. Sóng biển đánh mạnh vào bờ.

5. Nước biển chuyển màu lạ.

Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Đáp án B.

Giải thích: Dấu hiệu nhận biết sóng thần là: Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ biển, nước biển sủi bọt và có mùi trứng thối, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 902

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống