Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyền của lớp vỏ địa lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900 thì

A. Dao động thủy chiều lớn nhất.

B. Sóng biển xảy ra yếu nhất.

C. Dao động thủy chiều nhỏ nhất.

D. Sóng biển xảy ra mạnh nhất.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Sóng thần có đặc điểm nào dưới đây?

A. Thường có chiều cao 5 – 10m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.

B. Thường có chiều cao 10 – 20m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 200 – 400km/h.

C. Thường có chiều cao 20 – 30m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 300 – 600km/h.

D. Thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Nguyên nhân hình thành sóng thần là

A. gió biển.

B. lực hấp dẫn của các thiên thể.

C. động đất, núi lửa.

D. hoạt động của bão.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Sức hút của mặt trời và mặt trăng là nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân hình thành

A. sóng biển.

B. thủy triều.

C. sóng ngầm.

D. dòng biển.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

B. trọng lực của Trái Đất.

C. sóng ngầm dưới đáy đại dương.

D. gió biển.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Sóng thần có đặc điểm nào dưới đây?

A. Sóng xuất hiện bất thần.

B. Sóng cao dữ dội, khoảng 20 – 30m.

C. Sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo.

D. Do mẹ thiên nhiên nổi giận.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Thủy triều lớn nhất khi nào?

A. Trăng tròn.

B. Trăng Khuyết.

C. Không Trăng.

D. Trăng Tròn hoặc không trăng.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy

A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp

B. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

C. Bắc – Nam.

D. Nam – Bắc.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/61, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng tròn và trăng khuyết.

C. Trăng khuyết và không trăng.

D. Trăng khuyết.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/59, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Ở vĩ độ cao của bán cầu Bắc, nhìn chung các dòng biển có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.

B. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.

C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.

D. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/61, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Ở vĩ độ thấp (từ 00 đến 400B và N), nhìn chung các dòng biển có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.

B. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.

C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.

D. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/61, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Các vòng hoàn lưu của các đại dương ở vĩ độ thấp (từ 00 đến 400B và N) có đặc điểm nào dưới đây?

A. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy ngược chiều kim đồng hồ.

B. ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy thuận chiều kim đồng hồ.

C. ở bán cầu Bắc chảy ngược chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy thuận chiều kim đồng hồ.

D. ở bán cầu Bắc chảy thuận chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy ngược chiều kim đồng hồ.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/61, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Ở đai chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu:

A. Mưa nhiều.

B. Mưa ít.

C. Khô hạn dễ sinh ra hoang mạc.

D. Ẩm cao, ít mưa.

Đáp án C.

Giải thích: Ở đại chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu khô hạn dễ sinh ra hoang mạc.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển?

A. Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

B. Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ.

D. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Đáp án C.

Giải thích:

– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu => Nhận xét A đúng.

– Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.

=> Nhận xét C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ là không đúng.

– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương -> nhận xét B đúng

– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa -> nhận xét D đúng.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng nhất với các dòng biển?

A. Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua các lục địa và đảo.

B. Ở vĩ độ thấp Nam bán cầu hướng chảy của các vòng hoàn lưu cùng chiều kim đồng hồ.

C. Dòng biển nóng, lạnh khó hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

D. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Đáp án D.

Giải thích:

– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu => Nhận xét C sai.

– Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều => Nhận xét B. Ở vĩ độ thấp Nam bán cầu hướng chảy của các vòng hoàn lưu cùng chiều kim đồng hồ là không đúng.

– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương -> nhận xét A sai.

– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa -> nhận xét D đúng.

Câu 17. Hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau là nguyên nhân hình thành

A. sóng thần.

B. sóng lửng.

C. sóng bạc đầu.

D. sóng biển.

Đáp án C.

Giải thích:

– Sóng bạc đầu hình thành do những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

– Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

Câu 18: Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu?

A. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió.

B. Sóng thần hình thành do lực hấp dẫn của các thiên thể, sóng bạc đầu hình thành do bão.

C. Sóng thần hình thành do bão, sóng bạc đầu hình thành do động đất, núi nửa

D. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau.

Đáp án D.

Giải thích:

– Sóng bạc đầu hình thành do những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

– Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.

B. Ở bán cầu Bắc dòng biển lạnh xuất phát ở cực men theo bờ Tây các đại dương chạy về Xích đạo.

C. Dòng biển lạnh hợp với dòng biển nóng tạo thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

D. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

Đáp án A.

Giải thích: Một số đặc điểm về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất:

– Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo. Như vậy, đáp án A sai và B, D đúng.

– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu => C đúng.

Câu 20: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.

B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.

Đáp án B.

Giải thích: Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo. Như vậy, đáp án A, C, D sai và B đúng.

Câu 21: Cho bản đồ sau:

BẢN ĐỒ CÁC DÒNG BIỂN NÓNG, LẠNH TRÊN THẾ GIỚI

Căn cứ vào hình 12.1, cho biết nguyên nhân chủ yếu hình thành hoang mạc Namip ở ven biển phía Tây thuộc miền Nam Phi và hoang mạc A-ta-ca-ma vùng ven biển Chi-lê (Nam Mĩ) là do

A. Các dòng biển lạnh chạy ven bờ phía Tây lục địa.

B. Các dòng biển nóng chạy ven bờ phía Đông lục địa.

C. Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

D. Các khối khí áp cao thống trị quanh năm

Đáp án A.

Giải thích:

B1. Quan sát chú giải để nhận biết khí hiệu dòng biển nóng (mũi tên màu đỏ) – dòng biển lạnh (mũi tên màu xanh).

B2.

– Xác định được vị trí hai hoang mạc Namip và A-ta-ca-ma (Chi-lê) đều nằm ở ven bờ phía Tây của Nam Mĩ và Nam Phi.

– Quan sát bản đồ cho thấy, ven bờ phía Tây lục địa Nam Mĩ và bờ phía Tây của Nam Phi có các dòng biển lạnh chạy qua làm cho khu vực này rất ít mưa, khô hạn (do dòng biển lạnh làm hơi nước ở biển không bốc lên được).

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. Các dòng biển.

B. Gió thổi.

C. Động đất, núi lửa.

D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi,…

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là do gió thổi.

Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do

A. Chuyển động tự quay của Trái Đất.

B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Câu 24. Cho bản đồ sau

BẢN ĐỒ CÁC DÒNG BIỂN NÓNG, LẠNH TRÊN THẾ GIỚI

Căn cứ vào hình 12.1, cho biết một trong những nguyên nhân hình thành hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn ở Bắc Phi là do:

A. Các dòng biển nóng chạy ven bờ phía Đông lục địa.

B. Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu ôn đới.

C. Các dòng biển lạnh chạy ven bờ phía Tây lục địa.

D. Các khối khí áp cao thống trị quanh năm ở châu Phi.

Đáp án C.

Giải thích:

B1. Quan sát chú giải để nhận biết khí hiệu dòng biển nóng (mũi tên màu đỏ) và dòng biển lạnh (mũi tên màu xanh).

B2.

– Xác định được vị trí hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi.

– Quan sát bản đồ cho thấy, ven bờ phía Tây của Bắc Phi có các dòng biển lạnh chạy qua làm cho khu vực này rất ít mưa, khô hạn (do dòng biển lạnh làm hơi nước ở biển không bốc lên được). Ngoài ra, sự hình thành hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn còn do ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa Á –Âu thổi sang, địa hình bờ biển, đường chí tuyến Bắc chạy giữa lãnh thổ và diện tích lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn nên ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 926

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống