Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyền của lớp vỏ địa lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua đặc điểm nào dưới đây?

A. Đặc tính lí, hóa của đất.

B. Tầng đất mỏng hay dày.

C. Màu sắc của đất.

D. Kịch thước hạt đất và độ mềm, cứng.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Yếu tố nào dưới đây của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi?

A. Độ dốc địa hình.

B. Độ cao địa hình.

C. Bề mặt địa hình.

D. Hướng các dãy núi.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật chính nào?

A. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật chính nào?

A. Rừng lá kim.

B. Thảo nguyên.

C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/67, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nhân tố địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi thông qua đặc điểm nào dưới đây?

A. Đặc điểm bề mặt địa hình.

B. Độ cao và hướng các dãy núi.

C. Độ dốc địa hình.

D. Độ cao và hướng sườn.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Những kiểu thảm thực vật môi trường đới nóng không có ở châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

A. Thảm thực vật đài nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Thảo nguyên.

D. Hoang mạc và bán hoag mạc.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

A. Rừng lá kim.

B. Thảo nguyên.

C. Rừng cận nhiệt ẩm.

D. Xavan.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Ánh sáng là yếu tố quyết định tới quá trình nào dưới đây của cây xanh?

A. Quá trình sinh trưởng.

B. Quá trình hấp thụ.

C. Quá trình quang hợp.

D. Quá trình phát triển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây?

A. Khí quyển và thủy quyển.

B. Thủy quyển và thạch quyển.

C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.

D. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là

A. Hệ thực vật.

B. Nguồn nước.

C. Thảm thực vật.

D. Rừng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Yếu tố quyết định tới quá trình quang hợp của cây xanh là

A. Ánh sáng.

B. Nhiệt độ.

C. Nước và độ ẩm.

D. Độ cao địa hình.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường

A. thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật.

B. hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.

C. thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật.

D. thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Những hoạt động của con người tác động đến sự hình thành đất

A. Sản xuất nông nghiệp.

B. Hoạt động sản xuất của nhà máy.

C. Hoạt động giao thông vận tải.

D. Các hoạt động vui chơi, giải trí.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/68, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều

A. Động vật ăn cỏ.

B. Động vật ăn thịt.

C. Côn trùng.

D. Vi sinh vật.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/67, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Nhân tố nào sau đây tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật?

A. Nhiệt độ.

B. Nước và độ ẩm.

C. Ánh sáng.

D. Đất.

Đáp án B.

Giải thích: Nước và độ ẩm không khí là môi trường thuận lợi, thúc đẩy sinh vật phát triển mạnh.

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

B. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

C. Con người đã di cư các loại cây trồng làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy.

D. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

Đáp án A.

Giải thích: Xác định từ khóa “nhận định không đúng về tác động tích cực’’ -> tìm ra tác động tiêu cực. Hoạt động chặt phá rừng quá mức đã làm thu hẹp diện tích rừng, làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật trên Trái Đất. Ở nước ta, diện tích rừng bị thu hẹp cũng ảnh hưởng đến đời sống nhiều loài chim thú quý.

Câu 18. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào dưới đây?

A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Đáp án D.

Giải thích: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật là rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 19. Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố nào dưới đây quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Khí hậu.

B. Đất.

C. Địa hình.

D. Bản thân sinh vật.

Đáp án A.

Giải thích: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là khí hậu. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

Câu 20. Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo

A. độ cao và hướng sườn của địa hình.

B. vị trí gần hay xa đại dương.

C. vĩ độ và độ cao địa hình.

D. các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên,…).

Đáp án C.

Giải thích: Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

Câu 21. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào dưới đây?

A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

Đáp án B.

Giải thích: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

Câu 22. Một số động vật bị suy giảm do hoạt động nào dưới đây của con người?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Mở đường giao thông.

C. Thâm canh lúa nước.

D. Khai thác rừng bừa bãi.

Đáp án D.

Giải thích: Một số động vật bị suy giảm do những hoạt động khai thác rừng bừa bãi của con người.

Câu 23. Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.

B. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.

C. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

D. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

Đáp án D.

Giải thích:

– Hoạt động chặt phá rừng quá mức hay săn bắt động vật quí hiếm làm thuốc,… đã làm thu hẹp diện tích rừng, làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật trên Trái Đất. Ở nước ta, diện tích rừng bị thu hẹp cũng ảnh hưởng đến đời sống nhiều loài chim thú quý. Như vậy, các đáp án A, B, C là hoạt động tiêu cực.

– Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật, trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc,… là hoạt động tích cực.

Câu 24. Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới?

A. Đất.

B. Nguồn nước.

C. Khí hậu.

D. Địa hình.

Đáp án C.

Giải thích: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là khí hậu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1051

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống