Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Do sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao nên đã hình thành nên

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật đai cao.

C. Quy luật phi địa đới.

D. Quy luật địa mạo.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là

A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.

B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.

C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.

D. Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao là biểu hiện rõ nhất của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật đai cao.

B. Quy luật địa ô.

C. Quy luật địa đới.

D. Quy luật địa mạo.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ là biểu hiện rõ nhất của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật địa mạo.

C. Quy luật đai cao.

D. Quy luật địa ô.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?

A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới.

B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.

C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.

D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa lí nào?

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật nhịp điệu.

D. Quy luật địa đới.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

A. Vòng tuần hoàn của nước.

B. Các hoàn lưu trên đại dương.

C. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.

D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là

A. Hình thành địa hình miền núi.

B. Sự sắp xếp các đới khí hậu theo độ cao.

C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

D. Sự hình thành các loại đất theo độ cao.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Biểu hiện của quy luật đai cao là sự thay đổi các thảm thực vật theo

A. Vĩ độ.

B. Độ cao.

C. Kinh độ.

D. Xích đạo về cực.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Sự phân bố các đới khí hậu, các nhóm đất trên Trái Đất biểu hiện của quy luật:

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật nhịp điệu.

D. Quy luật địa đới.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất biểu hiện của quy luật

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

B. Quy luật địa đới.

C. Quy luật nhịp điệu.

D. Quy luật phi địa đới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Các vành đai gió trên Trái Đất bao gồm

A. Gió mậu dịch, gió Đông ôn đới, gió Tây ở cực.

B. Gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông ở cực.

C. Gió mậu dịch, gió Phơn, gió Đông.

D. Gió mậu dịch, gió Phơn, gió Đông, gió Mùa.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Quy luật địa đới là

A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

B. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

C. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

D. Sự thay đổi của khí hậu, sinh vật, đất đai theo vĩ độ và theo đai cao.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/77, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Biểu hiện của quy luật địa ô là sự thay đổi các thảm thực vật theo

A. Vĩ độ.

B. Độ cao.

C. Kinh độ.

D. Hướng sườn.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/78, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do

A. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất theo mùa.

B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên Trái Đất.

C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.

D. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Câu 17. Biểu hiện của quy luật phi địa đới thể hiện rõ nhất ở sự phân bố các thành phần địa lý cảnh quan theo

A. Vĩ độ.

B. Đai cao và kinh độ.

C. Kinh độ.

D. Đai cao.

Đáp án B.

Giải thích: Biểu hiện của quy luật phi địa đới thể hiện rõ nhất ở sự phân bố các thành phần địa lý cảnh quan theo đai cao (biểu hiện rõ nhất là khí hậu, đất và sinh vật) và kinh độ (biểu hiện rõ nhất là khí hậu, sinh vật).

Câu 18. Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do

A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

C. sự hình thành của các vanh đai đảo, quần đảo ven các lục địa.

D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

Câu 19. Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là

A. Sự phân bố các vành đai đất.

B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật.

C. Sự phân bố các vành khí hậu.

D. Sự phân bố của dòng chảy sông ngòi.

Đáp án B.

Giải thích: Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật (theo độ cao – quy luật đai cao, theo kinh độ – quy luật địa ô).

Câu 20. Loại gió nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới ?

A. Gió tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Gió mậu dịch.

D. Gió đông cực.

Đáp án B.

Giải thích: Biểu hiện cho quy luật địa đới là các đới gió chính trên Trái Đất, gồm 6 đới gió: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió ôn đới (gió Tây ôn đới), 2 đới gió Đông cực.

– Gió mùa là gió thổi theo mùa -> không phải là đới gió chính thổi quanh năm trên Trái Đất.

Câu 21. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của quy luật địa đới?

A. Các vòng đai nhiệt trên trái đất.

B. Các đới khí hậu trên trái đất.

C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.

D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Đáp án D.

Giải thích:

– Biểu hiện của quy luật địa đới là sự phân bố các vòng đai nhiệt trên trái đất, các đai khí áp và các đới gió trên trái đất, các đới khí hậu trên trái đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật => Các ý A, B và C đúng.

– Nhận xét D: Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao là biểu hiện của quy luật đai cao không phải biểu hiện của quy luật địa đới.

Câu 22. Tại sao lại có các đai cao ở miền núi?

A. Sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

B. Sự giảm nhanh lượng bức xạ Mặt Trời tiếp nhận theo độ cao.

C. Sự giảm nhanh nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.

D. Sự giảm nhanh nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.

Đáp án A.

Giải thích: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là do sự giảm nhanh nhiệt độ, sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

Cho hình sau:

LƯỢC ĐỒ CÁC THẢM THỰC VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

Dựa vào hình 17.1, trả lời câu 23 đến câu 26:

Câu 23: Ở lục địa Nam Mĩ theo vĩ tuyến 200N từ Tây sang Đông lần lượt là các kiểu thảm thực vật nào dưới đây?

A. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

B. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng nhiệt đới và xavan, cây bụi.

D. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi.

Đáp án C.

Giải thích:

B1. Quan sát bảng chú giải, xác định kí hiệu các thảm thực vật.

B2. Xác định kinh tuyến 200N chạy qua lục địa Nam Mĩ -> Đọc tên các thảm thực vật từ Tây sang Đông gồm: Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng nhiệt đới và xavan, cây bụi.

Câu 24. Sự thay đổi của thảm thực vật từ Tây sang Đông ở vĩ tuyến 200N trên lục địa Nam Mĩ là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa ô.

B. Quy luật địa mạo.

C. Quy luật địa đới.

D. Quy luật đai cao

Đáp án A.

Giải thích: Xác định từ khóa: Sự thay đổi từ Tây sang Đông -> là sự thay đổi của thảm thực vật theo kinh độ => Đây là biểu hiện của quy luật địa ô.

Câu 25: Ở lục địa Bắc Mĩ theo vĩ tuyến 400 B từ đông sang tây lần lượt là các kiểu thảm thực vật nào dưới đây?

A. Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim.

B. Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

C. Rừng lá kim; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới.

D. Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi.

Đáp án A.

Giải thích:

B1. Quan sát bảng chú giải, xác định kí hiệu các thảm thực vật.

B2. Xác định kinh tuyến 40 độ Bắc chạy qua lục địa Bắc Mĩ -> Đọc tên các thảm thực vật từ đông sang tây:

Gồm: Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1027

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống