Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa
A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.
C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.
D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
A. Phân bố sản xuất
B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước.
D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
A. Cơ cấu dân số theo lao động.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.
B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.
D. Độ tuổi chưa thể lao động .
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.
B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.
D. Hết độ tuổi lao động.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.
B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.
D. Không còn khả năng lao động .
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ.
B. Dân số già.
C. Dân số trung bình.
D. Dân số cao.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/90 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ.
B. Dân số già.
C. Dân số trung bình.
D. Dân só cao.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/90 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là
A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.
C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.
D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/90 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là
A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.
B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.
C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .
D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/90 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là :
A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
B. Đáy hẹp, đỉnh phình to
C. ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.
D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/90 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
A. nguồn lao động.
B. Lao động đang hoạt động kinh tế .
C. Lao động có việc làm.
D. Những người có nhu cầu về việc làm.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/91 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm
A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.
B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.
C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/91 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế ?
A. Nội trợ.
B. Những người tàn tật.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/91 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế ?
A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.
B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/91 địa lí 10 cơ bản.
Câu 17: Cho biểu đồ biểu thị : CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ, BRA – XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)
Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đay là đúng
A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở khu vực 2.
B. Ở Anh, có tới gần 80% lao động làm việc ở khu vực 1.
C. Ở Bra – xin ,tỉ lệ lao động ở khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn so với ở Anh.
D. Những nước phát triển có tỉ lệ lao động trong khu vực 1 thấp.
Đáp án: D
Giải thích:
Dựa vào biểu đồ, rút ra nhận xét sau:
– Ấn Độ có khu vực I cao hơn nhiều so với Anh và Bra-xin (49,7% so với 0,9% và 14,5%) → Như vậy, nước phát triển (Anh, Bra-xin) có tỉ lệ lao động trong khu vực I thấp nhiều so với nước đang phát triển (Ấn Độ).
– Ấn Độ có khu vực II, III thấp hơn nhiều so với Anh và Bra-xin.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Tên nước | Chia ra | ||
---|---|---|---|
Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | |
Pháp | 3,8 | 21,3 | 74,9 |
Mê-hi-cô | 14,0 | 23,6 | 62,4 |
Việt Nam | 46,7 | 21,2 | 32,1 |
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 18, 19
Câu 18: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột ghép.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ có thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014.
Câu 19: Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ta có thể biết được
A. Pháp là nước phát triển
B. Mê-hi-cô là nước phát triển.
C. Việt Nam là nước phát triển.
D. Cả ba nước đều là nước phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu, tỉ trọng khu vực I, II, III → Pháp là nước rất phát triển (khu vực III chiếm tỉ trọng rất lớn, khu vực I rất nhỏ), Mê-hi-cô là nước công nghiệp hóa, Việt Nam là nước đang phát triển.
Câu 20: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014
Tên nước | Chia ra | ||
---|---|---|---|
Khu vực I | Khu vực I | Khu vực I | |
Pháp | 3,8 | 21,3 | 74,9 |
Việt Nam | 46,7 | 21,2 | 31,1 |
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào dưới đây chính xác nhất với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014?
A. Khu vực I của Việt Nam thấp hơn Pháp.
B. Khu vực III của Pháp cao gấp 3 lần Việt Nam.
C. Khu vực I của Việt Nam cao gấp 12,3 lần Pháp.
D.Khu vực II của Việt Nam bằng Pháp.
Đáp án C.
Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
– Khu vực II, III của Pháp cao hơn Việt Nam => Ý A, D sai.
– Khu vực III của Pháp cao gấp 2,3 lần khu vực III của Việt Nam => Ý B sai.
– Khu vực I của Việt Nam cao gấp 12,3 lần khu vực I của Pháp => Ý C đúng.
Câu 21: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014
Tên nước | Chia ra | ||
---|---|---|---|
Khu vực I | Khu vực I | Khu vực I | |
Pháp | 3,8 | 21,3 | 74,9 |
Việt Nam | 46,7 | 21,2 | 31,1 |
1
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014 là
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột ghép
Đáp án B.
Giải thích: Đề bài yêu cầu:
– Thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế.
– Của hai nước (tương đương với trường hợp 2 năm).
=> Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên là biểu đồ tròn.
Câu 22: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 985 triệu người nam và 872 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là
A. 113%, cứ 100 nam có 113 nữ.
B. 112%, cứ 112 nam có 100 nữ.
C. 113 %, cứ 113 nam có 100 nữ.
D. 112%, cứ 100 nam có 112 nữ.
Đáp án C.
Giải thích:
– Công thức tính tỉ số giới tính Tnn = x 100 (%)
Trong đó: Tnn: Tỉ số giới tính. Dnam: Dân số nam. Dnữ: Dân số nữ.
– Áp dụng công thức:
Tỉ số giới tính = (985 / 872) x 100 = 113 %.
=> Tỉ lệ giới tính là 113%, nghĩa là cứ 113 nam có 100 nữ.
Câu 23. Hiện nay các khu vực nào dưới đây có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới?
A. Châu Phi.
B. Các nước Ả-rập và Nam Á.
C. Châu Phi và Nam Á.
D. Châu Phi, Nam Á và các nước Ả-rập.
Đáp án D.
Giải thích: Hiện nay các khu vực có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới là châu Phi, Nam Á và các nước Ả-rập.
Câu 24: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là
A. 92 %, cứ 92 nam có 100 nữ.
B. 92%, cứ 100 nam có 92 nữ.
C. 94%, cứ 96 nam có 100 nữ.
D. 94%, cứ 100 nam có 96 nữ.
Đáp án A.
Giải thích:
– Công thức tính tỉ số giới tính Tnn = x 100 (%)
Trong đó: Tnn: Tỉ số giới tính. Dnam: Dân số nam. Dnữ: Dân số nữ.
– Áp dụng công thức:
Tỉ số giới tính = x 100 = 92 (%)
=> Tỉ lệ giới tính là 92%, nghĩa là cứ 92 nam có 100 nữ.
Câu 25: Các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.
B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.
D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.
Đáp án D.
Giải thích: Các nước Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc) chịu ảnh hưởng lâu dài của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu (Nho giáo), trọng nam khinh nữ; mặt khác cùng với sự phát triển của công nghệ nên con người ngày nay có thể phát hiện sớm và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ dẫn đến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các quốc gia này. Ngoài ra còn do tuổi thọ của Nam thấp hơn nữ.
Câu 26. Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi tác như sau: 0-14 tuổi: 33,6%, 15-59 tuổi: 58,3%, 60 tuổi: 8,1 %. Như vậy nước ta có
A. Dân số già .
B. Dân số trẻ nhưng đang già đi.
C. Dân số trẻ.
D. Dân số trung gian giữa trẻ và già.
Đáp án D.
Giải thích: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi như sau: 0-14 tuổi: 33,6%, 15-59 tuổi: 58,3%, 60 tuổi: 8,1 %. Như vậy nước ta có dân số trung gian giữa dân số trẻ và dân số già (có thể dựa vào bảng trong SGK/90 để làm rõ hơn nước có dân số già và nước có dân số trẻ).
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do
A. Chiến tranh.
B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
C. Chuyển cư.
D. Tâm lý xã hội.
Đáp án D.
Giải thích: Các nước Trung Quốc, Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu dài của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu (Nho giáo), trọng nam khinh nữ; mặt khác cùng với sự phát triển của công nghệ nên con người ngày nay có thể phát hiện sớm và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ dẫn đến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các quốc gia này.