Chương 5: Địa lí dân cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Dân số trẻ thể hiện

A. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.

B. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.

C. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.

D. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Nguồn lao động là

A. dân số ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

B. dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

C. dân số dưới tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

D. tổng dân số có khả năng tham gia lao động trong và ngoài nước.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

A. Tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.

B. Tỉ lệ phụ thuộc ngày càng lớn.

C. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.

D. Nhu cầu về giáo dục, sức khoẻ sinh sản vị thành niên lớn.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?

A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.

B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao.

C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.

D. Việc làm, giáo dục là vấn đề nan giải.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định gọi là kết cấu dân số theo

A. Độ tuổi.

B. Lao động.

C. Giới tính.

D. Trình độ văn hóa.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Kết cấu dân số theo độ tuổi phản ánh

A. Tình hình phân bố sản xuất, khả năng phát triển dân số.

B. Chiến lược phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia.

C. Khả năng phát triển dân số, nguồn lao động của quốc gia.

D. Tình hình phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/91, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Kiểu tháp tuổi thu hẹp thường có ở các nước

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Các nước công nghiệp mới.

D. Các nước kém phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Kiểu tháp tuổi thu hẹp thể hiện sự chuyển tiếp

A. Từ dân số già sang dân số trẻ.

B. Từ dân số trẻ sang dân số ổn định.

C. Từ dân số trẻ sang dân số già.

D. Từ dân số ổn định sang dân số già.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Nguồn lao động được phân làm mấy nhóm?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/91, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III.

B. Giảm tỉ lao động trọng khu vực I và II.

C. Tăng tỉ trọng lao động khu vực I.

D. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/91, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện tình hình gia tăng dân số như thế nào?

A. Gia tăng dân số giảm dần.

B. Gia tăng dân số nhanh.

C. Gia tăng dân số ổn định.

D. Gia tăng dân số chậm.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Kết cấu dân số theo nghề nghiệp của toàn thế giới hiện nay đang thay đổi theo xu hướng

A. Giảm tỷ lệ của ngành xây dựng và dịch vụ.

B. Giảm tỷ lệ của ngành nông nghiệp.

C. Giảm tỷ lệ của ngành xây dựng và tăng dịch vụ.

D. Tẳng tỷ lệ của ngành nông nghiệp và giảm dịch vụ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/91, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. Tăng tỉ trọng lao động khu vực I, giảm tỉ trọng lao động khu vực II và III.

B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II, giảm tỉ trọng lao động khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III.

D. Giảm tỉ lao động trọng khu vực I, và II.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/91, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Dân số già có những hạn chế nào dưới đây?

A. Thiếu lao động.

B. Lao động dân số nhanh.

C. Thừa lao động.

D. Nguồn lao động dồi dào.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Kiểu tháp tuổi ổn định thường có ở các nước:

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Các nước công nghiệp mới.

D. Các nước kém phát triển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/89, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá

A. trình độ dân trí của một quốc gia.

B. tình hình dân số của một quốc gia.

C. chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

D. trình độ phát triển của một quốc gia.

Đáp án C.

Giải thích: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

Câu 17: “Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia” là ý nghĩa của

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Đáp án D.

Giải thích: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

Câu 18. Chính sách dân số mà một số nước đang thực hiện nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Điều chỉnh cho tỉ lệ sinh tăng lên ở mức phù hợp với dân số.

B. Điều chỉnh cho tỉ lệ tử giảm xuống ở mức thấp nhất.

C. Điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế.

D. Điều chỉnh sự gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

Đáp án C.

Giải thích: Chính sách dân số mà một số nước đang thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế.

Câu 19. Vì sao ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách dân số?

A. Dân số tăng quá nhanh, dư thừa lao động.

B. Mất cân đối giữa gia tăng dân số với phát triển kinh tế.

C. Tình trạng dư thừa lao động, thất nghiệp trầm trọng.

D. Tỉ lệ phụ thuộc quá lớn, người lao động lại rất ít.

Đáp án B.

Giải thích: Ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách dân số vì có sự mất cân đối giữa sự gia tăng dân số với phát triển kinh tế.

Câu 20: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.

B. Có nhiều kinh nghiệm.

C. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.

D. Sức ép dân số lên các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Dân số già, số người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là số trẻ em ít hơn => giảm bớt sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm… => Sức ép dân số lên các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục lớn không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số già.

Câu 21: Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế thường phản ánh đặc điểm nào dưới đây?

A. Trình độ phát triển kinh tế

B. Đặc điểm sinh tử của dân số.

C. Tổ chức đời sống xã hội.

D. Khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một nước.

Đáp án A.

Giải thích: Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là tỉ trọng lao động trong các khu vục kinh tế (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ). Vì vậy, dựa vào tỉ trọng lao động phân bổ ở các khu vực kinh tế có thể biết được trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Câu 22. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.

B. Tỉ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình cao.

C. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.

D. Tỉ lệ phụ thuộc cao, gia tăng tự nhiên tăng.

Đáp án D.

Giải thích: Cơ cấu dân số già: Tỉ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình cao, số người trong độ tuổi lao động thấp, đặc biệt là số trẻ em ít hơn => giảm bớt sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm,… => Tỉ lệ phụ thuộc cao (số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động cao), gia tăng tự nhiên tăng không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số già.

Câu 23: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ:

A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.

B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao.

C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.

D. Việc làm, giáo dục, y tế là những vấn đề nan giải và cấp bách.

Đáp án A.

Giải thích: Dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em (0 – 14) và người già lớn nên tỉ lệ dân số phụ thuộc nhiều => Tỉ lệ phụ thuộc ít không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số trẻ.

Câu 24: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?

A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao.

B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp.

C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.

D. Việc làm, giáo dục, y tế là vấn đề nan giải.

Đáp án B.

Giải thích: Dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em (0 – 14) và người già lớn cao -> tỉ lệ dân số phụ thuộc nhiều; nguồn lao động dự trữ dồi dào => Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số trẻ.

Câu 25: Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là một thước đo của

A. Đặc điểm sinh tử của dân số.

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế

D. Trình độ quản lí nhà nước.

Đáp án C.

Giải thích: Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là tỉ trọng lao động trong các khu vục kinh tế (nông -lâm – ngư nghiệp, công nghiệp -xây dựng, dịch vụ). Vì vậy, dựa vào tỉ trọng lao động phân bổ ở các khu vực kinh tế có thể biết được trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Ví dụ: Lao động khu vực nông – lâm – ngư – nghiệp cao,công nghiệp xây dựng và dịch vụ thấp chứng tỏ nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp; Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cao thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%)

Nhóm tuổi Năm 1999 Năm 2009 Năm 2014
0-14 35,1 24,4 23,5
15-59 59,1 69,3 69,4
60 trở lên 5,8 6,5 7,1

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999 – 2014?

A. Nhóm tuổi từ 0-14 tuổi có xu hướng giảm.

B. Nhóm tuổi trên 60 tuổi có xu hướng tăng.

C. Nhóm tuổi từ 15-59 tuổi có xu hướng giảm.

D. Dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.

Đáp án B.

Giải thích: Nhận xét:

– Năm 1999: nước ta có kết cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 35,1%, (trên 35%) trên 60 tuổi chiếm 5,8% (dưới 10%).

– Tuy nhiên dân số nước ta đang có xu hướng già hóa: năm 2014 nhóm tuổi 0 -14 tuổi giảm xuống còn 23,5%; nhóm tuổi trên 60 tăng lên 7,1%.

Câu 27: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%)

Nhóm tuổi Năm 1999 Năm 2009 Năm 2014
0-14 35,1 24,4 23,5
15-59 59,1 69,3 69,4
60 trở lên 5,8 6,5 7,1

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết kết cấu dân số nước ta là

A. Dân số già.

B. Dân số già và tiếp tục suy giảm.

C. Dân số trẻ.

D. Dân số trẻ nhưng đang già hóa.

Đáp án D.

Giải thích: Nhận xét:

– Năm 1999: nước ta có kết cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 35,1%, (trên 35%) trên 60 tuổi chiếm 5,8% (dưới 10%).

– Tuy nhiên dân số nước ta đang có xu hướng già hóa: năm 2014 nhóm tuổi 0 -14 tuổi giảm xuống còn 23,5%; nhóm tuổi trên 60 tăng lên 7,1%.

=> Kết cấu dân số nước ta trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 944

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống