Chương 7: Địa lí nông nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không nghành nào có thể thay thế được là

A. Cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triern của xã hội loài người.

C. Tạo việc làm cho người lao động.

D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/103 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là

A. Sản xuất có tính mùa vụ.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.

D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì

A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.

D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là

A. Có tính mùa vụ.

B. Không có tính mùa vụ.

C. Phụ thuộc vào đất trồng.

D. Phụ thuộc vào nguồn nước.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.

B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.

C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.

D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. Sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.

B. Chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất theo lới quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm

A. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.

B. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.

C. Tinh mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

D. Tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

D. Tất cả yếu tố trên.

Đáp án: C

Giải thích: Nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, đặc biệt là đất trồng. Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới quy mô sản xuất nông nghiệp.

Câu 10: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô srn xuất nông nghiệp.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: A

Giải thích: Nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, đặc biệt là đất trồng. Chất lượng của đất ảnh hưởng tới năng suất cao trồng.

Câu 11: Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc

A. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ ,.. tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

B. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

C. Đầu tư cơ sở vật chât cho sản xuất nông nghiệp.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt – ẩm và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,… tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

Câu 12: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới

A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

C. Nguồn lao động của một đất nước.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Giải thích: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Ví dụ: Ấn Độ không ăn thịt bò nên ở nước này có rất nhiều bò,…

Câu 13: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. Tập quán canh tác cổ truyền.

B. Chuyên môn hóa và thâm canh.

C. Công cụ thủ công và sức người.

D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/105 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. Trang trại.     B. Hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.     D. Vùng nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/106 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.

B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.

C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng.

D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Việc phân chia thành các vùng nông nghiệp thường dựa vào các đặc điểm sinh thái (khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi,…) nên phân chia các vùng sinh thái có ý nghĩa trong việc phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng.

Câu 16. Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu?

A. Nâng cao dinh dưỡng.

B. Giá trị xuất khẩu.

C. Đảm bảo an ninh lương thực.

D. Giải quyết lao động.

Đáp án C.

Giải thích: Đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu vì sản xuất nông nghiệp vừa giúp đảm bảo an ninh lương thực trong nước lại vừa có thể xuaart khẩu thu nguồn ngoại tệ lớn.

Câu 17. Vì sao trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên?

A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.

D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên

Đáp án B.

Giải thích: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Đặc biệt là yếu tố khí hậu.

Câu 18: Câu thành ngữ “Tấc đất, tấc vàng; đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy” nói lên vấn đề nào của sản xuất nông nghiệp?

A. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

C. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định.

D. Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng cho đời sống của con người.

Đáp án A.

Giải thích:

Phân tích câu thành ngữ trên:

– “Tấc đất tấc vàng” nói lên điều kiện quan trọng, cần thiết của đất đối với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt). Trong sản xuất nông nghiệp đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.

– “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy”: Cây trồng vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí (phụ thuộc vào khí hậu) và chất dinh dưỡng (đất trồng). Mỗi loại cây trồng vật nuôi có sự sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nhất định. Các đặc điểm khí hậu và đất trồng có sự khác nhau ở mỗi khu vực, khí hậu thay đổi theo thời gian

=> Do vậy, mỗi loài cây sẽ phân bố trên những loại đất khác nhau, phù hợp với các đặc điểm khí hậu nhất định.

Câu 19. Cuộc cách mạng xanh bắt đầu từ quốc gia nào ở khu vực châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Israel.

C. Ấn Độ.

D. Việt Nam.

Đáp án C.

Giải thích: Cách mạng xanh áp dụng các thành tựu khoa học trong ngành trồng trọt.

Cụ thể là việc tạo ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Cách mạng xanh bắt đầu từ Mê-xi-cô lan sang Ấn Độ (tạo ra các giống ngô và lúa mì cho năng suất cao) giải quyết vấn đề lương thực cho Ấn Độ.

Câu 20. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là:

A. Có tính mùa vụ.

B. Không có tinh mùa vụ.

C. Phụ thuộc vào đất trồng.

D. Phụ thuộc vào nguồn nước.

Đáp án A.

Giải thích: Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là có tính mùa vụ.

Câu 21. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.

B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.

C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng.

D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng.

Câu 22: Biện pháp nào sau đây được sử dụng chủ yếu trong “ Cách mạng xanh”?

A. Tăng cường cơ giới hóa.

B. Thực hiện hóa học hóa.

C. Tạo ra và sử dụng các giống mới có năng suất cao.

D. Áp dụng công nghệ sinh học.

Đáp án C.

Giải thích: Cách mạng xanh áp dụng các thành tựu khoa học trong ngành trồng trọt. Cụ thể là việc tạo ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Cách mạng xanh bắt đầu từ Mê-xi-cô lan sang Ấn Độ (tạo ra các giống ngô và lúa mì cho năng suất cao) giải quyết vấn đề lương thực cho Ấn Độ.

Câu 23. Thị trường tiêu thụ là yếu tố có vai trò như thế nào đến việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp?

A. Quyết định.

B. Chủ yếu.

C. Quan trọng.

D. Không có tác động.

Đáp án A.

Giải thích: Yếu tố thị trường thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Theo quy luật cung – cầu, khi cầu tăng lên thì cung sẽ phát triển (được đẩy mạnh), chính vì vậy khi thị trường tiêu thụ đang có nhu cầu rất lớn về một sản phẩm nông sản thì sẽ kích thích mở rộng các vùng chuyên canh theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa,…

Câu 24. Tại sao cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất?

A. Có tính vụ mùa.

B. Phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

C. Không thể thay thế được.

D. Trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), vì nông nghiệp đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa với hướng chuyên môn hóa cao.

Câu 25. Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi còn chiểm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp là do

1. Cơ sở thức ăn không ổn định.

2. Cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.

3. Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

4. Thiếu nguồn lao động có kinh nghiệm.

Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các ý trên?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân ở các nước đang phát triển, chăn nuôi còn chiểm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp là do cơ sở thức ăn không ổn định trong khi đó cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế và ngành công nghiệp chế biến lại chưa thật phát triển.

Câu 26: Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp?

A. Dân cư.

B. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

C. Các quan hệ ruộng đất.

D. Thị trường tiêu thụ.

Đáp án D.

Giải thích: Yếu tố thị trường thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Theo quy luật cung – cầu, khi cầu tăng lên thì cung sẽ phát triển (được đẩy mạnh), chính vì vậy khi thị trường tiêu thụ đang có nhu cầu rất lớn về một sản phẩm nông sản thì sẽ kích thích mở rộng các vùng chuyên canh theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1135

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống