Chương 8: Địa lí công nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành

A. Công nghiệp.     B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.     D. Xây dựng.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/118 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là

A. Tư liệu sản xuất.

B. Nguyên liệu sản xuất.

C. Vật phẩm tiêu dùng.

D. Máy móc.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/119 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là

A. Có tính tập trung cao độ.

B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Cần nhiều lao động.

D. Phụ thuộc vào tự nhiên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/119 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp.

B. Chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải.

C. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

D. Chỉ để phục vụ cho du lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/118 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Tỉ trọng đóng góp của nhanh công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất

A. Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó.

B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó.

C. Tổng thu nhập của nước đó.

D. Bình quân thu nhập của nước đó.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/118 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Nghành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn ?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Công nghiệp dệt may.

C. Công nghiệp cơ khí.

D. Công nghiệp khai thác khoáng sản.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành công nghiệp khai thác các loại khoáng sản cần một không gian rộng lớn để vận chuyển, khai thác và đào các nguyên – vật liệu không cần thiết ra khỏi vị trí ban đầu,…

Câu 7: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/119 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác .

B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/119 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào

A. Đặc điểm của ngành công nghiệp đó.

B. Nhanh năng lượng.

C. Nhanh nông – lâm – thủy sản , vì nghành này cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp.

D. Khai thác, vì không có nghành này thì không có vật tư .

Đáp án: A

Giải thích: Người ta phải dựa vào đặc điểm của từng ngành công nghiệp mà có kế hoạch khai thác, sử dụng và phân bố sao cho hợp lí để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Câu 10: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là

A. Bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu.

B. Gắn với những nơi giao thông phát triển để dễ vận chuyển.

C. Gắn với thị trường tiêu thụ.

D. Nằm thật xa khu dân cư.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác bao giờ cũng gắn với các vùng nguyên liệu. Ví dụ: Khai thác than thì luôn gắn liền với các mỏ than,…

Câu 11: Các nhánh dệt , nhuộm , sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do

A. Tiện để tiêu thụ sản xuất.

B. Các nhanh này sử dụng nhiều nước.

C. Tiện cho các nhanh này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất.

D. Nước là phụ gia không thể thiếu.

Đáp án: B

Giải thích: Các ngành công nghiệp như dệt, nhuộm, hóa chất,… là những ngành cần nhiều nước trong quá trình sản xuất nên thường được phân bố ở những nơi gần nguồn nước. Đồng thời, đây cũng là những ngành rất dễ gây ô nhiễm môi trường nước nhất.

Câu 12: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành.

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: Khí hậu đa dạng, phát triển được nhiều sản phẩm nông nghiệp từ cây trồng đến vật nuôi phong phú, đó là cơ sở hết sức thuận lợi để phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao ?

A. Dệt – may.

B. Giày – da .

C. Công nghiệp thực phẩm.

D. Điện tử – tin học.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành điện tử – tin học là ngành công nghiệp trẻ nhưng bùng nổ mạnh mẽ. Ngành này yêu cầu lớn về trình độ kĩ thuật cao của người lao động, ngành này phân thành 4 phân ngành tiêu biểu, đó là: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng và thiết bị viễn thông.

Câu 14: Ngành công nghiệp dệt – may , da – giây thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào vì

A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ.

B. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu.

C. Nhanh này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

D. Sản phẩm của nhanh này phục vụ ngay cho người lao động.

Đáp án: C

Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là hai ngành cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất nhưng lại không yêu cầu cao về trình độ của người lao động nên thường phân bố ở những nơi có dân số đông, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã lớn.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm sản xuất của công nghiệp?

A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.

B. Sản xuất công nghiệp mang tính mùa vụ.

C. Sản xuất công nghiệp ít chịu ảnh hưởng tự nhiên.

D. Gồm nhiều ngành phức tạp nhưngcó sự phối hợp chặt chẽ.

Đáp án B.

Giải thích: Đặc điểm của công nghiệp là:

– Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

– Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.

– Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Câu 16. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là:

A. Nâng cao đời sống dân cư.

B. Cải thiện quản lí sản xuất.

C. Xoá đói giảm nghèo.

D. Công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án D.

Giải thích: Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là công nghiệp hoá nông thôn.

Câu 17. Ngành công nghiệp khai thác có đặc điểm phân bố nào dưới đây?

A. Bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu.

B. Gắn với những nơi giao thông phát triển để dễ vận chuyển.

C. Gắn với thị trường tiêu thụ.

D. Nằm thật xa khu dân cư.

Đáp án A.

Giải thích: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu.

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 1950 – 2013

Câu 18: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm.

B. Sản lượng điện tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại.

C. Sản lượng than tăng chậm nhất so với các sản phẩm còn lại.

D. Sản lượng thép tăng chậm hơn sản lượng dầu mỏ.

Đáp án D.

Giải thích: Nhận xét

– Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm => Nhận xét A đúng.

– Áp dụng công thức tính: tốc độ tăng sản lượng = sản lượng năm năm 2013 / sản lượng năm 1950 => Sản lượng than tăng gấp 3.8 lần, dầu mỏ tăng gấp 7.1 lần , điện tăng gấp 24 lần, thép tăng 7.4 lần.

Như vậy:

– Sản lượng điện tăng nhanh nhất (gấp 24 lần) => Nhận xét B đúng.

– Sản lượng than tăng chậm nhất (gấp 3.8 lần) => Nhận xét C đúng.

– Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ (7.4 lần > 7.1 lần).

=> Nhận xét D. Sản lượng thép tăng chậm hơn dầu mỏ là không đúng.

Câu 19: Để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột chồng.

B. Kết hợp.

C. Miền.

D. Đường.

Đáp án B.

Giải thích:

– Yêu cầu đề ra thể hiện sản lượng các sản phẩm công nghiệp -> nghĩa là thể hiện sự thay đổi giá trị của các sản phẩm công nghiệp.

– Bảng số liệu thể hiện 2 đơn vị khác nhau (triệu tấn và tỉ kWh).

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ kết hợp ở trường hợp 2.

=> Lựa chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm.

Câu 20. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột chồng.

B. Kết hợp.

C. Miền.

D. Đường.

Đáp án D.

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm.

Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng than, dầu mỏ tăng – giảm không liên tục.

B. Sản lượng điện tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại.

C. Sản lượng than tăng chậm nhất so với các sản phẩm còn lại.

D. Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ

Gợi ý: Sử dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Đáp án A.

Giải thích: Nhận xét

– Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm => Nhận xét A sai.

– Áp dụng công thức tính: tốc độ tăng sản lượng = sản lượng năm năm 2013 / sản lượng năm 1950 => Sản lượng than tăng gấp 3.8 lần, dầu mỏ tăng gấp 7.1 lần , điện tăng gấp 24 lần, thép tăng 7.4 lần.

Như vậy:

– Sản lượng điện tăng nhanh nhất (gấp 24 lần) => Nhận xét B đúng.

– Sản lượng than tăng chậm nhất (gấp 3.8 lần) => Nhận xét C đúng.

– Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ (7.4 lần > 7.1 lần)  Nhận xét D đúng.

Câu 22: Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu là

A. Thị trường.

B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Dân cư – lao động.

D. Cở sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật.

Đáp án B.

Giải thích: Áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong các khâu sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên và kinh tế xã hội cần áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. Các sản phẩm được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ, máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao giá trị nâng cao giá trị sản phẩm để đạt mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành công nghiệp. Như vậy, để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố tiến bộ khoa học kĩ thuật đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Câu 23. Tại sao công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?

A. Đây là ngành sản xuất bằng máy móc nên có một khối lượng sản phẩm lớn nhất.

B. Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác vì cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho các ngành khác.

C. Là ngành có khả năng sản xuất ra nhiếu sản phẩm mới mà không có ngành nào làm được.

D. Là ngành có khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều việc làm mới tăng thu nhập.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân ngành công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là vì có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác, cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho các ngành khác.

Câu 24: Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố tiến bộ khoa học kĩ thuật đóng vai trò như thế nào?

A. Quan trọng nhất.

B. Không cần thiết.

C. Quan trọng.

D. Tùy thuộc từng trường hợp.

Đáp án A.

Giải thích: Áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong các khâu sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên và kinh tế xã hội cần áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. Các sản phẩm được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ, máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao giá trị nâng cao giá trị sản phẩm để đạt mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành công nghiệp. Như vậy, để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố tiến bộ khoa học kĩ thuật đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Câu 25. Vì sao ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển?

A. Thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất.

B. Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

C. Chưa thật đảm bảo an toàn.

D. Vốn đầu tư lớn nên các nước đang phát triển không thể xây dựng được.

Đáp án C.

Giải thích: Ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển, nguyên nhân chính là do ngành này chưa thật sự đảm bảo an toàn, nếu xảy ra sự cố thì gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, kéo dài và trên diện rất rộng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 977

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống