Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?
A. Công nghiêp cơ khí.
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp điện tử – tin học.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án: C
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học.
A. Ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Không chiếm diện tích rộng.
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.
D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.
Đáp án: D
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Sản phẩm của nhánh công nghiệp điện tử – tin học bao gồm :
A. Máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông .
B. Thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính .
C. Máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông .
D. Thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim lại ,máy tính.
Đáp án: C
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử – tin học nào sau đây ?
A. Máy tính.
B. Thiết bị điện tử.
C. Điện tử viễn thông.
D. Điện tử tiêu dùng.
Đáp án: D
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm nhanh công nghiệp điện tử – tin học nào sau đây ?
A. Máy tính.
B. Thiết bị điện tử.
C. Điện tử tiêu dùng.
D. Thiết bị viễn thông.
Đáp án: A
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử – tin học ?
A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ .
B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.
C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.
D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.
Đáp án: B
Giải thích: Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm :
A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.
B. Dệt – may, chế biến sữa, sành – sứ – thủy tinh.
C. Nhựa, sành – sứ – thủy tinh, nước giải khát .
D. Dệt-may, da giầy, nhựa, sành – sứ – thủy tinh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?
A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người .
C. Không có khả năng xuất khẩu.
D. Phục vụ cho nhu cầu con người.
Đáp án: C
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.
B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
Đáp án: C
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?
A. Nhựa. B. Da giầy.
C. Dệt – may. D. Sành – sứ – thủy tinh.
Đáp án: C
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Phát triển công nghiệp dệt – may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nặng nào sau đây ?
A. Hóa chất. B. Luyện kim. C. Cơ khí. D. Năng lượng.
Đáp án: A
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản
Câu 12: Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được đánh dấu bởi sự ra đời của
A. Ô tô B. Máy dệt.
C. Máy bay D. Máy hơi nước.
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được đánh dấu bởi sự ra đời của máy hơi nước được phát triển đầu tiên ở Anh trong những năm đầu thế kỷ 19 và được sử dụng cho vận tải đường sắt cho đến giữa thế kỷ 20.
Câu 13: Ngành dệt – may hiện nay được phân bố
A. Chủ yếu ở châu Âu.
B. Chủ yếu ở châu Á.
C. Chủ yếu ở châu Mĩ.
D. Ở nhiều nước trên thế giới
Đáp án: D
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Trên thế giới, các nước có ngành dệt – may phát triển là:
A. Liên bang Nga, U-gan-đa, Nam Phi, Tây Ban Nha.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.
C. Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
D. A-rập Xê-út, Ê-ti-ô-pi-a, Kê-ni-a, Xu-đăng.
Đáp án: B
Giải thích: Mục VI, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.
C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.
Đáp án: C
Giải thích: Mục VII, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây ?
A. Luyện kim. B. Nông nghiệp.
C. Xây dựng. D. Khai thác khoáng sản.
Đáp án: B
Giải thích: Mục VII, SGK/129 địa lí 10 cơ bản.
Câu 17: Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm không bao gồm ?
A. Hàng dệt – may, da giầy, nhựa.
B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.
C. Rau quả sấy và đóng hộp.
D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.
Đáp án: A
Giải thích: Mục VII, SGK/130 địa lí 10 cơ bản.
Câu 18: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở
A. Châu Âu và châu Á.
B. Mọi quốc gia trên thế giới.
C. Châu Phi và châu Mĩ.
D. Châu Đại Dương và châu Á.
Đáp án: B
Giải thích: Mục VII, SGK/130 địa lí 10 cơ bản.
Câu 19. Tại sao các ngành dệt, nhuộm, sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước?
A. Tiện để tiêu thụ sản xuất.
B. Các ngành này sử dụng nhiều nước.
C. Tiện cho các ngành này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất.
D. Nước là phụ gia không thể thiếu.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân các ngành dệt, nhuộm, sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do các ngành này sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất.
Câu 20: Phát triển công nghiệp nào sau đây tác động tới sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất?
A. Dệt may.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Năng lượng.
Đáp án A.
Giải thích: Công nghiệp dệt may sử dụng nhiều hóa chất trong ngành nhuộm => Phát triển công nghiệp dệt – may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp hóa chất.
Câu 21. Các nước phát triển thường có ưu thế để phát triển ngành cơ khí vì
1. Có nguồn lao động có tay nghề cao.
2. Có vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật phát triển.
3. Có nguồn nguyên liệu dồi dào.
4. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
Các ý trên có tất cả bao nhiêu ý đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu các nước phát triển thường có ưu thế để phát triển ngành cơ khí vì có nguồn lao động có tay nghề cao, có nguồn nguyên liệu dồi dào, có vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật phát triển.
Câu 22. Vì sao sự phát triển của ngành hóa chất lại tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lý hơn?
A. Có thể sản xuất được nhiều sản phẩm mới chưa từng có trong tự nhiên.
B. Có khả năng tận dụng được những phế liệu của ngành khác.
C. Nguồn nguyên liệu cho ngành hóa chất rất đa dạng.
D. Sản phẩm của ngành hóa chất rất đa dạng.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân sự phát triển của ngành hóa chất đã tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm và hợp lý hơn là vì ngành hóa chất có khả năng tận dụng được những phế liệu của ngành khác.
Câu 23. Tại sao các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.
B. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.
D. Sự phân công lao động quốc tế.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển chủ yếu là vì các ngành công nghiệp nhẹ phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.
Câu 24. Vì sao công nghiệp dệt – may thúc đẩy nông nghiệp phát triển?
A. Cung cấp nhu cầu tiêu dùng nâng cao đời sống nông thôn.
B. Tiêu thụ những sản phẩm của nông nghiệp.
C. Giải quyết việc làm cho nông dân.
D. Giúp người nông dân có thêm thu nhập.
Đáp án B.
Giải thích: Công nghiệp dệt – may thúc đẩy nông nghiệp phát triển vì tiêu thụ những sản phẩm của nông nghiệp (bông, tơ tằm, lanh,…).
Câu 25. Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao?
A. Dệt – may.
B. Giày – da.
C. Công nghiệp thực phẩm.
D. Điện tử – tin học.
Đáp án D.
Giải thích: Ngành công nghiệp điện tử, tin học là ngành công nghiệp cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao.
Câu 26: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoan cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành:
A. Công nghiệp hóa chất
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án C.
Giải thích: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoan cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm