Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Hoa Kì, Nhật Bản, EU là các quốc gia và khu vực đứng đầu thế giới về lĩnh vực
A. công nghiệp điện tử – tin học.
B. khai thác than.
C. Khai thác dầu.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử – tin học?
A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ.
B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.
C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.
D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành nào dưới đây?
A. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
B. Cơ khí máy công cụ.
C. Cơ khí hàng tiêu dùng.
D. Cơ khí chính xác.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.
B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5. Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Cơ khí máy công cụ.
B. Cơ khí hàng tiêu dùng.
C. Cơ khí chinh xác.
D. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. nguyên liệu.
B. thị trường.
C. Lao động.
D. chi phí vận tải.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là guyên liệu chủ yếu của công nghiệp: A. Công nghiệp thực phẩm. B. Công nghiệp điện tử – tin học. C. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp năng lượng.
Đáp án A. Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.
C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở
A. Châu Âu và châu Á.
B. Mọi quốc gia trên thế giới.
C. Châu Phi và châu Mĩ.
D. Châu Đại Dương và châu Á.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10. Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?
A. Dệt may.
C. Giày da.
B. Thực phẩm.
D. Nhựa, thủy tinh.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông:
A. Cơ khí.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Hóa chất.
D. Năng lượng.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 12. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước?
A. Công nghiệp cơ khí.
B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp điện tử – tin học.
D. Công nghiệp năng lượng.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.
Câu 13. Ngành công nghiệp mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới là:
A. Dệt.
C. Cơ khí.
B. Năng lượng.
D. Hóa chất.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học?
A. Ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Không chiếm diện tích rộng.
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.
D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
A. Luyện kim.
B. Cơ khí.
C. Hoá chất.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở mọi quốc gia trên thế giới?
A. Công nghiệp thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử – tin học.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp năng lượng.
Đáp án A.
Giải thích: Công nghiệp thực phẩm phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
– Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
– Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Công nghiệp điện tử – tin học phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nhật Bản, EU….
Câu 17: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học?
A. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
B. Không chiếm diện tích rộng.
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.
D. Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Đáp án A.
Giải thích: Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học
– Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước
– Không chiếm diện tích rộng
– Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
=> Nhận xét: Gây ô nhiễm môi trường không khí là sai.
Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?
A. Cơ khí.
B. Hóa chất.
C. Dệt may.
D. Chế biến thực phẩm.
Đáp án D.
Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp.
Câu 19. Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực nào dưới đây?
A. Khu vực thành thị.
B. Khu vực nông thôn.
C. Khu vực ven thành phố lớn.
D. Khu vực tâp trung đông dân cư.
Đáp án D.
Giải thích: Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực tâp trung đông dân cư.
Câu 20: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành
A. giao thông vận tải.
B. thương mại.
C. du lịch.
D. nông nghiệp.
Đáp án D.
Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp
Câu 21: Sự phân bố của ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguồn nguyên liệu
A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử – tin học.
C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
D. Công nghiệp luyện kim.
Đáp án B.
Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu để thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.
– Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp -> phân bố gần các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vùng trọng điểm lương thực, đánh bắt tôm cá..
– Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố gần các mỏ khoáng sản.
– Công nghiệp luyện kim sử dụng nguyên liệu từ các mỏ quặng kim loại, phi kim -> phân bố gần nơi khai thác.
=> Loại trừ đáp án A, C, D.
– Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm => Công nghiệp điện tử – tin học không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguyên liệu.
Câu 22. Vì sao ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng?
A. Cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
B. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho tất cả các ngành kinh tế.
C. Có giá trị xuất khẩu.
D. Tạo được công ăn việc làm cho phần lớn người lao động.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng vì ngành công nghiệp cơ khí cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
Câu 23. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
B. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.
C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.
D. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là vì có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 24: Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất trong các ngành công nghiệp được nêu ra?
A. Công nghiệp thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử – tin học.
C. Công nghiệp năng lượng.
D. Công nghiệp luyện kim.
Đáp án B.
Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, năng lượng, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu để thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.
– Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm
Câu 25. Công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì
1. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
2. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.
3. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.
4. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
Các ý trên có tất cả bao nhiêu ý đúng?
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là do có nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 26: Phát triển công nghiệp dệt – may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nặng nào sau đây?
A. Hóa chất.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Năng lượng.
Đáp án A.
Giải thích: Công nghiệp dệt may sử dụng nhiều hóa chất trong ngành nhuộm => Phát triển công nghiệp dệt – may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp hóa chất.
Câu 27. Vì sao ngành công nghiệp dệt – may, da – giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào?
A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ.
B. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu.
C. Ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ.
D. Sản phẩm của ngành này phục vụ ngay cho người lao động.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân ngành công nghiệp dệt – may, da – giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào chủ yếu vì ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.