Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là
A. Vùng công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Điểm công nghiệp.
D. Trung tâm công nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung ?
A. Có rảnh giới rõ ràng , vị trí thuận lợi.
B. Đồng nhất với một điểm dân cư.
C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.
D. Sản xuất các sản phẩm dể tiêu dùng , xuất khẩu.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là
A. Có các xí nghiệp hạt nhân.
B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.
C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của.
A. Điểm công nghiệp.
B. Vùng công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp ?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi .
C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
D. Khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì
A. Đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao.
B. Có nguồn lao động dồi dào , trình độ cao.
C. Có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống.
D. Có nguồn tài nguyên khoang sản phong phú.
Đáp án: A
Giải thích:
Các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung, vì:
– Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
– Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động và công nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Câu 10: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của.
A. Vùng công nghiệp.
B. Điểm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/131 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Cho sơ đồ sau :
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Sơ đồ trên có một vài xí nghiệp, có ranh giới rõ ràng,… Như vậy, sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khu công nghiệp tập trung.
Câu 13: Cho sơ đồ sau:
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Sơ đồ trên tương đối đơn giản, có cả khu dân cư và chỉ có 1 xí nghiệp công nghiệp → Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp điểm công nghiệp.
Câu 14: Cho sơ đồ sau :
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Sơ đồ trên bao gồm nhiều ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp tạo nên các hướng chuyên môn hóa,… → Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng công nghiệp.
Câu 15: Cho sơ đồ sau :
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?
A. Điểm công nghiệp.
B. Vùng công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: C
Giải thích: Sơ đồ trên có các ngành công nghiệp gắn với các đô thị, có nhiều điểm công nghiệp, xí nghiệp có mối liên hệ với nhau,… → Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung tâm công nghiệp.
Câu 16: Điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp là
A. Điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư, KCN không có dân cư sinh sống.
B. Điểm công nghiệp không có dân cư sinh sống, khu công nghiệp gắn với đô thị.
C. Điểm công nghiệp có nhiều xí nghiệp tập trung, khu công nghiệp có 1 – 2 xí nghiệp.
D. Điểm công nghiệp phân bố ở nơi có vị trí thuận lợi, khu công nghiệp phân bố gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án A.
Giải thích: So sánh đặc điểm của điểm công nghiệp và khu công nghiệp:
– Điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư. Khu công nghiệp tập trung không có dân cư sinh sống => Nhận xét A đúng, nhận xét B sai.
– Điểm công nghiệp chỉ gồm 1 đến 2 xí nghiệp. Khu công nghiệp tập trung nhiều xí nghiệp trên một khu vực => Nhận xét C sai.
– Điểm công nghiệp phân bố gần vùng nguyên – nhiên liệu; khu công nghiệp tập trung có vị trí thuận lợi, phân bố gần sân bay, cảng biển, quốc lộ lớn, sân bay… => Nhận xét D sai.
Câu 17: Điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp là
A. Điểm công nghiệp không có dân cư sinh sống, khu công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Điểm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp, khu công nghiệp thì không.
C. Điểm công nghiệp có 1 – 2 xí nghiệp, khu công nghiệp tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.
D. Điểm công nghiệp phân bố ở nơi có vị trí thuận lợi, khu công nghiệp phân bố gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án C.
Giải thích: So sánh đặc điểm của điểm công nghiệp và khu công nghiệp:
– Điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư. Khu công nghiệp tập trung không có dân cư sinh sống =>Nhận xét A sai.
– Điểm công nghiệp chỉ gồm 1 đến 2 xí nghiệp. Khu công nghiệp tập trung nhiều xí nghiệp trên một khu vực => Nhận xét C đúng.
– Điểm công nghiệp phân bố gần vùng nguyên – nhiên liệu; khu công nghiệp tập trung có vị trí thuận lợi, phân bố gần sân bay, cảng biển, quốc lộ lớn, sân bay,… => Nhận xét D sai
– Điểm công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp => Nhận xét B sai
Câu 18: Cho các sơ đồ sau:
Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Đáp án D.
Giải thích:
– Hình 1: có 1 điểm công nghiệp và 1 điểm dân cư -> đây là đặc điểm của điểm công nghiệp: bao gồm 1 – 2 xí nghiệp công nghiệp đơn lẻ và thường gắn với một điểm dân cư.
– Hình 2: không có điểm dân cư sinh sống, có ranh giới phân định tạo thành một khu riêng biệt, gần sông, cảng biển, sân bay…=> đây là đặc điểm của khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng và vị trí địa lí thuận lợi, tách biệt với khu dân cư.
– Hình 3: gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau; các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ và bổ trợ cho nhau; gắn với nhiều điểm dân cư; gần sông, hệ thống giao thông thuận lợi (cảng, sân bay, đường tàu, đường ô tô,…).
=> Đây là đặc điểm của trung tâm công nghiệp: gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệp; gắn với đô thị, vị trí thuận lợi.
– Hình 4: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau (dựa vào mũi tên) và hỡ trợ nhau phát triển; có một vài ngành công nghiệp hạt nhân, đóng vai trò quan trọng => Đặc điểm này phù hợp với vùng công nghiệp: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau, trong đó có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
=> Như vậy, sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Câu 19: Cho các sơ đồ sau:
Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Đáp án A.
Giải thích:
– Hình 1: không có điểm dân cư sinh sống, có ranh giới phân định tạo thành một khu riêng biệt, gần sông, cảng biển, sân bay,…=> đây là đặc điểm của khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng và vị trí địa lí thuận lợi, tách biệt với khu dân cư.
– Hình 2: gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau; các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ và bổ trợ cho nhau; gắn với nhiều điểm dân cư; gần sông, hệ thống giao thông thuận lợi (cảng, sân bay, đường tàu, đường ô tô,…) => Đây là đặc điểm của trung tâm công nghiệp: gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệp; gắn với đô thị, vị trí thuận lợi.
– Hình 3: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau (dựa vào mũi tên) và hỡ trợ nhau phát triển; có một vài ngành công nghiệp hạt nhân, đóng vai trò quan trọng => Đặc điểm này phù hợp với vùng công nghiệp: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau, trong đó có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
– Hình 4: có 1 điểm công nghiệp và 1 điểm dân cư -> đây là đặc điểm của điểm công nghiệp: bao gồm 1 – 2 xí nghiệp công nghiệp đơn lẻ và thường gắn với một điểm dân cư.
=> Như vậy, sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
Câu 20: Việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Khoáng sản và nguồn nước.
C. Dân cư và chính sách nhà nước.
D. Cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư.
Đáp án A.
Giải thích: Các khu công nghiệp và khu chế xuất thường phân bố chủ yếu ở những vùng gần trục đường giao thông, các cảng biển,… để thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, trao đổi máy móc, nguyên vật liệu hàng hóa. Như vậy, vị trí địa lí có tác dụng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Câu 21: “TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Nam; gồm nhiều khu công nghiệp (khu công nghệ cao), điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mốí liên hệ chặt chẽ với nhau; các khu công nghiệp tiêu biểu là khu công nghiệp Tân Thuận, Hiệp Phước; khu công nghệ cao Linh Trung 1, Linh Trung 2…”. Những đặc điểm trên cho biết TP. HCM thuộc hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án C.
Giải thích:
Đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
– Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
– Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
=> TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Nam; gồm nhiều khu công nghiệp (khu công nghệ cao), điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mốí liên hệ chặt chẽ với nhau. Các đặc điểm của TP. Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm của một trung tâm công nghiệp. Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
Câu 22. Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
D. Khu công nghiệp tập trung.
Đáp án C.
Giải thích: Một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp là có các ngành phục vụ và bổ trợ.
Câu 23: Nhân tố nào có tác động lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam?
A. Vị trí địa lí.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Dân cư và nguồn lao động.
D. Cơ sở hạ tầng.
Đáp án A.
Giải thích: Các khu công nghiệp và khu chế xuất thường phân bố chủ yếu ở những vùng gần trục đường giao thông, các cảng biển,… để thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, trao đổi máy móc, nguyên vật liệu hàng hóa => Vị trí địa lí có tác dụng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Câu 24: Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ là nhờ
A. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung.
B. Phát triển vùng công nghiệp trọng điểm.
C. Đa dạng cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp.
D. Phát triển, mở rộng quy mô điểm công nghiệp.
Đáp án A.
Giải thích: Các khu công nghiệp tập trung là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi (gần cảng, gần sân bay, gần biển, quốc lộ lớn), có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cùng với cơ chế chính sách thông thoáng. Các khu công nghiệp tập trung được thành lập nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (các nước phát triển chuyển giao công nghệ sản xuất, đặt cơ sở sản xuất tại các nước đang phát triển) từ đó tạo điều kiện chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước phát triển.
Câu 25: “Hà Nội là đô thị đặc biệt của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Bắc; gồm nhiều khu công nghiệp (khu công nghệ cao), điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mốí liên hệ chặt chẽ với nhau; các khu công nghiệp tiêu biểu là khu công nghiệp Sài Đồng A, B, Bắc Thăng Long, Nội Bài”. Những đặc điểm trên cho biết Hà Nội thuộc hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án C.
Giải thích:
Đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
– Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
– Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
=> Hà Nội là đô thị đặc biệt của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Nam; gồm nhiều khu công nghiệp (khu công nghệ cao), điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mốí liên hệ chặt chẽ với nhau. Các đặc điểm của Hà Nội phù hợp với đặc điểm của một trung tâm công nghiệp. Như vậy, Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
Câu 26: Đối với các nước đang phát triển, các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ.
C. Sản xuất phục vụ xuất khẩu.
D. Tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.
Đáp án B.
Giải thích: Các khu công nghiệp tập trung là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi (gần cảng, gần sân bay, gần biển, quốc lộ lớn), có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cùng với cơ chế chính sách thông thoáng. Việc thành lập các khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (các nước phát triển chuyển giao công nghệ sản xuất, đặt cơ sở sản xuất tại các nước đang phát triển) từ đó tạo điều kiện chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước phát triển.