Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1. Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hoá và dịch vụ là
A. Vàng.
B. Đá quý.
C. Tiền.
D. Sức lao động.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là
A. Chất xám.
B. Tiền tệ.
C. Hàng hóa.
D. Thương mại.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. Thị trường được hiểu là
A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.
B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.
C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
D. Nơi có các chợ và siêu thị.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4. Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6. Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là
A. Xuất siêu.
B. Nhập siêu.
C. Cán cân xuất nhập dương.
D. Cán cân xuất nhập âm.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương?
A. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
C. Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội.
D. Gắn thị trường trong nước với quốc tế.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8. Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu?
A. Giá cả có xu hướng tăng lên.
B. Hàng hoá khan hiếm.
C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ.
D. Kích thích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với tiền tệ?
A. Là một loại hàng hoá đặc biệt.
B. Có tác đụng là vật ngang giá chung.
C. Là thước đo giá trị hàng hoá, dịch vụ.
D. Là một loại hàng hóa thông thường.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10. Người ta có những cách hiểu nào về thị trường?
A. Cái Chợ.
B. Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
C. Diễn ra sự trao đổi giữa các bên.
D. Có thể hiểu bằng cả ba cách.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là
A. Nhật Bản.
B. Hoa Kì.
C. Đức.
D. Trung Quốc.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/156, địa lí 10 cơ bản.
Câu 12. Phát triển ngành du lịch không cho phép vấn đề nào dưới đây?
A. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch
B. Tăng nguồn thu ngoại tệ
C. Tạo việc làm, bảo tồn các giá trị văn hoá và bảo vệ môi trường
D. Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
Đáp án D.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 13. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất và hàng tiêu dùng là
A. Thị trường.
B. Hàng hóa.
C. Thương mại.
D. Tiền tệ.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?
A. Ngoại thương phát triển hơn nội thương.
B. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
C. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
D. Xuất khẩu dich vụ thương mại.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15. Nội thương phát triển góp phần
A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.
C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế quốc tế.
D. Đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế, làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?
A. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
B. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới.
C. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.
D. Tăng cường buôn bán giữa 146 quốc gia thành viên.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/156, địa lí 10 cơ bản.
Câu 17. Ngoại tệ mạnh được hiểu là
A. Đồng tiền có mệnh giá lớn.
B. Đồng tiền của những nước có tình trạng xuất siêu.
C. Đồng tiền của những nước có kinh tế phát triển, có giá trị xuất nhập khẩu lớn chi phối mạnh kinh tế thế giới.
D. Đồng tiền được nhiều nước sử dụng.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 18. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
B. Hội nghị cấp cao Á-Âu.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Thị trường tự do mậu dịch Đông Nam Á.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/156, địa lí 10 cơ bản.
Câu 19. Sáu thành viên đầu tiên của tổ chức EU là
A. Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan.
B. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luytxămbua.
C. Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Canada.
D. Hoa kỳ, Canada, Mêhico, Anh, Pháp, Đức.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/156, địa lí 10 cơ bản.
Câu 20. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua
A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/154, địa lí 10 cơ bản.
Câu 21. Các nước Canađa, Hoa Kì, Mêhicô là thành viên của tổ chức nào dưới đây?
A. EU.
B. APEC.
C. NAFTA.
D. MECOSOUR.
Đáp án C.
Giải thích: Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico. Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,…
Câu 22. Việt Nam là thành viên của các tổ chức nào sau đây?
A. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, UNICEF
B. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, EU
C. APEC, ASEAN, WTO, NAFTA, UNICEF
D. APEC, ASEAN, ASEM, ANDEAN
Đáp án A.
Giải thích: Việt Nam là thành viên của các tổ chức APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, UNICEF,…
Câu 23. Đồng bạc có mệnh giá cao nhất hiện nay là
A. USD.
B. Bảng Anh.
C. EURO.
D. Yên Nhật.
Đáp án B.
Giải thích: Mặc cho những lùm xùm có liên quan đến Brexit (Anh rời EU), bảng Anh vẫn là đồng tiền có giá trị cao hơn đồng USD, EURO và Yên Nhật. Đồng dinar Kuwait (KWD) là đồng bạc có giá trị lớn nhất hiện nay.
Câu 24. Quốc gia nào sau đây vừa là thành viên của ASEAN lại vừa là thành viên của APEC?
A. Việt Nam, Đông Ti-mo, Thái Lan.
C. Indonexia, Đông Ti-mo, Philippin.
B. Đông Ti-mo, Việt Nam, Mianma.
D. Việt Nam, Thái Lan, Indonexia.
Đáp án D.
Giải thích: Quốc gia vừa là thành viên của ASEAN lại vừa là thành viên của APEC Việt Nam, Thái Lan, Indonexia. Đông Ti-mo là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN.
Câu 25. Khối kinh tế có nhiều thành viên tham gia nhất hiện nay là
A. APEC.
B. EU.
C. ASEAN.
D. NAFTA.
Đáp án B.
Giải thích: Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Đây là tổ chức có nhiều thành viên nhất.
Câu 26. Việt Nam hiện nay đang tham gia vào tổ chức nào sau đây?
A. EU.
C. ANDEAN.
B. APEC.
D. NAFTA.
Đáp án B.
Giải thích: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Năm 1998, Việt Nam cùng với Nga và Peru được kết nạp vào APEC.
Câu 27. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là
A. Lôt an – giơ – let, Si – ca – gô, Oa – sinh – tơn, Pa – ri.
B. Phran – phuốc, Bruc – xen, Duy – rich, Xin – ga – po.
C. Niu i – ooc, Luân Đôn, Tô – ki – ô.
D. Luân Đôn, Pa – ri, Oa – sinh – tơn, Phran – phuốc.
Đáp án C.
Giải thích: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là Niu i – ôc (Hoa Kỳ), Luân Đôn (Anh) và Tô – ki – ô (Nhật Bản).