Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển con người là

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường nhân tạo.

C. Môi trường xã hội.

D. Môi trường địa lí.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp?

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường xã hội.

C. Môi trường nhân tạo.

D. Môi trường tổng hợp.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Tài nguyên được phân loại theo công dụng kinh tế

A. Tài nguyên nông nghiệp.

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên phục hồi.

D. Tài nguyên không phục hồi.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải là chức năng của môi trường địa lí?

A. Là không gian sống của con người .

B. Nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

C. Nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.

D. Quyết định sự phát triển xã hội loài người.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Năng lượng mặt trời là dạng tài nguyên

A. Phục hồi.

B. Không phục hồi.

C. Không bị hao kiệt.

D. Bị hao kiệt

Đáp án C.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Đất đai và sinh vật là dạng tài nguyên nào dưới đây?

A. Vô tận.

B. Phục hồi.

C. Không phục hồi.

D. Không bị hao kiệt

Đáp án B.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Là không gian sống của con người, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và nơi chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra là chức năng của

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Lớp vỏ cảnh quan.

C. Môi trường địa lý.

D. Môi trường nhân tạo

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại

A. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

B. Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,…

C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.

D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Môi trường tự nhiên là nhân tố thuộc

A. Môi trường nhân tạo.

B. Môi trường địa lý.

C. Môi trường sống.

D. Môi trường xã hội.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản?

A. Theo công dụng kinh tế.

B. Theo khả năng có thể hao kiệt

C. Theo thuộc tính tự nhiên.

D. Theo nhiệt lượng sinh ra.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch?

A. Theo công dụng kinh tế.

B. Theo khả năng có thể hao kiệt

C. Theo thuộc tính tự nhiên.

D. Theo nhiệt lượng sinh ra.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Các thành phần của tự nhiên mà với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được sử dụng để tạo ra những sản phẩm cho xã hội được gọi là

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên.

C. Thành phần tự nhiên.

D. Các nhân tố tự nhiên.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Tài nguyên không bị hao kiệt không bao gồm

A. Năng lượng Mặt Trời.

B. Không khí.

C. Nước.

D. Khoáng sản.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên nào dưới đây?

A. Khí hậu.

B. Đất.

C. Khoáng sản.

D. Nước.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Cách phân loại tài nguyên thành: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… là dựa vào

A. Thuộc tính tự nhiên.

B. Công dụng kinh tế.

C. Khả năng có thể bị hao kiệt.

D. Khả năng không bị hao kiệt.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Tài nguyên vô tận là tài nguyên nào dưới đây?

A. Năng lượng Mặt Trời.

B. Năng lượng Mặt Trời, không khí.

C. Năng lượng Mặt Trời, không khí, khoáng sản.

D. Năng lượng Mặt Trời, không khí, nước, đất.

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên vô tận bao gồm nguồn năng lượng Mặt Trời, không khí.

Câu 17. Phương thức sản xuất có tác động như thế nào tới sự phát triển của xã hội loài người?

A. Ảnh hưởng ít.

B. Vai trò quyết định.

C. Ảnh hưởng nhiều.

D. Vai trò không quan trọng.

Đáp án B.

Giải thích: Vai trò quyết định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

C. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

D. Giảm phát thải chất khí vào môi trường qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:

– Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

– Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

– Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Câu 19. Tài nguyên có thể phục hồi là tài nguyên nào dưới đây?

A. Đất, không khí, nước.

B. Các loài động vật, thực vật.

C. Đất, khoáng sản.

D. Đất, năng lượng Mặt Trời.

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm đất trồng, các loài động vật và thực vật.

Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng về môi trường nhân tạo?

A. Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra.

B. Chịu sự chi phối của con người, phụ thuộc vào con người.

C. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.

D. Các thành phần nhân tạo phát triển theo quy luật tự nhiên.

Đáp án D.

Giải thích:

– Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

=>

Đáp án A, B, C, đúng.

– Ý D. Các thành phần nhân tạo phát triển theo quy luật tự nhiên không phải đặc điểm của môi trường nhân tạo.

Câu 21. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. Sử dụng triệt để tài nguyên.

B. Tạo ra nhiều môi trường mới.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Không khai thác, tác động gì.

Đáp án C.

Giải thích:

– Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Bao gồm các thành phần tự nhiên như khí hậu, đất, nước, sinh vật,….

– Con người không thể tồn tại nếu thiếu không khí để thở, thiếu nước uống hay nguồn thức ăn,… Tuy nhiên một khi những nguồn tài nguyên này bị hủy hoại ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đời sống (bệnh tật).

=> Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ đời sống con người, vì môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Câu 22. Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?

A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất và tài nguyên thiên nhiên.

B. Phải sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.

C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản trong tự nhiên.

D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

Đáp án B.

Giải thích: Để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta cần phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Câu 23. Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

A. Cấm khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.

B. Sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu thay thế.

C. Sử dụng hoang phí, khai thác hết để tái tạo mới.

D. Chỉ khai thác khoáng sản năng lượng và phi kim.

Đáp án B.

Giải thích: Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng khó có thể thay thế và được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất kinh tế công nghiệp. Vì vậy, việc hạn chế khai thác hay hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản là biện pháp chưa hợp lí và không mang tính khả thi hiện nay => Biện pháp hợp lí và hiệu quả nhất là phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Câu 24. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã tác động đến tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

A. Thay đổi giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên.

B. Tài nguyên được sử dụng ngày càng hạn chế trong cuộc sống.

C. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt đồng thời xuất hiện tài nguyên mới.

D. Thay đổi thời gian hình thành và khả năng khai thác của tài nguyên.

Đáp án A.

Giải thích:

– Liên hệ về sự phát triển của xã hội loài người: thời kì nguyên thủy: con người sử dụng kim loại với mục đích làm công cụ kiếm ăn. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kho học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ngành công nghiệp hiện đại => kim loại không chỉ là công cụ thô sơ trong đời sống, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế (sản xuất ra nhiều thiết bị máy móc hiện đại, linh kiện máy tính, điện tử, máy bay,…).

– Tương tự: dầu mỏ -> từ công dụng phổ biến nhất là làm nhiên liệu đốt cháy, nhờ các ứng dụng khoa học kĩ thuật -> phát hiện ra nhiều công dụng mới, nhờ thế dầu mỏ còn được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo ra rất nhiều sản phẩm khác như: hóa chất (nước hoa), nhựa, chất dẻo tổng hợp, phẩm màu,…

=> Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 996

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống