Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

A. Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường.

B. Sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.

C. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.

D. Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Vấn đề môi trường gắn với hoạt động công nghiệp là của nhóm nước nào sau đây?

A. Phát triển.

B. Đang phát triển.

C. Chậm phát triển.

D. Công nghiệp mới.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/162, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. Sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Là trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

D. Ít phát tán khí thải so với trung bình của thế giới.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/162, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Các nước nào sau đây gỗ được khai thác để lấy củi?

A. Châu Phi, châu Á, Nam Mĩ.

B. Châu Phi, châu Á, Nam Cực.

C. Châu Á, Nam Cực, Châu Âu.

D. Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ôxtraylia.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/163, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Vòng luẩn quẩn: Sự chậm phát triển – Ô nhiễm môi trường – Bùng nổ dân số là đặc trưng của các quốc gia nào dưới đây?

A. Phát triển

B. Đang phát triển

C. Chậm phát triển.

D. Công nghiệp mới

Đáp án B.

Giải thích: SGK/163, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Con người khi tác động vào môi trường sẽ làm cho môi trường có đặc điểm nào dưới đây?

A. Biến đổi.

B. Biến mất.

C. Không biến đổi.

D. Không biến mất.

Chọn: A.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Ở nhóm nước đang phát triển các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi, lấy lâm sản xuất khẩu đã làm cho

A. Tài nguyên rừng bị suy giảm, hoang mạc hóa ngày càng phổ biến.

B. Tài nguyên rừng phong phú hơn, hoang mạc hóa ngày càng phổ biến.

C. Tài nguyên rừng bị suy giảm, hoang mạc hóa ngày càng thu hẹp.

D. Tài nguyên rừng không biến đổi, hoang mạc hóa không xảy ra.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai gọi là

A. Sự phát triển bền vững.

B. Mục tiêu phát triển bền vững.

C. Định hướng phát triển bền vững.

D. Giải pháp phát triển bền vững.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Sự phát triển bền vững của môi trường là khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

A. Hợp lý, ổn đinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Cho sự phát triển hôm nay và tạo nền tảng cho phát triển tương lai.

D. Sử dụng sạch nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Mục tiêu của sự phát triển bền vững là

A. Đảm bảo nguồn tài nguyên cho nhu cầu sản xuất cho hiện tại và cho tương lai.

B. Giảm thiểu mức độ suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.

C. Đảm bảo con người có đời sống vật chất, tinh thần cao và môi trường sống lành mạnh.

D. Đảm bảo cho nhu cầu sản xuất hiện tại và giảm mức độ suy giảm nguồn tài nguyên.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/161, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào dưới đây?

A. La Hay.

B. New York.

C. Luân Đôn.

D. Rio de Janero.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/162, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp nào dưới đây?

A. Giảm mức sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nước.

B. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

C. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô các thành phố.

D. Tăng mức sản xuất nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/162, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

B. Hội nghị các nước ASEAN.

C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.

D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/162, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Nhận định nào sau đây không phải là hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay?

A. Phối hợp bảo vệ môi trường giữa các quốc gia, tầng lớp trong xã hội.

B. Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

C. Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.

D. Kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên bằng truyền thống.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/163, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng không phải là do

A. Sức ép dân số, nạn đói.

B. Hậu quả của chiến tranh.

C. Nợ nước ngoài, thiếu vốn.

D. Công nghiệp phát triển.

Đáp án D.

Giải thích:

– Các nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, hoạt động sản xuất sử dụng những công nghệ lạc hậu vì vậy trong quá trình sản xuất các chất thải không được xử lí hoàn toàn -> xả thải ra môi trường.

– Hoạt động nông nghiệp là chủ đạo với trình độ thấp -> gây hủy hoải tài nguyên môi trường tự nhiên (chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, thuốc trừ sâu,…)

– Vấn đề dân số, nghèo đói cũng là những vòng luẩn quẩn gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển (nghèo đói, dân đông -> đô thị hóa tự phát -> sức ép môi trường, kinh tế xã hội,…)

=> Như vậy đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.

– Ý D. Công nghiệp phát triển không phải nguyên nhân gây ô nhiễm ở các nước đang phát triển mà là nguyên nhân gây ô nhiễm ở các nước phát triển.

Câu 16. Vì sao tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng ở các nước đang phát triển?

A. Bùng nổ dân số, kỹ thuật lạc hậu, chiến tranh.

B. Thiên tai, nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh.

C. Kỹ thuật lạc hậu, khai thác bừa bãi, bùng nổ dân số.

D. Chiến tranh, khai thác bừa bãi, bệnh tật, thiên tai.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng ở các nước đang phát triển chủ yếu là do kỹ thuật lạc hậu, khai thác bừa bãi và sự bùng nổ dân số.

Câu 17. Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước phát triển thêm phức tạp là do

A. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, trình độ cao.

B. Đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn.

C. Sự chuyển hóa cơ sở sản xuất của các công ti tư bản sang nước đang phát triển.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, bùng nổ dân số, sức ép dân số, nạn đói, dịch bệnh.

Đáp án C.

Giải thích:

– Nhóm nguyên nhân nội vùng, xảy ra bên trong do bản thân các quốc gia đang phát triển gây nên là bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế – xã hội của chính quốc gia đó, các cuộc chiến tranh xung đột, nội chiến triền miên.

– Bên cạnh những nguyên nhân nội tại do bản thân các quốc gia tạo nên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này càng phức tạp hơn do có sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia. Các công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Ví dụ: Các xí nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Câu 18. Tại sao việc khai thác khoáng sản ở các nước đang phát triển ngày càng làm cho môi trường nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng?

A. Khai thác không có kế hoạch.

B. Kỹ thuật khai thác thô sơ, lạc hậu.

C. Khai thác theo quy mô nhỏ.

D. Mỏ khoáng sản nhỏ, lẻ tẻ.

Đáp án B.

Giải thích: Việc khai thác khoáng sản ở các nước đang phát triển ngày càng làm cho môi trường nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng là do kỹ thuật khai thác thô sơ, lạc hậu.

Câu 19. Tại sao tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt?

A. Nhu cầu phát triển của xã hội.

B. Nhu cầu phát triển mở rộng của nền sản xuất.

C. Sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật.

D. Khai thác không có kế hoạch, máy móc lạc hậu.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật. Ngay cả những khu vực đồi núi hiểm trở con người vẫn có thể khai thác được.

Câu 20. Giải pháp có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề môi trường cho các nước đang phát triển là

A. Sử dụng triệt để tài nguyên.

B. Tạo ra nhiều môi trường mới.

C. Xóa đói giảm nghèo.

D. Chấm dứt chạy đua vũ trang.

Đáp án C.

Giải thích: Vấn đề dân số, nghèo đói cũng là những vòng luẩn quẩn gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển (nghèo đói, dân đông -> đô thị hóa tự phát -> sức ép môi trường, kinh tế xã hội…). Giải pháp có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề môi trường cho các nước đang phát triển là xóa đói giảm nghèo.

Câu 21. Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do

A. Di canh, di cư, phá rừng, biến đổi khí hậu.

B. Phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo.

C. Xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

D. Khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại.

Đáp án A.

Giải thích: Ở nước ta, nông nghiệp còn lạc hậu -> vùng miền núi là địa bàn sinh sống của dân tộc thiểu số, hoạt động kinh tế chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy (du canh du cư), chặt phá rừng bữa bãi đê lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác,… => Những hoạt động này làm thu hẹp diện tích rừng, tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, từ đó làm tăng diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc ở nước ta.

Câu 21. Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là

A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.

B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.

C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.

D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.

Đáp án C.

Giải thích: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến.

Câu 22. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Đáp án A.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng là do

– Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

– Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.

– Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Câu 23. Nguyên nhân làm môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là do

A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.

B. Chậm phát triển về kinh tế – xã hội.

C. Chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là do nhiều công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Câu 24. Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường là do

A. Phát triển du lịch.

B. Phát triển nông nghiệp.

C. Phát triển công nghiệp.

D. Phát triển ngoại thương.

Đáp án C.

Giải thích: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1036

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống