Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyền của lớp vỏ địa lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/25 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/26 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.

B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/27 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/26 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/28 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu – Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Australia với các mảng xung quanh.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh như mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ,… tạo nên vành đai động đất Thái Bình Dương kéo dài từ phía Tây Hoa Kì đến Nhật Bản, Phi-lip-pin,…

Câu 7: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ – Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a cao đỉnh núi cao nhất thế giới ở Châu Á hình thành là do sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ – Australia với mảng Âu – Á.

Câu 8: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ tạo nên.

Câu 9: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa các đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/28 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ – Australia.

B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

Đáp án C.

Giải thích: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới vì Nhật Bản nằm ở các mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin.

Câu 11: Do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên

A. lục địa Á – Âu rộng lớn.

B. dãy Himalaya cao đồ sộ.

C. dãy núi ngầm Đại Tây Dương.

D. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Đáp án B.

Giải thích:

– Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

– Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,…

Câu 12: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên

A. dãy núi trẻ An-đet.

B. vành đai lửa Địa Trung Hải.

C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.

D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.

Đáp án A.

Giải thích:

– Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-zca và mảng Nam Mĩ.

– Khi hai mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đét, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa,…(dãy An- đét nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 13: Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực.

Đáp án B.

Giải thích: Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á và mảng Phi.

Câu 14: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.

B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.

C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.

D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

Đáp án C. Giải thích: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km, từ phía Tây Hòa Kì kéo dài đến Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a,…

Câu 15: Vì sao dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành?

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Câu 16: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ – Australia.

B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ – Australia.

D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ – Australia.

Đáp án A.

Giải thích: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ – Australia.

Câu 17: Vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu -Á, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Đáp án D.

Giải thích: Vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Cho các bản đồ sau:

Dựa vào hình trên, trả lời câu 33 đến câu 35.

Câu 18:Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy Himalaya được hình thành do

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.

Đáp án C.

Giải thích:

– Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

– Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,…

Câu 19: Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do A. mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. B. mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. C. mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ. D. mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Đáp án C.

Giải thích:

– Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-zca và mảng Nam Mĩ.

– Khi hai mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đét, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa,…(dãy An- đét nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 20: Dựa vào hình 2, cho biết động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu – Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a với các mảng xung quanh.

Đáp án A.

Giải thích:

– Các vành đai động đất chủ yếu trên thế giới là: bờ phía đông và phía tây Thái Bình Dương, sống núi giữa Đại Tây Dương và khu vực Địa Trung Hải.

– Vành đai núi lửa cũng phân bố chủ yếu ở hai bên bờ Thái Bình Dương, biển Địa Trung Hải

Như vậy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống