Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực?
A. Sự phân hủy chất phóng xạ.
B. Nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. Năng lượng các phản ứng hóa học.
D. Sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Nâng lên hoặc hạ xuống.
B. Uốn nét hay đứt gãy.
C. Động đất, núi lửa.
D. Mài mòn, bồi tụ.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
A. Xâm thực.
B. Bồi tụ.
C. Uốn nếp.
D. Nấm đá.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của nội lực?
A. Nâng lên hạ xuống.
B. Đứt gãy.
C. Uốn nếp.
D. Bồi tụ.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Lực được sinh ra bên trong của Trái Đất được gọi là
A. Lực hấp dẫn.
B. Lực quán tính.
C. Lực li tâm.
D. Nội tâm.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Vận động tạo núi là vận động
A. Nâng lên – hạ xuống.
B. Quá trình phong hóa.
C. Uốn nếp – đứt gãy.
D. Quá trình bóc mòn.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Trong các đứt gãy bộ phận trồi lên được gọi là
A. Địa tầng.
B. Địa hào.
C. Địa luỹ.
D. Cao nguyên.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá cứng sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Biển tiến – biển thoái.
B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy.
D. Hạ xuống.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo là nơi có lớp vỏ Trái Đất
A. Không ổn định.
B. Ổn định.
C. Đứng yên.
D. Khó xác định.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Các dãy núi được hình thành khi có các mảng kiến tạo
A. Dịch chuyển xô vào nhau.
B. Dịch chuyển tách dãn ra.
C. Đứt gãy và tách dãn.
D. Đứng yên không di chuyển.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Những vận động của nội lực là
A. Nâng lên – hạ xuống, uốn nếp – đứt gãy.
B. Xâm thực, bóc mòn, vận chuyển.
C. Uốn nếp – đứt gãy – bồi tụ.
D. Xâm thực, đứt gãy – bồi tụ.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là
A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên.
B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi.
C. Diện tích của đồng bằng tăng lên.
D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa.
B. Hiện tượng El Nino.
C. Hiện tượng bão lũ.
D. Mưa bão và tạo núi.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là:
A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.
D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/29-30, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm nào dưới đây?
A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Đáp án C.
Giải thích: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm là xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
Câu 16: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Biển tiến – biển thoái.
B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy.
D. Nâng lên.
Đáp án B.
Giải thích: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng uốn nếp còn vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá cứng sẽ xảy ra hiện tượng đứt gãy.
Câu 17: Hiện tượng biển tiến – biển thoái là vận động của vỏ Trái Đất theo xu hướng nào dưới đây?
A. Theo phương nằm ngang.
B. Theo phương thẳng đứng.
C. Bóc mòn và bồi tụ.
D. Vận chuyển.
Đáp án B.
Giải thích: Biển tiến và biển thoái có thể do tác động của hoạt động kiến tạo như tạo núi, biến đổi khí hậu như các thời kỳ băng hà hoặc chuyển động đẳng tĩnh khi băng tan hoặc bóc mòn trầm tích. Đó là các quá trình nâng lên hoặc hạ xuống trong các vận động của vỏ Trái Đất.
Câu 18 Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là
A. sự tự quay của Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
B. sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.
Đáp án D.
Giải thích: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.
Câu 19 Các lớp đá dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang với cường độ lớn đã tạo ra
A. các đồng bằng rộng lớn.
B. các hoạt động động đất, núi lửa.
C. địa lũy, địa hào, hẻm vực.
D. Nấm đá, hở hàm ếch.
Đáp án C.
Giải thích: Các lớp đá bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang, khi cường độ dịch chuyển mạnh sẽ tạo thành địa lũy, địa hào, hẻm vực, thung lũng,…
Câu 20: Nhận định nào dưới đây đúng nhất?
A. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy.
B. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam.
C. Các dãy địa luỹ xuất hiện ở những nơi đứt gãy diễn ra với cường độ nhỏ.
D. Núi lửa thường tương ứng với địa luỹ.
Đáp án B.
Giải thích:
– Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo các hẻm vực, thung lũng. Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy địa hào. Như vậy, các nhận xét A, C, D chưa chính xác.
– Ở nước ta dãy Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điểm hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
Câu 21: Địa hào được hình thành do
A. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy trồi lên
B. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh
C. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh
D. Các lớp đá dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang với cường độ lớn.
Đáp án D.
Giải thích: Các lớp đá bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang, khi cường độ dịch chuyển mạnh sẽ tạo thành địa lũy, địa hào, hẻm vực, thung lũng
Câu 22: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
A. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy.
B. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy.
C. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam.
D. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy có cường độ lớn.
Đáp án B.
Giải thích:
– Ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn sẽ làm cho các lớp đá bị trồi lên tạo thành địa lũy => Nhận xét A, C đúng và B sai.
– Ở nước ta dãy Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điểm hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy => Nhận xét D đúng.
Câu 23: Thung lũng sông nào ở nước ta được hình thanh do kết quả của hiện tượng đứt gãy?
A. Sông Hồng.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Chảy.
Đáp án A.
Giải thích: Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt kéo dài từ Duy Tây,Vân Nam (Trung Quốc) chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Thung lũng sông Hồng là một bộ phận thuộc đứt gãy sông Hồng.
Câu 24: Do chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên, hạ xuống nên phần lớn lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây nằm dưới mực nước biển?
A. Đan Mạch.
B. Thụy Điển.
C. Vướng quốc Anh.
D. Hà Lan.
Đáp án D.
Giải thích: Lãnh thổ Hà Lan trước đây là bộ phận đất liền với 3 mặt được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương. Vận động kiến tạo đã làm hạ thấp địa hình của đất nước này và làm cho nước biển dâng cao, nhấn chìm phần lớn lãnh thổ Hà Lan (hiện tượng biển tiến). Như vậy, phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của vận động nâng lên, hạ xuống.